Soố giờ làm việc trung bình ở nhật

Xuất khẩu lao động Nhật Bản không phải là chuyện mới mẻ. Ngoài mức lương, chi phí thì những quy định về thời gian làm việc luôn được khá nhiều lao động Việt quan tâm. Sau đây là một số quy định về thời gian làm việc mà thực tập sinh Nhật Bản phải tuân thủ.

Soố giờ làm việc trung bình ở nhật

  1. Quy định về thời gian làm việc bình thường theo Luật lao động Nhật Bản.
  2. Thời gian làm việc theo ngày không quá 8 tiếng/ ngày, 40 tiếng/tuần. (một số ngành nghề cụ thể không được làm quá 44 tiếng một tuần) (theo điều 32, điều 40 của Luật Lao Động tiêu chuẩn).
  3. Trường hợp làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 40 giờ trong 01 tuần.
  4. Tùy vào tình hình công việc mà công ty được quyền cho nghỉ vào ngày trong tuần và yêu cầu người lao động làm việc vào cuối tuần.
  5. Một năm tổng số giờ làm tối đa là 2087 giờ, nếu người lao động được sắp xếp công việc trong khung thời gian này thì công ty sẽ không phải trả tiền tăng ca.
  6. Quy định về giờ làm đêm: Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
  7. Quy định giờ làm thêm
  8. Giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày
  9. Trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;­
  10. Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
  11. Quy định thời gian nghỉ giải lao
  12. Thực tập sinh được nghỉ ít nhất một ngày trong tuần
  13. Những giờ làm việc ngoài thời gian trên sẽ được tính là thời gian làm thêm và các bạn sẽ được trả thêm lương tính theo tỷ lệ 25% trở lên của thời gian làm việc bình thường trong những ngày làm việc trong tuần. Nếu bạn phải làm thêm trong ngày nghỉ thì mức trả thêm này tối thiểu phải là 35%.
  14. Thời gian làm thêm vào buổi đêm (sau 10 giờ tối đến 5 giờ sáng) sẽ được tính thêm 25% trở lên của thời gian làm việc bình thường trong những ngày làm việc trong tuần.
  15. Quy định về ngày nghỉ

Chế độ nghỉ có lương được áp dụng cho những người đã trở thành Thực tập sinh làm việc được hơn 6 tháng và thời gian làm việc chiếm hơn 80% tổng số thời gian làm việc. Theo Điều 39 Luật Lao động Nhật Bản, chúng ta sẽ có khoảng 10 ngày nghỉ trong 1 năm nếu nằm trong số Thực tập sinh đáp ứng yêu cầu trên.

Tăng ca làm thêm giờ là một trong những yếu tố mà các bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản luôn quan tâm khi tìm hiểu đăng ký tham gia đơn hàng. Tổng thu nhập hàng tháng của các bạn thực tập sinh tại Nhật bao gồm tiền lương cơ bản và tiền thu nhập làm thêm cộng thêm các khoản tiền hỗ trợ (nếu có). Tuy nhiên quy định đối với việc làm thêm tăng ca tại Nhật Bản được quy định rất chặt chẽ và khắt khe không chỉ với người bản xứ mà đối với cả lao động là người nước ngoài. Điều đó dựa trên luật lao động đã được nước này phê duyệt và ban hành.

Soố giờ làm việc trung bình ở nhật
Làm thêm giờ tại Nhật Bản giúp TTS tăng thu nhập

Quy định về thời gian làm việc đối với lao động nước ngoài tại Nhật

Nội dung bài viết

Thời gian lao động được quy định bởi luật pháp Nhật Bản là thời gian làm việc được ấn định cho người lao động. Có 2 loại là thời gian lao động Pháp định (theo quy định của pháp luật) và thời gian lao động Sở định (theo quy định của công ty, được ghi trong hợp đồng).

Thời gian lao động Pháp định

Số giờ làm việc bình thường theo quy định là 8 tiếng/ngày tương đương 40 tiếng/tuần. Trong trường hợp làm việc theo tuần thì thời gian không quá 10 tiếng/ngày không quá 40 tiếng/tuần. Mỗi công ty có thể linh hoạt thay đổi ngày nghỉ trong tuần cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của họ mà vẫn đảm bảo công việc. Số giờ định mức một năm làm việc tối đa 2087 giờ. Đây gọi là thời gian lao động pháp định, hay còn gọi là thời gian lao động cơ bản.

Về nguyên tắc nếu thời gian làm việc vượt quá 8 tiếng/ngày là hành vi vi phạm pháp luật. Giờ làm đêm được tính tính từ 22h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Quy định thời gian làm thêm không được phép quá 50% số giờ làm việc thường trong 1 ngày đồng nghĩa không quá 12 tiếng/ngày kể cả làm thêm giờ.

Soố giờ làm việc trung bình ở nhật
Bạn có biết: Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín JVNET tại Đà Nẵng

Soố giờ làm việc trung bình ở nhật
XKLĐ Nhật Bản tại Đà Nẵng phát triển rộng rãi

Thời gian lao động sở định

Thời gian lao động sở định, là thời gian lao động được quy định trong hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Thời gian lao động sở định được dựa trên thời gian lao động pháp định, tuy nhiên không nhất thiết phải giống hoàn toàn, nhưng không được vượt quá thời gian lao động pháp định.

Khi thời gian người lao động làm việc vượt quá thời gian lao động quy định (thời gian lao động sở định và pháp định) thì thời gian vượt quá đó được coi là thời gian làm thêm ngoài giờ.

Thời gian làm thêm lại được chia làm 2 loại: làm thêm trong thời gian lao động pháp định và làm thêm ngoài thời gian lao động pháp định. Công ty sẽ căn cứ vào đó để trả lương làm thêm giờ cho người lao động.

Làm thêm giờ ngoài thời gian lao động Pháp định

Thời gian lao động pháp định là không quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần. Khi vượt quá thời gian này, khoảng thời gian đó được coi là làm thêm giờ ngoài thời gian lao động pháp định.

Khi trả lương cho người lao động, ngoài tiền lương cơ bản, công ty còn phải trả thêm 1 khoản tiền lương làm thêm ngoài giờ, được tính theo 1 tỷ lệ nhất định trên lương cơ bản.

Làm thêm giờ trong thời gian lao động pháp định

Nếu người lao động làm việc quá thời gian lao động sở định (được quy định trong hợp đồng) nhưng không vượt quá thời gian lao động pháp định, thì thời gian làm thêm đó được gọi là làm thêm giờ trong thời gian lao động pháp định.

Đối với làm thêm trong thời gian lao động pháp định, công ty chỉ cần trả tiền lương cơ bản cho người lao động được ghi trên hợp đồng là đủ.

Xem xét ví dụ cụ thể

Công ty ký hợp đồng với người lao động, quy định về thời gian làm việc là từ 9:00 – 17:00, trong đó có 1 tiếng nghỉ trưa.

Trường hợp 1: Người lao động làm việc từ 9:00 – 18:00. Khi đó thời gian làm việc là 8 giờ, thời gian lao động sở định là 7 giờ, thời gian làm thêm giờ là 1 giờ.

Tuy nhiên, trừ thời gian nghỉ trưa, tổng thời gian làm việc là 8h, vẫn trong phạm vi cho phép của thời gian lao động pháp định. Tức là, nếu dựa trên thời gian lao động pháp định thì đây không phải là thời gian làm thêm giờ. Về nguyên tắc, công ty chỉ cần trả lương tính theo giờ theo quy định trong hợp đồng chứ không cần trả khoản phụ cấp làm thêm giờ cho người lao động.

Trường hợp 2: Người lao động làm việc từ 9:00 – 19:00. Trong trường hợp này, thời gian làm việc vượt quá cả thời gian lao động sở định và pháp định, nên được coi là làm thêm ngoài thời gian lao động pháp định. Ngoài tiền lương, công ty phải trả thêm 1 khoản phụ cấp làm thêm ngoài giờ cho người lao động.

Cách tính lương làm thêm giờ

Cũng có những công ty có quy định về cách tính lương làm thêm ngoài giờ, tuy nhiên về cơ bản thì được quy định như sau: Khoảng thời gian làm thêm sau 8 tiếng thông thường: tăng 25% lương cơ bản Khoảng thời gian làm thêm rơi vào từ 10 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau: tăng 50% lương cơ bản. Làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ: tăng 35% lương cơ bản

Soố giờ làm việc trung bình ở nhật
Tìm hiểu ngay mức lương XKLĐ Nhật Bản bao nhiêu? Click TẠI ĐÂY

Soố giờ làm việc trung bình ở nhật
Mức lương tại Nhật Bản cao hay thấp phụ thuộc vào nơi làm việc

Đối với những người nhận lương cố định theo tháng

Đối với những người lao động nhận lương cố định theo tháng chứ không tính theo lương giờ, thì cách tính toán có phức tạp hơn vì lương tháng bao gồm các loại phụ cấp khác nên trước hết cần trừ các khoản trợ cấp, sau đó chia cho số giờ làm việc để ra lương theo giờ và tính lương làm thêm theo lương giờ đó.

Người lao động có thể làm thêm tối đa bao nhiêu giờ?

1 tuần: 15 giờ 2 tuần: 27 giờ 4 tuần: 43 giờ 1 tháng: 45 giờ 2 tháng: 81 giờ 3 tháng: 120 giờ 1 năm: 360 giờ

Trên đây là thời gian làm thêm tối đa của người lao động được quy định theo hiệp định 36. Người lao động, dù là người bản sứ hay thực tập sinh Nhật Bản cũng nên nắm rõ những quy định trên để đảm bảo quyền lợi của mình.