So sánh văn bản và ngôn bản

I. Khái niệm, đặc điểm

- Văn bản là sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ dùng trong giao tiếp, được diễn đạt bằng hình thức nói hoặc viết.

- Các đặc điểm của văn bản:

+ Có tính thống nhất về chủ đề.

+ Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc, trình tự.

+ Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.

+ Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

- Các loại văn bản: Gồm 6 loại, dựa trên mục đích giao tiếp và phạm vi sử dụng.

+ Văn bản theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (nhật kí, thư từ).

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện...).

+ Văn bản theo phong cách ngôn ngữ khoa học (SGK, bài luận, báo cáo khoa học...).

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản, luật...).

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (lời kêu gọi, bài bình luận, tuyên ngôn...).

+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, phóng sự, phỏng vấn...).

- Đọc các văn bản 1, 2, 3 (SGK) và trả lời các câu hỏi:

1. Mỗi văn bản trên được người nói, người viết tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?

- Văn bản 1:

+ Đề cập đến một kinh nghiệm sống.

 + Dung lượng ngắn, súc tích.

- Văn bản 2:

+ Đề cập đền số phận của người phụ nữ thời phong kiến.

+ Dung lượng gồm 4 câu ngắn gọn.

- Văn bản 3:

+ Đề cập đến vấn đề chính trị, nhằm kêu gọi đồng bào toàn quốc đứng lên chống Pháp.

+ Dung lượng gồm nhiều đọan, dài hơn văn bản 1 và 2.

2. Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?

- Văn bản 1: Nội dung đề cập tới vấn đề ảnh hưởng của môi trường đến phẩm chất con người; khuyên nhủ nhau giữ gìn phẩm chất và xây dựng môi trường sống lành mạnh.

- Văn bản 2: Nội dung đề cập tới thân phận hẩm hiu của người phụ nữ dưới thời phong kiến.

- Văn bản 3: Nội dung kêu gọi nhân dân chống Pháp.

3. Ở văn bản 2 và 3, nội dung được triển khai thế nào? Ở văn bản 3 được tổ chức kết cấu như thế nào?

- Văn bản 2: Hai dòng đầu và hai dòng sau có kết cấu tương đương, có ý nghĩa giá trị và hình thức gần giống nhau, đứng cạnh nhau, lặp lại mô hình cú pháp và cụm từ “Thân em”.

- Văn bản 3: Có kết cấu ba phần.

+ Mở đầu: Từ đầu đến “...làm nô lệ” (tóm tắt tình hình thực tế và lí do phải đứng dậy kháng chiến).

+ Nội dung chính: Tiếp đến “... nhất định về dân tộc ta” (lời kêu gọi các tầng lớp nhân dân và chiến sĩ, tự vệ, dân quân).

+ Lời kết: Khẳng định niềm tin tất thắng.

4. Dấu hiệu mở đầu và kết thúc của văn bản 3.

- Dấu hiệu mở đầu là câu hô gọi “Hỡi đồng bào toàn quốc!”.

- Dấu hiệu kết thúc: là hai câu khẩu hiện thể hiện niềm tin và lòng quyết tâm.

5. Mục đích của các văn bản:

- Văn bản 1: Mục đích truyền đạt kinh nghiệm sống.

- Văn bản 2: Nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ để gợi sự hiểu biết và lòng cảm thông của mọi người đối với họ.

- Văn bản 3: Mục đích kêu gọi toàn dân đứng lên chống Pháp.

II. Các loại văn bản

1. Vấn đề và lĩnh vực của văn bản.

- Văn bản 1 và 2 thuộc lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật. Văn bản 3 thuộc lĩnh vực giao tiếp chính trị.

+ Từ ngữ của văn bản 1 và 2 là các từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh. Văn bản 3 sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị.

- Cách thức thể hiện văn bản 1 và 2 trình bày vấn đề thông qua những hình ảnh cụ thể, có tính hình tượng. Văn bản 3 dùng lí lẽ và lập luận chặt chẽ khẳng định việc chống Pháp là yêu cầu bức thiết.

2. So sánh văn bản 2, 3 với một bài học thuộc môn khoa học khác (Toán, Lí, Hóa…) và một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh. Sau đó rút ra nhận xét trên các phương diện sau:

- Phạm vi sử dụng: Văn bản 2 là văn bản nghệ thuật, được dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật. Văn bản 3 dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị. Văn bản trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học. Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính.

- Mục đích giao tiếp: Văn bản 2 nhằm bộc lộ cảm xúc; văn bản 3 nhằm kêu gọi toàn dân kháng chiến. Văn bản trong SGK nhằm truyền đạt kiến thức khoa học. Đơn xin nghỉ học nhằm trình bày nguyện vọng, giấy khai sinh nhằm trình bày thông tin của một cá nhân.

- Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản: Văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ khoa học. Đơn và giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.

- Kết cấu trình bày ở mỗi loại văn bản: Văn bản 2 có kết cấu là một bài ca dao, thể thơ lục bát. Văn bản 3 có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc. Văn bản trong SGK có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc. Đơn và giấy khai sinh có kết cấu theo mẫu cụ thể, mang tính quy ước. 

So sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Câu hỏi: So sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Lời giải:

- Ngôn ngữ nói: Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày.

- Ngôn ngữ viết : Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Xét 4 mặt:

- Tình huống giao tiếp.

- Phương tiện ngôn ngữ

- Phương tiện hỗ trợ

- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ : Từ ngữ, câu, văn bản

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết nhé:

1. Khái niệm

- Ngôn ngữ nói: Là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày.

- Ngôn ngữ viết : Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.

2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Xét 4 mặt:

- Tình huống giao tiếp.

- Phương tiện ngôn ngữ

- Phương tiện hỗ trợ

- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ : Từ ngữ, câu, văn bản

Phương diện

Ngôn Ngữ Nói

Ngôn Ngữ Viết

Tình huống giao tiếp.

- Tiếp xúc trực tiếp

- Nhân vật giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai.

- Người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ

- Người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích

- Không tiếp xúc trực tiếp

- Nhân vật giao tiếp trong phạm vi rộng lớn, thời gian lâu dài, không đổi vai

- Người giao tiếp phải biết các ký hiệu chữ viết, qui tắc chính tả, qui cách tổ chức VB.

- Có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ

Phương tiện ngôn ngữ

Trong ngôn ngữ nói có sự phối hợp giữa âm thanh và cử chỉ, dáng điệu…

Từ địa phương, khẩu ngữ, tiếng lóng, biệt ngữ, trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen…

- Ngôn ngữ nói thường dùng các hình thức tỉnh lược nhưng đôi khi câu nói lại rườm rà, trùng lặp về từ ngữ vì không có thời gian gọt giũa, vì là giao tiếp tức thời.

- Trong văn bản viết, tùy thuộc vào phong cách ngôn ngữ mà sử dụng từ ngữ.

- Không dùng các từ mang tính khẩu ngữ, địa phương, thổ ngữ.

- Được sử dụng câu dài ngắn khác nhau tùy thuộc ý định.

- Trong thực tế có hai trường hợp sử dụng ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ nói được lưu bằng chữ viết (đối thoại của các nhân vật trong truyện, ghi lại các cuộc phỏng vấn tọa đàm, ghi lại cuộc nói chuyện...) văn bản viết nhằm thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể, khai thác ưu thế của nó.

+ Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày bằng lời nói miệng (thuyết trình trước tập thể, đọc văn bản, báo cáo...). Lời nói đã tận dụng được ưu thế của văn bản viết (suy ngẫm, lựa chọn, sắp xếp...), đồng thời vẫn phối hợp các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nói (cử chỉ, nét mặt, ngữ điệu).

Phương tiện hỗ trợ

- Nét mặt, ánh mắt

- Cử chỉ, điệu bộ

- Đa dạng về ngữ điệu, có thể cao, thấp, nhanh, chậm, mạnh, yếu, liên tục hay ngắt quãng. Ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ bổ sung thông tin.

- Ngôn ngữ viết không có yếu tố ngữ điệu, cử chỉ nhưng có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, bảng biểu, sơ đồ…

Trong ngôn ngữ viết, từ ngữ phong phú nên khi viết có điều kiện được lựa chọn thay thế để đạt tính chính xác.

Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ

- Từ ngữ:

+ Khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ

+ Trợ từ, thán từ, từ ngữ đưa đẩy, chêm xen.

- Câu: Kết cấu linh hoạt (câu tỉnh lược, câu có yếu tố dư thừa…)

- Văn bản: không chặt chẽ, mạch lạc.

- Từ ngữ:

+ Được chọn lọc, gọt giũa

+ Sử dụng từ ngữ phổ thông.

- Câu: Câu chặt chẽ, mạch lạc: câu dài nhiều thành phần.

- Văn bản: có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao.