Thời âu lạc kinh đô nước ta đặt ở đâu

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 17km thuộc huyện Đông Anh có khu di tích hình xoắn ốc được xây dựng vào thế kỷ thứ III TCN và gắn liền với nhiều truyền thuyết, đó là Thành Cổ Loa dưới thời An Dương Vương – nơi đây cũng chính là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, gắn liền với những sự kiện chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nước của cha ông ta thời cổ đại.

Thời âu lạc kinh đô nước ta đặt ở đâu

Cổ Loa còn là kinh đô dưới thời của Ngô Quyền (939) do có vị trí và điều kiện thuận lợi để bảo vệ và phát triển đất nước. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giờ đây kinh đô Cổ Loa với hình ảnh Thành Cổ Loa còn lưu giữ lại là minh chứng rõ nét cho những thành tựu của ông cha ta trong thời kỳ dựng nước, đấu tranh và bảo vệ đất nước.

Cuộc chiến đấu chống lại quân Tần và sự thành lập nước Âu Lạc dưới thời Thục Phán An Dương Vương

Theo sử cũ ghi chép thì An Dương Vương tên là Thục Phán, cháu vua nước Thục. Nước Thục ở đây không phải là nước Thục ở vùng Tứ Xuyên đời Chiến Quốc (Trung Quốc) mà là một bộ tộc đã tới vùng Bắc Bộ từ lâu, sống xen kẽ với người Lạc Việt và người Thái.

Thục Phán An Dương Vương vốn là thủ lĩnh của người Tây Âu. Năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng (Doanh Chính) huy động 50 vạn quân do tướng Đồ Thư chỉ huy  và chia làm 5 đạo tiến xuống phía nam để đánh cư dân nước Bách Việt. Với lực lượng hùng mạnh, năm 214 TCN, quân nhà Tần đã chiếm được vùng Lĩnh Nam (vùng đất phía Nam Trung Quốc, giáp với phía Bắc Việt Nam ngày nay), giết chết tù trưởng người Tây Âu là Dịch Hu Tống, chia đất Lĩnh Nam làm 3 quận (Nam Hải, Quế Lâm, Quận Tượng) sát nhập vào lãnh thổ đế chế Tần.

Nhân dân bộ tộc Tây Âu không chịu khuất phục trước ách xâm lược của nhà Tần, không muốn làm nô lệ nên đã kéo nhau chạy vào rừng, tổ chức chiến đấu chống lại quân Tần dưới sự chỉ huy của các tù trưởng. Chiếm được Lĩnh Nam, quân Tần tiến xuống xâm lược nước Văn Lang. Đứng trước ách xâm lược của nhà Tần, nhân dân Lạc Việt và Tây Âu đã cùng nhau phối hợp chiến đấu. Vị thủ lĩnh của người Tây Âu là Thục Phán được tôn làm chỉ huy chung cho cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt. Quân đội do Thục Phán chỉ huy đã tận dụng địa hình rưng núi để chiến đấu lâu dài, tiêu hao sinh lực địch; ban ngày ẩn vào rừng để tránh giặc và sản xuất, ban đêm thì tiến hành đánh vào doanh trại của quân Tần. Cuộc kháng chiến kéo dài 10 năm, quân đội của Đồ Thư chiến đấu trong tình trạng thiếu lương thực, vũ khí, thuốc men… dần trở nên suy yếu. Nhân cơ hội đó, Thục Phán cho quân tấn công địch giành thắng lợi và giết chết tướng Đồ Thư.

Sau khi đánh bại 50 vạn quân của Tần Thủy Hoàng thì Thục Phán được tôn lên làm vua thay cho vua Hùng, xưng là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa và lệnh cho Cao Lỗ xây dựng công trình thành Cổ Loa. Đất nước Âu Lạc dưới sự quản lí của An Dương Vương phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang lúc trước về nhiều mặt như: kinh tế, chính trị, văn hóa và đặc biệt là quân sự.

An Dương Vương khuyến khích phát triển kỹ thuật đúc đồng, chế tạo nỏ Liên Châu (theo truyền thuyết thì gọi là “Nỏ Thần”, loại nỏ này cùng một lúc có thể bắn ra nhiều mũi tên), các loại vũ khí được chế tác tinh vi hơn và có độ chính xác cao.

Nhà Triệu xâm lược

Nhân cơ hội sụp đổ của nhà Tần, Triệu Đà đã nhanh chóng tạo lập ra quốc gia Nam Việt (206 TCN), quyết hùng cứ một phương. Năm 179 TCN Triệu Đà tấn công nước Âu Lạc nhưng đánh mãi không thắng được bởi sự kiên cố của thành Cổ Loa và nhờ có nỏ Liên Châu. Sau nhiều lần thất bạiTriệu Đà dùng mưu hòa hoãn, kết thông gia với Thục Phán An Dương Vương cho con trai của mình là Trọng Thủy hỏi cưới Mỵ Châu và ở rể tại thành Cổ Loa. Do mất cảnh giác nên Thục Phán bị Trọng Thủy đánh cắp được bí mật về nghệ thuật chế tác nỏ và tên đồng. Do đã hiểu được sự lợi hại của loại vũ khí này nên Triệu Đà đã xua quân tấn công và quyết thôn tính Âu Lạc trong trận lần đánh này. Trước sự tấn công bất ngờ của quân Triệu Đà, nhân dân Âu Lạc dưới  sự chỉ huy của An Dương Vương đã không kịp ứng phó, kinh đô Cổ Loa thất thủ. Sau khi thắng trận Triệu Đà lập ra nhà Triệu, xây dựng bộ máy cai trị trên lảnh thổ Âu Lạc, mở ra thời kỳ cai trị lâu dài của các triều đại phong kiến phương Bắc trên đất nước ta mà sử sách gọi là thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc.

Nhà nước Âu Lạc tồn tại từ năm 208 TCN – 179 TCN là một khoảng thời gian không dài nhưng với tài quản lí và xây dựng đất nước của mình, An Dương Vương đưa nước ta phát triển thêm một bước với những chuyển biến to lớn, đặc biệt trên lĩnh vực quân sự với công trình Thành Cổ Loa.

Thành Cổ Loa – kiến trúc quân sự độc đáo của nhà nước Âu Lạc

Cổ Loa nằm ở trung tâm đất nước, nối liền mạng lưới giao thông đường thủy của sông Hồng và sông Thái Bình. Nơi đây còn là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc,…

Khi xây thành người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các đồi, gò đắp thêm cho cao hơn để xây dựng hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình. Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kê cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kê nhiều đá hơn các đoạn khác.

Thành Cổ Loa gồm có 3 vòng thành khép kín (thành nội, thành trung và thành Ngoại), diện tích thành trung tâm lên tới 2km2. Thành được xây dựng theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy thẳng đứng, mặt trong thoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m. Chắn lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính tới 2,2 triệu mét khối.

Thành nội (vòng trong cùng) hình chữ nhật, có chu vi 1650m, cao khoảng 5m, mặt thành rộng từ 6 – 12m, chân rộng từ 20 – 30m. Thành nội chỉ có một cửa thành. Trên mặt thành có 18 ụ đất nhô ra ngoài để làm vọng gác. Nhưng vọng gác này được đắp cao hơn mặt thành từ 1 – 2m

Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, chu vi 6500m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có 5 cửa ở các hướng Đông, Tây Nam, Bắc, Tây và Nam trong đó cửa Đông ăn thông với sông Hoàng.

Thành ngoại không còn hình dáng rõ ràng, chu vi hơn 8000m, cao trung bình 3-4m. Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng.

Giữa các vòng thành được nối với nhau bằng những hào nước sâu, một vòng thành một hào nước,… những hào nước thông với nhau qua các cửa thành và dẫn ra sông Hoàng. Cấu trúc thành là một hình xoắn ốc tạo nên thế phòng thủ vững chắc và dễ dàng lui khi đất nước có biến loạn xảy ra.

Việc xây thành Cổ Loa của An Dương Vương còn gắn liền với truyền thuyết  “Thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành” được truyền tụng từ đời này sang đời khác trong dân gian và được lưu trong sử sách.

Truyền thuyết là những sự việc xác thực trong lịch sử và được con người hư cấu thêm những chi tiết làm cho nó đó trở nên huyền ảo, thần thánh hóa, mang đầy vẻ thần bí. Việc xây thành của An Dương Vương là sự việc có thật. Những hình ảnh thần thánh hóa, huyền bí như Thần Kim Quy, Nỏ thần, yêu quái... muốn nói đến những khó khăn mà nước ta lúc bấy giờ gặp phải trong buổi đầu xây dựng đất nước và đứng trước nguy cơ bị thôn tính bở các nước lớn. Nhưng trong hoàn cảnh như vậy, nhân dân Âu Lạc lại càng chứng minh được tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của mình trước những thách thức đó. Việc xây thành Cổ Loa trong lúc tiềm lực đất nước còn  yếu càng chứng tỏ ý chí lớn lao của nhân dân Âu Lạc và tài lãnh đạo đất nước của An Dương Vương.

Sự kết hợp giữa sông, hào và tường thành không có hình dạng xác định làm cho Cổ Loa như một mê cung, ở mỗi vòng thành có những cánh cổng được xây dựng ở những hướng khác nhau góp phần làm cho địch khó mà xâm nhập vào và bảo vệ được trung tâm của kinh đô, đây là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ. Với vị trí kiên cố và lợi hại thành Cổ Loa đã góp phần vào việc chiến thắng vẻ vang của nhân dân Âu Lạc chống các cuộc xâm lược của quân Triệu Đà.

Thành Cổ Loa là sự đúc kết tuyệt vời về trí tuệ của cha ông, là công trình sáng tạo kỳ vĩ, mang một tầm vóc lịch sử hết sức to lớn, thể hiện tinh thần yêu nước mạnh mẽ của dân tộc. Thành Cổ Loa là tòa thành cổ nhất của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ dựng nước, mang trên mình những vết tích của chiến tranh và được gắn với nhiều truyền thuyết thần bí. Đây là tòa thành hết sức kiên cố với cấu trúc vô cùng phức tạp nhưng mang đầy tính chiến lược cho thấy thời kỳ bấy giờ cha ông ta đã thật sự chú trọng nhiều đến quân sự và có những sáng tạo mới trong chiến đấu.

Tham khảo:

Trương Hữu Quýnh (chủ biên). Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1

Nguyễn Khắc Thuần. Việt sử giai thoại, tập 1

Đỗ Đức Hùng, Quỳnh Cư. Các triều đại Việt Nam

Mỹ Ngọc - DH11SU


Page 2

Trang 1 / 16


Page 3


Page 4


Page 5


Page 6

Thứ Ba, 06 Tháng Mười Hai 2011 07:28

Những kí ức về cô tôi không còn nhớ nhiều nữa, vì đã tám năm rồi còn gì. Khi rảnh rỗi tôi hay ngồi trầm ngâm một mình, rồi lục đục tìm mớ kỉ niệm của thời áo trắng ra xem. Nào là cuốn cuốn lưu bút đã nhòe vàng, xấp hình dày cộm, hay mấy tấm thiệp chúc mừng sinh nhật, chúc Tết, Noel… do bạn bè tặng. Nhưng chẳng có bức ảnh nào có cô, cũng không có thứ gì đặc biệt liên quan đến khoảng thời gian của tám năm về trước, duy chỉ có cái băng rôn bé tí rất dễ thương mang dòng chữ “Congratulations” của nhỏ Huỳnh tặng tôi khi học kì đầu tôi được học sinh giỏi. Lúc xem, tôi cứ cười hoài, theo sau đó là những chuỗi ngày học lớp sáu ùa về với bao kỉ niệm thân thương, hình ảnh cô thấp thoáng lướt qua tâm trí tôi, tôi cố nhớ, nhớ gương mặt cô, nhớ bộ áo dài cô hay mặc khi đến lớp và tôi lặng người đi khi ngày hôm ấy, ngày biết tin cô không còn dạy nữa, nỗi xót xa bất chợt quay về.


Page 7


Page 8