So sánh lãnh đạo với quản trị quản lí năm 2024

hau. Cùng PTI khám phá và phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý để có cái nhìn rõ hơn về hai vị trí này.

Lãnh đạo (Leadership) là quá trình mà một người có vai trò dẫn đầu, định hướng cho tập thể, cá nhân làm những điều đúng đắn. Xây dựng tập thể gắn kết, tạo động lực, là tấm gương cho cả tập thể phát triển. Nhằm đạt được mục tiêu chung.

Vai trò của người lãnh đạo

Lãnh đạo được nhìn theo một hướng bao quát, bao hàm rộng lớn sự tác động của một cá nhân- người lãnh đạo đến cả tập thể tổ chức. Họ có vai trò đứng đằng sau để động viên, khích lệ, định hướng và hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu đề ra.

Nhà lãnh đạo có vai trò trong việc tham mưu cho ban điều hành, ban giám đốc đưa ra các chiến lược, các quyết sách cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

So sánh lãnh đạo với quản trị quản lí năm 2024
Lãnh đạo là gì?

Nói một cách khác mặc dù nhà lãnh đạo không tham gia trực tiếp vào việc đôn đốc, thúc giục giám sát quá trình thực thi các chiến lược, nhưng họ vẫn là những người nắm rõ tiến độ thực thi cũng như các chiến lược để thực thi hiệu quả.

Đặc điểm của nhà lãnh đạo

Bạn đã thường xuyên nghe câu “ người lãnh đạo có tâm- có tầm” ở đây chính là chỉ đặc điểm của nhà lãnh đạo.

  • Người lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược. Cách nhìn nhận của họ theo nhiều khía cạnh, nhìn xa trông rộng, nhìn trước, đánh giá trước các rủi ro và cơ hội đối với doanh nghiệp.
  • Là người truyền cảm hứng. Truyền cảm hứng cho tập thể nhân viên góp phần tạo động lực lao động cho tập thể là một đặc điểm chung của các nhà lãnh đạo.
  • Người đưa ra các chiến lược, hoạch định chiến lược tài ba. Người lãnh đạo giỏi là người có sự tham mưu, quyết sách cho ban lãnh đạo những chiến lược đúng đắn, đánh đâu trúng đó.
  • Là người có tài đào tạo, huấn luyện. Nhà lãnh đạo là những người một lời nói ra trăm người lắng nghe, họ đào tạo, huấn luyện nhân viên nghe theo, tuân lệnh mọi nhân viên đều khâm phục họ.

Tố chất của nhà lãnh đạo

Để trở thành một nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng không phải ai cũng đạt được. Nhà lãnh đạo không chỉ ngoài các kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm trong nghề mà đòi hỏi họ cần các yếu tố liên quan đến tố chất:

  • Tố chất thông minh ( IQ)
  • Tố chất nhạy cảm ( EQ)
  • Tố chất chính trực
  • Tố chất tự tin
  • Tố chất nghị lực

Một số tố chất được coi là thiên bẩm, còn một vài tố chất có thể rèn luyện và nâng cao được trong suốt quá trình lãnh đạo.

Quản lý là gì?

So sánh lãnh đạo với quản trị quản lí năm 2024
Quản lý là gì?

Quản lý (Manager) là chỉ những người chịu trách nhiệm về các dự án, công việc, đội, nhóm. Công việc của các nhà quản lý là giám sát quá trình thực thi nhiệm vụ, tổ chức, điều phối…

Đặc điểm của nhà quản lý

  • Họ là người làm việc trực tiếp với cá nhân, tập thể thực thi nhiệm vụ của tổ chức, doanh nghiệp đề ra.
  • Họ là người giám sát, đôn đốc quá trình thực thi nhiệm vụ để báo cáo cho các cấp lãnh đạo.
  • Nhà quản lý là những người phân công nhiệm vụ, điều phối sắp xếp sao cho quá trình thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất.
  • Nhà quản lý là những người có kỹ năng giao tiếp, đàm thoại tốt.
  • Nhà quản lý là người bao quát, dẫn dắt hoạt động chung của nhóm, đội…

Bạn quan tâm: Khóa học cho CEO

Tố chất của nhà quản lý

Thực tế cho thấy nhà quản lý yếu tố liên quan đến tố chất như thông minh, nhạy cảm… cũng là cần thiết nhưng bên cạnh đó, nhà quản lý cần phải có các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, trao đổi với nhân viên, với khách hàng
  • Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc và điều hành nhóm

Lãnh đạo và quản lý có mối quan hệ gì với nhau

Nhà lãnh đạo và nhà quản lý là yếu tố cần thiết của một doanh nghiệp. Họ làm việc vì mục tiêu chung của doanh nghiệp và có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau.

Họ đều làm việc với con người nhưng với nhà lãnh đạo là người đưa ra chiến lược, đường lối với cả tập thể. Còn nhà quản lý là người giám sát, đôn đốc thực thi nhiệm vụ chiến lược đó và báo cáo tiến độ với nhà lãnh đạo.

Người lãnh đạo là người có tầm nhìn chiến lược, còn đối với người quản lý lại là người có tầm nhìn chiến thuật.

Người lãnh đạo sử dụng tầm ảnh hưởng để quản lý và dẫn dắt tập thể. Còn trái lại người quản lý sử dụng kỷ luật, quy chế, kỹ năng để dẫn dắt tập thể.

So sánh lãnh đạo với quản trị quản lí năm 2024
Lãnh đạo và quản lý có mối quan hệ gì với nhau

Ranh rới để phân biệt giữa nhà lãnh đạo và quản lý đôi khi khá mong manh. Một người có khi vừa là quản lý lại vừa là người lãnh đạo. Hoặc trong trường hợp này họ là lãnh đạo nhưng có thể lại là quản lý trong trường hợp khác.

Phân biệt lãnh đạo và quản lý cho ví dụ: Ví dụ điển hình Giám đốc kinh doanh. Họ có vai trò là ban lãnh đạo doanh nghiệp nhưng ở khía cạnh mảng kinh doanh của doanh nghiệp họ lại có vai trò quản lý giám đốc vùng, miền.

Việc phân biệt khái niệm lãnh đạo và quản lý đã chỉ ra phần nào điểm khác biệt. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn mơ hồ và hiểu lầm về hai vị trí đó thì hãy cùng tìm hiểu tiếp sau đây.

Phân biệt lãnh đạo và quản lý

Nhà lãnh đạo đưa ra mục tiêu dài hạn, tầm nhìn chiến lược, nhà quản lý giúp thực hiện mục tiêu.

Nhà lãnh đạo luôn là người đưa ra các chiến lược, hoạch định chiến lược dài hạn cho tổ chức, doanh nghiệp. Còn nhà quản lý họ là người thực thi mục tiêu, giám sát đôn đốc thực thi. Có những khi nhà quản lý họ cũng giữ vai trò đưa ra mục tiêu. Nhưng trên cơ sở mục tiêu ngắn hạn có thể đo lường.

Nhà lãnh đạo đưa ra sự thay đổi, nhà quản lý duy trì, thực hiện sự thay đổi

Mọi sự thay đổi trong doanh nghiệp đều nằm trong chiến lược của nhà lãnh đạo. Không có một doanh nghiệp nào hoạt động mà không có sự thay đổi. Cả về trong chính sách, cơ cấu và quy trình hoạt động. Nhà quản lý họ có nhiệm vụ thực thi sự thay đổi đó. Sao cho phù hợp với quyết sách mà các nhà lãnh đạo đề ra.

So sánh lãnh đạo với quản trị quản lí năm 2024
Phân biệt lãnh đạo và quản lý

Nhà lãnh đạo chấp nhận rủi ro, sẵn sàng đương đầu với rủi ro, nhà quản lý kiểm soát rủi ro

Bất kỳ hoạt động thay đổi hay chiến lược nào đều không thể tránh được các rủi ro. Khi nhà lãnh đạo đưa ra chiến lược là họ đã sẵn sàng đương đầu với mọi tình huống xảy ra hay lường trước được các tình huống đó. Nhà quản lý giám sát quá trình thực hiện nhằm hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.

Nhà lãnh đạo phát triển cá nhân, nâng cao tầm ảnh hưởng. Nhà quản lý hoàn thiện kỹ năng hiện có.

Tầm ảnh hưởng của một nhà lãnh đạo có vai trò quan trọng với một doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo mất đi tầm ảnh hưởng là mất đi vị thế, mất đi sự ngưỡng mộ tuân theo. Do đó việc học hỏi, nâng cao vị thế, nắm bắt xu thế, tầm ảnh hưởng là yếu tố cần thiết của một nhà lãnh đạo. Nhà quản lý ngoài các kinh nghiệm, kiến thức sẵn có thì việc nâng cao kiến thức, bổ sung các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, quản lý là việc làm cần thiết.

Tổng kết

Từ bài viết trên hi vọng giúp bạn hình dung được điểm khác biệt quan trọng, giữa hai vị trí quyết sách mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có. Việc phấn đấu trở thành những nhà lãnh đạo, nhà quản lý là ước mơ của bao người. Hãy cố gắng nỗ lực mỗi ngày để biến ước mơ thành hiện thực. Và cho dù bạn đang đương nhiệm vị trí hay cần phấn đấu đạt được một trong hai vị trí. Cũng cần bổ sung những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các nhà lãnh đạo, nhà quản lý. Cần tìm hiểu khóa học dành cho nhà quản lý, nhà lãnh đạo. Thì đừng quên liên hệ Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI bạn nhé.