Vì sao các doanh nghiệp phá sản

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng tạo nên sự tăng trưởng kinh tế. Một quốc gia muốn có nền kinh tế vững mạnh thì buộc phải có nhiều giá trị gia tăng, trong đó vai trò của kinh tế tư nhân mang tính quyết định. Tuy nhiên tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân đang bị suy giảm nghiêm trọng với hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản mỗi năm. Thực trạng này đã dẫn tới một loạt những hệ lụy về mặt xã hội như thất nghiệp, tính bền vững của nền kinh tế kém, cản trở các hoạt động đầu tư…

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 11 tháng đầu năm 2018 tại Việt Nam là 83.108 doanh nghiệp, tăng 49,3% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, chỉ có 11.637 doanh nghiệp thành lập mới giảm 10,5% về số doanh nghiệp và giảm 22% về số vốn đăng ký so với tháng trước.

Qua sự kiện này, một số cán bộ nhà nước cho rằng tình trạng các doanh nghiệp phá sản là quy luật đào thải bình thường của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, con số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động quá lớn, diễn ra trong thời gian dài liên tục và trở thành “phong trào” thì điều đó rất đáng lo ngại.

Doanh nghiệp phá sản do môi trường kinh doanh và gánh nặng chi phí

Hiện có nhiều nguyên nhân buộc doanh nghiệp phải đóng cửa. Trong đó, môi trường kinh doanh chính là nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh tại Việt Nam không những chưa cải thiện mà vẫn còn tồn tại tình trạng tham nhũng vặt ở mọi cơ chế. Khó khăn nhất của các doanh nghiệp tư nhân là các điều kiện đăng ký kinh doanh. Mặc dù mang tiếng là thủ tục một cửa, nhưng trên thực tế để đến được cửa cuối cùng, doanh nghiệp phải đi qua nhiều “cửa nhỏ” khác. Đó là còn chưa kể tới nhiều rào cản, phí “bôi trơn”, tiền bạc cho các nhóm lợi ích… khiến các doanh nghiệp lựa chọn giải thể như một giải pháp giảm thiểu nợ nần.

Một khó khăn khác là chi phí mà các doanh nghiệp Việt đang phải gánh không ngừng tăng lên, kéo theo lợi nhuận giảm xuống. Trong đó, chi phí lớn nhất vẫn là chi phí vận tải, chiếm tới 40-60% tổng chi phí. Giá vận tải  ở Việt Nam đắt đỏ chủ yếu là do các loại phí cầu, đường, BOT. Đồng thời, nhà cầm quyền CSVN tìm cách tận thu để bù đắp bội chi ngân sách cũng là yếu tố khiến các loại thuế tăng cao. Trong đó, thuế bảo vệ môi trường tăng gấp đôi; tiền lương tối thiểu tăng, đóng góp bảo hiểm xã hội cũng tăng. Đây là gốc rễ của việc nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn, buộc phải giải thể trong thời gian qua.

Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Trong lúc căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, hàng hóa Trung Quốc đã dùng Việt Nam là “sân sau” để né những đòn trừng phạt của Mỹ. Thực tế, nhiều hàng hóa gồm quần áo, giày dép và túi xách của Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam để sau đó xuất sang Mỹ.

Bên cạnh đó, thuế từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến các công ty Trung Quốc phải chuyển hướng xuất khẩu. Với vị trí địa lý gần gũi, hàng hóa dư thừa của Trung Quốc không xuất khẩu được vào Mỹ sẽ chuyển hướng sang thị trường Việt Nam. Việc này dĩ nhiên làm xáo trộn hoạt động, chuỗi cung ứng của rất nhiều doanh nghiệp liên quan. Và với lợi thế cạnh tranh về giá, hàng Trung Quốc đang gây sức ép đến thị trường Việt Nam.

Hậu quả là làm cho sản phẩm Việt Nam mất lợi thế, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường do giá bán sản phẩm cao. Điều này khiến quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt bị thu nhỏ, và đóng cửa do không còn thị trường để phát triển.

Chính sách phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế

Từ nhiều năm qua nhà cầm quyền CSVN luôn duy trì tình trạng đối xử không công bằng giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước. Với khoản ngoại tệ khổng lồ mà các nhà đầu tư ngoại quốc mang đến đã khiến cho giới chức lãnh đạo cộng sản chạy theo chiều chuộng, ưu đãi cho doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng mặt khác lại tìm cách “vặt lông” các doanh nghiệp trong nước.

Ví dụ thủ tục đăng ký kinh doanh lĩnh vực giáo dục và đào tạo, doanh nghiệp FDI hoạt động theo Nghị định 73, trong khi đó các doanh nghiệp trong nước lại hoạt động theo Nghị định 46 với yêu cầu cao và khắt khe hơn. Một ví dụ khác là doanh nghiệp FDI chỉ cần có vốn 300 tỷ đồng để kinh doanh nhưng doanh nghiệp trong nước phải có vốn 1.000 tỷ. Chưa hết, doanh nghiệp Việt Nam phải có diện tích tối thiểu 5 ha và phải tự xây trụ sở, nhưng doanh nghiệp FDI thì được thuê trụ sở và không cần phải có mặt bằng…

Sự phân biệt đối xử thiếu công bằng còn diễn ra giữa giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Theo đó, một số chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam thường ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước về các vấn đề như vốn, ưu đãi độc quyền, thuế phí, mặt bằng… Khiến không gian hoạt động của giới doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế đáng kể.

Từ thực trạng trên, có thể thấy là trong khi các doanh nghiệp Việt yếu, đã không nhận được sự tiếp sức nào, nhưng đang phải chịu nhiều thiệt thòi hơn. Những bất công trên đang tạo thêm những gọng kìm siết chặt khu vực kinh tế tư nhân, càng khiến cho doanh nghiệp tư nhân đã nhỏ lại trở nên kém phát triển, thậm chí là tới bờ vực phá sản.

Nền kinh tế yếu, thiếu khả năng cạnh tranh

Bên cạnh những bất cập về chính sách, tình trạng thiếu một hệ sinh thái cần thiết để hình thành trục liên kết đang là những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Việt Nam được ví như mảnh đất cằn cỗi cho việc xây dựng doanh nghiệp, và tình trạng này không được cải thiện sau nhiều năm. Thực tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam khi bước ra thị trường có rất ít cơ hội được tiếp cận với thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động, các chương trình hỗ trợ phát triển. Đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam quen với cơ chế quản lý kinh doanh lạc hậu, thiếu kết nối với nhau dẫn đến cơ hội liên kết với các tập đoàn lớn để tiêu thụ sản phẩm, tạo ra chuỗi giá trị đã bị hạn chế đáng kể.

Đồng thời, tỷ lệ doanh nghiệp phá sản cao tại Việt Nam còn đến từ nguyên nhân là do thiếu vốn, thiếu thị trường và kém về ứng dụng khoa học – kỹ thuật nên hiệu quả hoạt động thấp, khó có khả năng cạnh tranh. Tình trạng ấy khiến “sức đề kháng” của các doanh nghiệp trở nên yếu và khó thích nghi với môi trường kinh doanh ngày càng nhiều biến động.

Đối với một nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập, lẽ ra môi trường kinh doanh phải là không gian mở với những điều kiện thuận lợi để bùng nổ ra nhiều doanh nghiệp tư nhân. Nhưng những diễn biến thực tế tại Việt Nam lại không như vậy.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó nguyên nhân gốc rễ của vấn đề nằm ở sự sai lầm trong hoạch định chính sách của những quan chức cộng sản thiếu kinh nghiệm điều hành nền kinh tế thị trường. Cộng với sự tham lam những món lợi béo bở từ những khoản đầu tư ngoại quốc, khiến nhà cầm quyền CSVN dành ưu đãi lớn cho hai nhóm doanh nghiệp quốc doanh và FDI. Trong khi không đánh giá đúng mức tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Vì vậy, nhóm này bị phá sản hàng loạt cũng không có gì là lạ.

Hiện nay, từ đảng cho đến chính phủ đều hợp ca bài cải cách thể chế nhưng tất cả các biện pháp đưa ra đều chỉ chắp vá trong mục tiêu duy nhất là thu hút đầu tư FDI để nuôi sống chế độ mà thôi.

Ngô Đồng

Nhảy đến nội dung

Vì sao doanh nghiệp ngại công bố phá sản?

Thứ Năm, 08:36, 22/08/2013

Nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản và giải thể nhưng rất khó làm thủ tục phá sản nhanh gọn và thuận lợi, dù Luật Phá sản đã được ban hành từ năm 1993. Điều này cũng đồng nghĩa chưa có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh hoặc giải thoát.

Vướng từ Luật Theo phản ánh của các doanh nghiệp (DN), muốn làm thủ tục phá sản không dễ, lý do cơ bản nhất là thủ tục quá rườm rà. Như ở khu công nghiệp Đồng Nai chỉ có 4 DN xin làm thủ tục phá sản nhưng có tới 3 hồ sơ tòa từ chối không thụ lý vì lý do báo cáo tài chính lập không đúng thời điểm. Tương tự, một lý do khác khiến việc công bố phá sản của DN gặp khó khăn là các chủ nợ của DN (chủ yếu là ngân hàng thương mại) gây sức ép để không phải ra tòa. Lập luận của ngân hàng là các khoản vay nợ của DN đều có tài sản đảm bảo. Nếu phát mãi, họ sẽ thu hồi được gần hết món nợ. Còn theo Luật Phá sản, tài sản sẽ được chia theo quy định, đến lượt chủ nợ có khi không còn bao nhiêu. Chưa hết, nếu DN nộp đơn phá sản, có nghĩa món vay phải đưa vào lập dự phòng, mà thời gian tòa tuyên phá sản khá dài thì khoản nợ ấy bị treo lâu, dễ bị liệt vào nợ xấu, ảnh hưởng đến lợi nhuận cả năm của ngân hàng.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, đây là thực tế chưa có hướng ra. “Không chỉ doanh nghiệp ngại phá sản mà chính các chủ nợ và đối tác của họ cũng ngại vì sẽ khó thu hồi được nợ, ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh…” - ông Ánh nói.

Theo thống kê của TAND Tối cao, từ năm 2008 đến năm 2011, ngành tòa án đã nhận 636 đơn yêu cầu được phá sản. Trong đó trả lại đơn 13 vụ, ra quyết định mở thủ tục phá sản 518 vụ, ra quyết định không mở thủ tục phá sản 9 vụ, ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản 18 vụ. Đặc biệt, tòa án chỉ ra được quyết định tuyên bố phá sản 45 vụ. Có tới 12 trong số 52 TAND cấp tỉnh từ năm 2004 đến nay không thụ lý bất cứ yêu cầu phá sản của DN nào. Việc chậm trễ trong ra quyết định tuyên bố phá sản đang thể hiện những bất cập trong Luật Phá sản. Luật sư Nguyễn Ngọc Thụy, Công ty Luật Ngọc Thụy, phân tích: DN gặp nhiều bất lợi khi mở thủ tục phá sản. Đó là chủ DN bị tuyên phá sản không được quyền thành lập và giữ các chức vụ quản lý DN mới.

Đây là hình phạt nặng và làm giảm tinh thần khởi nghiệp. Luật Phá sản cũng quy định khá rõ: Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thẩm phán phải gửi hồ sơ cho cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân xem xét, khởi tố về hình sự.

Và từ chính DN
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, theo đánh giá của các chuyên gia, vẫn còn tâm lý ngại ngần từ chính các DN, sợ phá sản là mang tiếng “chết”, sợ thủ tục, sợ không trả nổi nợ đọng thuế, nợ đọng BHXH…

Ông Phạm Văn Thành, Phó giám đốc BHXH Đồng Nai, cho biết: Theo quy định của Luật Phá sản thì DN phải giải quyết quyền lợi cho người lao động nên đó cũng là một nguyên nhân khiến DN ngại phá sản, nhưng là nguyên nhân nhỏ. Còn các nguyên nhân khác quan trọng hơn như nợ ngân hàng, không đủ vốn trả…

Tương tự, theo phân tích của bà Nguyễn Thị Cúc, chuyên gia ngành thuế, cách hiểu về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của các DN dự định phá sản cũng chưa thực sự đầy đủ khiến DN ngần ngại càng thêm ngại ngần. “Không nhất thiết là DN phải hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ thuế trước khi phá sản, vì phá sản đã có nghĩa là DN không đủ khả năng chi trả rồi, nhưng DN cần hoàn chỉnh các báo cáo tài chính, quyết toán thuế…”, bà Cúc cho biết.

Theo đánh giá của các chuyên gia, chính những cách hiểu chưa đúng đã khiến việc thực thi Luật Phá sản khó khăn từ nhiều phía. Luật sư Lê Thị Lan Phương, Giám đốc Công ty Luật Ưu Việt, phân tích: “Luật Phá sản hiện nay không chỉ đặt mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ mà còn có mục tiêu bảo vệ quyền lợi của DN lâm vào tình trạng phá sản và tạo cơ hội cho DN ấy tự tái tổ chức, phục hồi kinh doanh. Tuy nhiên, do tâm lý DN cũng như do vướng mắc trong việc triển khai Luật nên trong khi việc thành lập DN rất dễ dàng thì việc phá sản DN lại rất khó khăn. Văn phòng của tôi tiếp nhận rất nhiều hồ sơ tư vấn thành lập DN nhưng lại gần như không có hồ sơ nào của DN nhờ tư vấn các thủ tục phá sản”.

Trước những vướng mắc trong việc thi hành Luật Phá sản, rất nhiều ý kiến chuyên gia, luật sư đang đề xuất sửa đổi tới 57 điều trong tổng số 95 điều của Luật này. Tuy nhiên, khi chưa sửa đổi Luật, có thể làm gì để những “cái chết” hợp pháp của DN không trở nên quá nặng nề là điều đáng quan tâm./.

Theo quy định tại Điều 94 Luật Phá sản 2004 thì chủ DN tư nhân, thành viên hợp danh của Công ty hợp danh, giám đốc/tổng giám đốc, chủ tịch và các thành viên HĐQT, HĐTV của DN, chủ nhiệm, các thành viên ban quản trị HTX bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập DN, HTX, không được làm người quản lý DN, HTX trong thời hạn từ 1 - 3 năm, kể từ ngày DN, HTX bị tuyên bố phá sản.

Quy định này làm hạn chế quyền tự do kinh doanh và là biện pháp chế tài đối với các nhà quản lý DN phá sản, khiến cho DN còn e ngại và thiếu mặn mà với thủ tục này, đặc biệt trong trường hợp quy định chủ DN, giám đốc là người phải nộp đơn yêu cầu phá sản.

Nhiều doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phải phá sản, giải thể, đóng cửa, tạm ngừng sản xuất.  

Nhiều doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phải phá sản, giải thể, đóng cửa, tạm ngừng sản xuất.  

Vì sao các doanh nghiệp phá sản

Vinashinlines là một công ty con nhiều tai tiếng của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Vì sao các doanh nghiệp phá sản

Vinashinlines là một công ty con nhiều tai tiếng của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Vì sao các doanh nghiệp phá sản

Các doanh nghiệp ngành thép đang trong tình trạng báo động đỏ, đối mặt nguy cơ phá sản…

Vì sao các doanh nghiệp phá sản

Các doanh nghiệp ngành thép đang trong tình trạng báo động đỏ, đối mặt nguy cơ phá sản…

Không vay được cũng chết mà vay được cũng chết, đó là tình trạng của các DN do tín dụng bị siết chặt và lãi suất quá cao hiện nay.

Không vay được cũng chết mà vay được cũng chết, đó là tình trạng của các DN do tín dụng bị siết chặt và lãi suất quá cao hiện nay.

Vì sao các doanh nghiệp phá sản

Từ đầu năm đến nay, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động và chờ phá sản đã lên tới 48.800 doanh nghiệp.

Vì sao các doanh nghiệp phá sản

Từ đầu năm đến nay, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động và chờ phá sản đã lên tới 48.800 doanh nghiệp.

Đến thời điểm này, tại tỉnh Thanh Hóa đã có trên 2.500 doanh nghiệp buộc phải phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.

Đến thời điểm này, tại tỉnh Thanh Hóa đã có trên 2.500 doanh nghiệp buộc phải phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.

Vì sao các doanh nghiệp phá sản

(VOV) - Nhiều doanh nghiệp năng lực có hạn nhưng sĩ diện, thích hoành tráng mà lãng phí dẫn đến phá sản.

Vì sao các doanh nghiệp phá sản

(VOV) - Nhiều doanh nghiệp năng lực có hạn nhưng sĩ diện, thích hoành tráng mà lãng phí dẫn đến phá sản.