Thờ ông táo ở đâu cho đúng

BNEWS Ngày 23 tháng chạp là ngày đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng một mùa Tết nhộn nhịp tưng bừng cho đến rằm tháng giêng.

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ bắt nguồn từ sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Theo quan niệm của người xưa, ba vị thần này được Trung ương Hoàng Đế phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện - ác của loài người.

Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Vì thế, cứ đến ngày 23 tháng Chạp - Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Người dân thường chuẩn bị mâm cúng chu đáo.

Từ xưa đến nay, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình.

Mâm cúng ông Táo, ông Công đặt ở đâu?

Tùy vào phong tục từng miền, cũng như quan niệm từng vùng nên mâm lễ cúng ông Táo, ông Công có phần khác nhau. Mâm cỗ cúng ông Táo luôn đầy ắp màu sắc, với mong muốn một năm sung túc.

Trong văn hóa của người Việt, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.

Trên thực tế, không có một tài liệu nào quy định rõ ràng về việc vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu bởi còn khá nhiều quan niệm khác nhau xoay quanh vấn đề này.

Tuy nhiên, theo quan niệm của người Việt Nam, cúng bái luôn là một trong những việc yêu cầu sự trang nghiêm, chính vì thế lễ cúng ông Công ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng.

Và thường thì các gia đình Việt Nam sẽ có bàn thờ ông Táo riêng, điều này sẽ giúp lễ cúng thêm trang nghiêm hơn.

Theo nhiều chuyên gia, nếu gia đình nào không có ban thờ ông Công ông Táo riêng thì nên thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ Thần Linh hoặc gia tiên chứ không nên đặt trong nhà bếp.

Mặc dù còn khá nhiều quan niệm khác nhau xung quanh việc cúng ông Công ông Táo ở đâu thế nhưng dù thực hiện lễ cúng này ở trong bếp hay ở bàn thờ riêng, hay bàn thờ Thần Linh thì gia chủ cũng cần thể hiện sự thành tâm của mình.

>>>  Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có những gì?

Bàn thờ ông Táo vốn được xem như một trong những nét đẹp tâm linh trong truyền thống văn hóa và tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam. Táo Quân theo tín ngưỡng văn hóa chính là vị thần bếp của người Việt. Vị thần này sẽ giúp các gia đình cai quản việc bếp núc, giữ cho ngọn lửa. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc giúp cho việc nhà cửa của gia đình luôn sung túc, hòa thuận. Vậy, đặt bàn thờ ông táo như thế nào cho hợp phong thủy và thu hút tài lộc? Cùng tìm hiểu "Cách đặt ban thờ ông Táo hợp phong thủy và thu hút tài lộc". 

Thờ ông táo ở đâu cho đúng

3 vị Táo Quân 

1. Sự tích ông Táo

Tích của người Việt kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. 

2. Cách đặt bàn thờ ông Táo hợp phong thủy 

Vị trí bàn thờ trong mỗi gia đình Việt quan trọng như vậy nên việc đặt bàn thờ hay chuẩn bị các nghi lễ cần phải thật chuẩn xác. Do đó, cách bố trí bàn thờ cũng cần phải hết sức lưu ý. Dưới đây là một số các lưu ý cùng những chỉ dẫn để bạn có thể đặt bàn thờ táo quân theo đúng phong thủy giúp mang đến những điều tốt lành nhất:

- Đặt tại khu nhà bếp: Đây là cách đặt bàn thờ thường được áp dụng khá nhiều, bạn nên đặt đầu bàn thờ hướng về phía nhà bếp hoặc song song. Hướng đặt không nên quá xa bếp nấu. Đặc biệt, không nên đặt bàn thờ thần bếp ngay cạnh nguồn nước hay bồn rửa tay bởi theo quan niệm dân gian Thủy khắc Hỏa sẽ khiến cho lửa không cháy được, gặp nhiều điều không may trong gia đình.

- Đặt bàn thờ theo tại không gian bếp chật hẹp: Hoặc nếu như căn nhà không đủ chỗ để đặt bàn thờ, có máy hút khử mùi thì có thể đặt bàn thờ tại vị trí bên trên của máy hút khử mùi để tạo thành một ô trống riêng để đặt bàn thờ táo quân.

- Đặt bàn thờ trên cao: việc này giúp tránh bụi bẩn, khói bụi hay dầu mỡ trong quá trình nấu nướng.

- Đặt bàn thờ tại vị trí cao hơn so với mặt bếp: Với cách đặt này, bạn có thể chọn phần góc bếp ít sử dụng để tránh bị va chạm hoặc bụi bẩn.

- Nếu gia đình bạn không có bếp thì có thể thắp hương cúng ở bàn thờ gia tiên.

Cách chọn hướng đặt bàn thờ ông Táo đúng phong thủy

Chọn hướng đặt bàn thờ ông Táo sẽ giúp cho công việc làm ăn và cuộc sống của gia chủ trở nên thịnh vượng, phát đạt. Theo phong thủy, cách bố trí theo hướng sẽ cần phải lưu ý đến những điểm dưới đây:

Hướng đặt bàn thờ tốt

- Đặt tại hướng Đông Bắc: Công việc suôn sẻ, thuận lợi cho việc làm ăn, nhanh thăng tiến và phát đạt về công danh, nhanh chóng phát tài.

- Đặt theo hướng Tây: Gia đình thêm hạnh phúc, thịnh vượng, không bị bệnh tật, tăng thêm tiền tài.

- Đặt theo hướng Tây Nam: Được quý nhân phù trợ, thuận lợi về đường con cái, may mắn.

- Đặt tại hướng Tây Bắc: Gia đình sống hòa thuận, sung túc, bền lâu…

Thờ ông táo ở đâu cho đúng

3. Những sai lầm trong cách đặt ban thờ ông Táo

- Đặt bàn thờ sai hướng: Vị trí đặt bàn thờ tại phương vị thuộc hành Thủy, đặc biệt là hướng bắc sẽ gây ra nhiều bất lợi dành cho gia chủ do xung khắc ngũ hành.

- Đặt bàn thờ ngay cạnh nhà vệ sinh, nhà tắm: Thường sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm của gia đình.

- Đặt bàn thờ nhìn thẳng ra cửa chính hoặc lối đi lại: Làm mất đi sự thanh tịnh của không gian thờ cúng, làm cho gia đình gia chủ mất đi sự tài lộc, may mắn.

- Đặt bàn thờ tại phía trên của nóc tủ hay lấy gỗ đưa sử dụng để làm bàn thờ.

- Vị trí bếp ngay cạnh nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ hay những nơi ẩm thấp, tối tăm, không có không khí…

Những cách đặt bàn thờ ông Táo trên nếu như phạm vào phong thủy của nhà bếp hay ban thờ sẽ gây nên những rắc rối, xung quanh dành cho gia chủ như ngăn không cho may mắn, tài lộc vào nhà. Vì vậy, bạn nên đặc biệt chú ý đến những vấn đề trên để không mang đến điều xấu dành cho ngôi nhà.

Cách thờ ông Táo

Những ngày bình thường trong tháng chúng ta chỉ cần chú ý lau chùi giữ vệ sinh sạch sẽ ngăn nắp. Cần nhớ ngày mùng 1 và 15 âm hàng tháng cần phải thắp hương và cắm hoa, ly nước, trái cây đầy đủ để dâng lên Táo Công. Đặc biệt là ngày 23 tháng chạp hàng năm phải lễ cúng theo truyền thống văn hóa dân tộc, ngày hôm đó là ngày Táo Quân lên chầu trời để bẩm báo các công việc đã làm trong năm vừa qua và cầu mong cho một năm mới an khang thịnh vượng.

Tham khảo một số mẫu tủ bếp có bố trí ban thờ ông Táo của Simple Art: 

Thờ ông táo ở đâu cho đúng

Tủ bếp nhà chị Phương- Hội An

Thờ ông táo ở đâu cho đúng

Tủ bếp anh Thuận - Hòa Xuân

Thờ ông táo ở đâu cho đúng

Bếp chị Minh Huy - Ngũ Hành Sơn

Thờ ông táo ở đâu cho đúng

Tủ bếp nhà anh Hiệp - Hòa Xuân, Đà Nẵng

Thờ ông táo ở đâu cho đúng

Tủ bếp chị Xuân - Thuận Phước
 

Xem tất cả tủ bếp tại đây: Các công trình tủ bếp đà thi công

Để được Simple Art tư vấn cụ thể các bạn có thể chát online hoặc liên hệ theo địa chỉ dưới đây

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC SIMPLE ART 

Địa chỉ: 310 Thăng Long, Hải Châu, Đà Nẵng 

HOT LINE: 0917.34.22.55(Ms Thúy)

Email: [email protected]

Fanpage: http://facebook.com/thietkesimpleart/