Vai trò đặc điểm của phụ nữ Việt Nam

Người phụ nữ Việt Nam thường được mô tả là Nữ Hoàng của gia đình, cai quản quốc vương nhỏ bé của bà với nhiều quyền hành, định đoạt mọi chuyện hằng ngày cũng như hoàn toàn quản trị ngân qũy của gia đình. Họ thường được các ông chồng âu yếm, trân qúy gọi là Nội Tướng, một danh từ đã trở thành chính thức trong ngôn ngữ Việt Nam. Người đàn ông được vinh thăng làm Chủ Gia Đình, nhưng thường vẫn phải xin Nội Tướng tiền để chi tiêu. Đàn ông chung quyết những chuyện trọng đại trong gia đình nhưng thực tế là chỉ hợp thức hóa các quyết định của Nội Tướng. Trong thời bình cũng như thời chiến, người đàn ông Việt Nam đã nhờ bàn tay vợ để chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người và nhiều khi chính các bà mẹ phải bương chải đem tiền về nuôi sống gia đình. Hình ảnh tiêu biểu của người đàn bà Việt Nam đã được mô tả rõ nét qua bốn câu thơ của ông Tú Xương tặng vợ:

Quanh năm buôn bán ở nom sông, ` nuôi đủ năm con với một chồng.` Lặn lội thân cò khi quãng vắng,` eo xèo mặt nước buổi đò đông.

Mô tả hình ảnh đầy quyền uy của phụ nữ không có nghĩa là coi nhẹ vai trò của người đàn ông trong xã hội Việt Nam, mà chỉ để nói lên một truyền thống đã bắt nguồn tự nghìn xưa, biết nhận chân những giá trị của nữ giới và cho họ toàn quyền chọn lựa trong mục tiêu phục vụ gia đình và xã hội.

Lịch sử đất nước ta từ thời lập quốc đã có những gương sáng của người phụ nữ Việt trong vai trò cầm cân nẩy mực của đất nước. Trong cuộc chiến chống ngoại xâm, Hai Bà Trưng và cũng là hai bậc anh thư, anh hùng đầu tiên của dân tộc đã cầm quân cứu nước và lên ngôi vua vào thời kỳ năm thứ 39 tây lịch. Vị nữ anh hùng kế đến là Bà Triệu, Bà Bùi Thị Xuân, Cô Nguyễn Thị Giang, nhân tài như bà Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm và còn biết bao nhiêu nhân tài, nữ anh hùng vô danh khác…Thời kỳ nhà Ngô năm 939 tây lịch, việc phong vương phải được phép của mẫu hoàng. Thời nhà Trần từ 1225 đến 1400, các công chúa điều khiển binh tướng, thu thuế và gánh vác việc nước. Dấu tích của truyền thống bình đẳng nam nữ còn được thấy bàng bạc trong bộ luật Hồng Đức (13th Century) với những quan niệm tân tiến tương đương với xã hội Tây Phương ngày hôm nay. Đặc biệt, phụ nữ Việt Nam khi lập gia đình không đổi tên theo họ nhà chồng.

Quan niệm phóng khoáng này cho thấy Việt Nam là một quốc gia rất đặc biệt so với các xã hội Á Đông khác về phương diện bình đẳng giới tính. Nó cũng nói lên giá trị cởi mở của xã hội ta thời xưa đã vượt trội cả xã hội Tây Phương cùng thời. Nhưng qua gần một ngàn năm bị Tầu đô hộ, quan niệm trọng nam khinh nữ của họ đã phần nào biến cải nền văn hóa bình đẳng của dân tộc, giới hạn môi trường đóng góp của nữ giới trong phạm vi gia đình và hạ cấp vị trí của họ trong xã hội.

Người phụ nữ Việt nam, tuy nhiên, vẫn vượt được qua các thành kiến phân biệt để đóng góp vào mọi phương diện của xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi trong nhiều lãnh vực. Họ thường phải thay thế những người đàn ông vắng nhà vì phải tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương; các bà thay chồng gánh vác việc nhà, nuôi dậy con trẻ, chăm sóc cha mẹ già, bương chải kiếm sống và gánh vác cả đất nước mà không hề có một danh xưng hay quyền lực nào tương xứng trong xã hội.

Theo Ngân Hàng Thế Giới, phụ nữ hiện đang là sức mạnh chính yếu về kinh tế tại VN, giữ vai trò rường cột trong lãnh vực giáo dục, các hoạt động xã hội, từ thiện và y tế. Tại hải ngoại họ đã thành công xuất sắc trong nhiều lãnh vực nghệ thuật, thể thao, thương mại, học vấn mọi cấp, mọi ngành và đặc biệt cả trong lãnh vực quân sự.

Nguyên nhân khiến phụ nữ Việt Nam có thể thành công ra ngoài khuôn khổ hạn hẹp của gia đình do ảnh hưởng kỳ thị của Trung Hoa gồm có ba yếu tố: a) truyền thống bình đẳng của dân tộc; b) Hoàn cảnh sống của đất nước: người đàn ông luôn phải ra chiến trường để chống ngoại xâm, phụ nữ ở lại phải bương chải trong mọi lãnh vực, trở nên đa năng, đa hiệu; c) bản chất mạnh mẽ của phụ nữ VN; lòng can đảm, thương người và gương hy sinh của phụ nữ Việt đã được đề cao hết mực trong văn học, thi ca Việt Nam, tiêu biểu qua bốn câu thơ của thi sĩ Hồ Zếnh:

Cô gái Việt Nam ơi,` nếu chữ hy sinh có ở đời.` Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực, ` để lòng cô gái Việt Nam vui.

Điều này không có nghĩa là thành kiến và quan niệm thiên lệch giới tính không có ở Việt Nam mặc dù đã được cải tiến nhiều trong các gia đình Việt Nam tại hải ngoại. Các thành kiến này đã giới hạn cả nam lẫn nữ phái trong những đóng góp ý nghĩa cho xã hội cũng như những phát triển tiềm năng và ý thích cá nhân. Bức tung những ràng buộc của thành kiến là điều quan trọng để có thể phát triển tiềm năng, thăng tiến xã hội, phá bỏ các trở ngại và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người, mọi giới.

Đặc biệt, chúng ta cần phải:

1. Có những thay đổi trong nếp suy nghĩ của cả nam lẫn nữ giới. Ý tưởng phân biệt, cho là giới này hay hơn, quan trọng hơn giới kia cần được loại bỏ. Trong thực tế, chúng ta đều có những khả năng chuyên biệt để đóng góp cho xã hội. Chúng ta có những khả năng giống nhau, có khi khác nhau nhưng hỗ tương mật thiết cho nhau. Nam nữ hay già trẻ, chúng ta đều cần dựa vào nhau mà sống và giúp cho đời nhau thêm phong phú.

2. Nếp suy nghĩ đàn bà thuộc phạm vi gia đình, đàn ông mới ra ngoài xã hội là lối suy nghĩ lỗi thời. Trong thời kỳ của kỹ thuật và trí tuệ, yếu tố quan trọng để phát triển không còn là sức mạnh của bắp thịt mà là khả năng tinh thần, một khả năng mà nữ giới không hề thua kém nam giới. Thường thì nữ giới không có thể lực bằng đàn ông nhưng lại có khả năng nội tâm phong phú, tạo thông cảm và đương đầu với những thách đố về tâm lý giỏi hơn nam giới. Xã hội cần những bộ óc suy tính cụ thể, quyết định dứt khoát của đàn ông, nhưng cũng không thể thiếu những tình cảm trìu mến, thiết tha của đàn bà.

3. Có những chính sách khích lệ sự tham gia của nữ giới trong các lãnh vực còn thiếu sự hiện diện của họ để tạo sự quân bình trong phát triển, những lãnh vực mà từ trước đến giờ vẫn được quan niệm sai lầm là thuộc nam giới như chính trị, kinh tế, khoa học, cao học, lãnh đạo và quản trị. Trong những lãnh vực có ảnh hưởng sâu rộng lên toàn xã hội như chính trị và giáo dục, phụ nữ cần phải có tỉ lệ đại diện ở mức lãnh đạo tương đương với tỉ lệ trong dân số. Có thế thì các chính sách đề ra mới phục vụ được cho quảng đại quần chúng.

Phụ nữ Việt Nam cũng như các phụ nữ bạn trên thế giới, khi có được cơ hội phát triển đều có thể đóng góp ngang bằng với nam giới trong nhiều lãnh vực. Ở tỉ lệ 51% họ sẽ là một lực lượng cốt yếu trong việc tái thiết quốc gia và xây dựng cộng đồng hải ngoại.

Những thay đổi về quan điểm giới tính như đã nêu không những cần thiết để khai dụng tiềm năng kiến quốc mà còn là điều kiện tối cần để chấm dứt những tệ đoan trong xã hội như nạn bạo hành trong gia đình, xách nhiễu tình dục, nạn mãi dâm, đa thê, gia đình đổ vỡ, con cái thiếu cha v.v… Những thay đổi này cũng nói lên tinh thần nhân bản và quay về với truyền thống bình đẳng của dân tộc.

Xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ luôn nhất quán tư tưởng, mục đích cao nhất là giải phóng con người và ra sức tranh đấu để đòi lại những quyền thiêng liêng của con người. Trong đó, Người đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ và đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng cho họ. Hơn ai hết, Người hiểu rõ rằng: Trong xã hội, người phụ nữ bị áp bức, chịu đau khổ và thiệt thòi nhiều nhất. Dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ không được coi trọng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Trong khi đó, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng. Người phụ nữ còn có chức năng đặc biệt: tái sản xuất sức lao động cho xã hội, thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ trong gia đình. Người viết: “Phụ nữ ta chẳng tầm thường/ Đánh Đông, dẹp Bắc, làm gương để đời”. Ngày nay, những tư tưởng của Người về vấn đề giải phóng phụ nữ, về vai trò của phụ nữ trong xã hội vẫn còn nguyên giá trị.


Vai trò đặc điểm của phụ nữ Việt Nam


Bác Hồ với phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số

Tư tưởng của Người về phụ nữ xuất phát từ tình cảm đặc biệt đối với những người phụ nữ, từ thực trạng bất bình đẳng của phụ nữ dưới chế độ phong kiến, sự cai trị thâm độc của thực dân Pháp đối với nước ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bác Hồ luôn đánh giá cao vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam và cho chúng ta thấy những nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong xã hội. Với họ, việc giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng là một mục tiêu lớn của cách mạng do đảng cách mạng lãnh đạo. Điều này có thể lý giải tại sao từ năm 1910, thế giới tiến bộ lấy ngày 08 tháng 3 là “Ngày đàn bà và con gái”, sau đổi là Ngày Phụ nữ quốc tế, nhằm đoàn kết phụ nữ các nước đấu tranh để giải phóng giới mình, giành các quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị và xã hội cho họ; cũng vì vậy mà khi thành lập Quốc tế Cộng sản (3/1919) hay Quốc tế III đã tổ chức phụ nữ quốc tế vì những mục tiêu đó.

Cũng như Mác và Lênin, từ lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, Bác Hồ thấy rõ vai trò của phụ nữ thế giới nói chung, phụ nữ nói riêng. Người nhận xét: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Người cũng rút ra kết luận “Xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà tham gia”, rồi Người khẳng định: “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”.

Với cách nhìn toàn diện, Bác Hồ nhấn mạnh rằng, phụ nữ chiếm một nửa nhân loại; “Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa xã hội”, cũng tương tự “Phụ nữ Việt Nam chiếm một nửa tổng số nhân dân ta”; Người còn chỉ rõ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng”. Vì vậy, theo Người, “Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng”, “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”. Bác Hồ phân tích có lý, có tình, rằng: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, “Nhất định phải sản xuất thật nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động. Muốn nhiều sức lao động thì phải giải phóng lao động của phụ nữ”.

Tuy Bác Hồ không viết những tác phẩm lớn về vấn đề giải phóng phụ nữ, nhưng từng nơi, từng lúc, những câu nói của Người về bình đẳng nam nữ thật giản dị và dễ hiểu. Người nói:“Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ chỉ: Hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát, thế là bình đẳng, bình quyền. Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng to và khó”.

Quyền bình đẳng thực sự của người phụ nữ theo Bác là “Người phụ nữ Việt Nam đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân”. Vấn đề bình đẳng nam nữ được Bác đề cập trên nhiều lĩnh vực, nhưng nổi rõ nhất trên hai lĩnh vực sau:

Một là, lĩnh vực quyền và lợi ích: Trong lời kêu gọi chống nạn thất học, Bác viết “Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm. Đây là lúc các chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử”. Hay “Phụ nữ phải tham gia vào các cấp chính quyền, vào bộ máy lãnh đạo các ngành từ cơ sở đến trung ương, vào ban quan trị”.

Có một vấn đề rất tế nhị trong việc phân công lao động, cần căn cứ vào những khác biệt về đặc tính giới mà Bác Hồ thẳng thắn khuyên bảo. Bác nói: “Con gái có kinh chẳng hạn, trong lúc có kinh lội nước, dầm mưa, sau này sức khỏe không tốt, cho nên phân phối công tác cho phụ nữ phải thích hợp”.

Hai là, lĩnh vực gia đình: Người phụ nữ phải vất vả nhiều trong công việc gia đình, như Lênin chỉ rõ: “Mặc dù có mọi luật lệ giải phóng phụ nữ, nhưng phụ nữ vẫn cứ là nô lệ trong gia đình vì công việc nội trợ linh tinh cứ đè nặng lên vai họ, làm cho họ nghẹt thở mụ mẫm, nhọc nhằn, ràng buộc họ vào bếp núc, vào buồng con cái, lãng phí sức lực của họ vào một công việc cực kỳ tủn mủn, làm cho họ nhọc nhằn, gò bó”. Và theo Bác Hồ thì việc giải phóng sức lao động của phụ nữ chính là giải phóng phụ nữ khỏi những công việc không tên của gia đình. Bác thường nói “Nên cố gắng tổ chức những nhà ăn công cộng để giải phóng phụ nữ ra khỏi bếp núc”.

Bác Hồ phê phán mạnh mẽ vấn đề bạo hành trong gia đình, nhất là hiện tượng chồng đánh vợ. Bác viết “Khinh rẻ phụ nữ, và dã man nhất là thói đánh vợ,… Những thói dã man đánh vợ và ép con cần phải chấm dứt. Lợi quyền của phụ nữ cần được thực sự bảo đảm”.

Từ những phân tích về sự bất bình đẳng nam nữ, Bác Hồ cũng nêu lên các con đường có thể giải phóng phụ nữ và gợi ý từng đối tượng cụ thể. Đối với cán bộ lãnh đạo, Bác phê phán những tư tưởng mang nặng định kiến giới, coi thường phụ nữ. Bác khuyên “Phải thông cảm sâu sắc với quần chúng, và ra sức giúp đỡ chị em giải quyết những thắc mắc khó khăn”. Đối với các đoàn thể phải có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Đối với chính bản thân người phụ nữ, phải tự đấu tranh vì quyền lợi của mình, không có tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Bác khuyên chị em phụ nữ cố gắng học tập văn hóa, chính trị, nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ. Trong công tác và cuộc sống hàng ngày, Bác Hồ rất coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ và quan tâm, chăm sóc đến cuộc sống của người phụ nữ.

Trong Di chúc, Người biểu dương tinh thần chiến đấu, hy sinh và căn dặn toàn dân phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”. Những câu nói của Người ngắn gọn, súc tích nhưng chứa nhiều hàm ý sâu sắc, như những lời răn dạy, chỉ dẫn quý báu đối với Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và bản thân phụ nữ trong đấu tranh thực hiện quyền của phụ nữ, phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong xây dựng đất nước, xây dựng xã hội mới trong giai đoạn hiện nay./.