Vì sao ngực bị nhức

Vì sao ngực bị nhức
Vì sao ngực bị nhức

Đau nhũ hoa là hiện tượng gì? Đau nhũ hoa trước kỳ kinh nguyệt hoặc đau nhũ hoa sau kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau nhũ hoa (hay đau đầu ti, đau đầu vú) là hiện tượng xảy ra ở khối vú, riêng biệt không liên quan tới lồng ngực. Cơn đau thường ở mức độ vừa phải chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà không gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thường ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy hiện tượng đau đầu nhũ hoa thường gặp ở khoảng 70% phụ nữ trẻ và có thể gặp ở những giai đoạn phát triển của cơ thể.

Hãy đọc thêm: Đau đầu vú, khi nào cảnh báo ung thư

Cụ thể đau đầu vú là hiện tượng gì? Đau nhức đầu vú có nguy hiểm không? Mời bạn tìm hiểu 7 nguyên nhân thường gặp khiến nhũ hoa bị đau dưới đây!

1. Đau nhũ hoa ở tuổi dậy thì

Phát triển nhũ hoa là dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì. Giai đoạn dậy thì đánh dấu thời điểm quan trọng của sự tăng trưởng và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nữ giới. Lúc này, tuyến vú và mô mỡ lúc có sự phát triển, nhũ hoa tăng kích thước và sưng lên. Những thay đổi nội tiết tố và vật lý có thể gây nên những cơn đau nhức và khiến nhũ hoa trở nên nhạy cảm.

2. Trong thời gian rụng trứng

Đàu vú vị đau là biểu hiện gì? Nhũ hoa bị đau có thể là dấu hiệu cho thấy bạn sắp tới ngày hành kinh. Nhiều phụ nữ đau nhức đầu vú trước, trong và sau khi rụng trứng, nguyên nhân là do tăng hormone estrogen và progesterone.

Trong thời gian rụng trứng, cơ thể có những chuẩn bị để có thể mang thai với việc mở rộng các tuyến vú – tuyến sản xuất sữa, và làm cho nhũ hoa đau nhức.

Mức tăng của các hormone progesterone sau rụng trứng tạo nước trong cơ thể. Nước cũng được giữ lại trong các mô vú, làm cho chúng căng và có thể tổn thương khiến nhũ hoa bị đau.

3. Đau nhũ hoa do mang thai

Núm vú bị đau là hiện tượng gì? Nồng độ estrogen cao khi mang thai, tăng số lượng của các mô vú, gây nở ngực, trong khi mức progesterone cao làm cho ngực đầy nước. Những bước chuẩn bị bộ ngực cho con bú cũng khiến mẹ bị đau nhũ hoa.

Một trong những khó khăn mà sản phụ thường gặp phải khi lần đầu cho con bú là việc đau đầu ti khi con bú. Nhiều lí do gây nứt núm vú đến từ cả mẹ và con. Thường là do cương sữa (bầu vú quá đầy sữa), hút sữa khó khăn, kỹ thuật cho con bú chưa đúng, v.v.

Để xử lý tổn thương ở núm vú, bạn có thể rửa đầu ti đau với nước ấm sau khi cho trẻ bú. Đắp gạc ẩm và ấm lên cũng giúp vết thương mau lành. Thoa tinh dầu bạc hà cũng được chứng minh là có hiệu quả trong quá trình chữa làng vết thương.

Nếu vú bị căng sữa hoặc núm vú dễ bị kích thích, bạn hãy vắt một ít sữa trước khi cho con bú và thoa nhẹ phần sữa đã vắt vào đầu ngực. Sữa mẹ giúp làm mềm núm vú, tạo lớp màng kháng khuẩn đồng thời giảm căng sữa và kích ứng ở khu vực này.

Hãy đọc thêm: Vì sao bạn bị đau núm vú khi cho con bú? và Đau núm vú khi cho con bú phải làm sao?

5. Đau nhũ hoa ở giai đoạn tiền mãn kinh

Đau đầu vú là hiện tượng gì? Sự thống trị estrogen và thiếu hụt progesterone khiến nhũ hoa bị đau trong thời kỳ tiền mãn kinh. Trong giai đoạn này, hàm lượng progesterone trong cơ thể không đủ cao để cân bằng hormone estrogen, dẫn đến nhiều rối loạn, trong đó có nhũ hoa bị đau.

6. Thời kỳ mãn kinh gây đau nhũ hoa

Lúc này, hàm lượng hormone biến động mạnh, dẫn đến nhiều vấn đề thể chất và tâm lý như căng ngực, đau đầu vú, kinh nguyệt không đều, bốc hỏa, đau đầu, đầy hơi, thay đổi tâm trạng…

Thời kỳ mãn kinh rất ít progesterone được sản xuất trong cơ thể, trong khi sự quá tải estrogen là nguyên nhân khiến nhũ hoa bị đau.

7. Mặc áo quá rộng hoặc quá chật khiến đầu ti đau

Một chiếc áo bó sát hay áo ngực rộng có thể cọ xát vào núm vú của bạn và gây kích ứng da, đặc biệt là khi bạn thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại như chạy bộ. Quá nhiều ma sát có thể khiến cho núm vú của bạn bị chảy máu.

Thay vào đó, hãy mặc áo và áo lót vừa vặn với cơ thể. Nếu bạn là người đam mê chạy, hãy che núm vú bằng gạc vô trùng chống thấm nước hoặc miếng dán bảo vệ đầu ngực để hạn chế va chạm.

Nếu bị đau đầu ngực và có vết nứt, bạn hãy bôi thuốc mỡ kháng sinh, sau đó che lại bằng gạc vô trùng.

Như vậy, đau nhũ hoa ở nữ giới có thể chỉ do sự thay đổi nhất thời của các hormone trong cơ thể ở một giai đoạn nào đó tuy nhiên cũng không loại trừ những nguyên nhân do bệnh lý. Tốt nhất, nếu tình trạng này kéo dài, cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có cách điều trị, chăm sóc nhũ hoa kịp thời, đặc biệt là khi thấy đau và tiết dịch ở đầu nhũ hoa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Có nhiều chị em phụ nữ gặp phải hiện tượng ngực căng và đau tức, nhất là trước kỳ kinh nguyệt hoặc đau không rõ nguyên do. Điều này khiến nhiều người cảm thấy rất lo lắng và hoang mang. Vậy ngực căng và đau là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?

Ngực căng và đau tức là hiện tượng gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều chị em khi người phụ nữ nào cũng từng trải qua cảm giác này. Khi đó, các chị em có thể cảm thấy ngực căng hơn bình thường, có cảm giác đau tức và đau nặng hơn khi vận động, di chuyển.

Các bé gái khi bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì sẽ phát triển tuyến vú và bắt đầu có kinh nguyệt. Lúc này, các bé có thể gặp phải tình trạng căng tức và đau ngực ở mức độ nhẹ. Đây là trạng thái sinh lý bình thường và các cơn đau sẽ biến mất khi ngực phát triển hoàn thiện .

Vì sao ngực bị nhức
Căng và đau ngực ở tuổi dậy thì hoặc đến kỳ kinh nguyệt

Đối với phụ nữ trưởng thành, trước và trong kỳ kinh nguyệt cũng thường xuất hiện cảm giác đau và căng tức ngực. Các cơn đau thường xuất hiện trong khoảng 1 tuần trước khi đến ngày “đèn đỏ” và sẽ biến mất khi hết kỳ kinh nguyệt.

Theo một số thống kê, có đến 70% phụ nữ có cảm giác đau và căng tức ngực khi đến ngày đèn đỏ. Các cơn đau có triệu chứng như kim châm ở ngực. Đây cũng là trạng thái sinh lý hết sức bình thường xảy ra do lượng hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng cao trong những ngày rụng trứng gây ra tình trạng tăng sinh tuyến vú.

Dấu hiệu mang thai cũng là câu trả lời cho câu hỏi ngực căng và đau là hiện tượng gì? Trong khoảng 40 ngày đầu mang thai, nồng độ estrogen sẽ thay đổi khiến bầu ngực to lên và có cảm giác đau. Tình trạng đau có thể kéo dài suốt thời gian thai kỳ.

Vì sao ngực bị nhức
Ngực căng và đau là hiện tượng gì? Dấu hiệu mang thai

Bên cạnh đó, sau khi sinh con, phụ nữ cũng có thể xuất hiện cảm giác đau, căng ngực do cơ thể cần tiết sữa mẹ để nuôi em bé. Dấu hiệu đau, căng ngực trong thời gian thai kỳ và sau khi sinh con cũng là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và không cần can thiệp điều trị.

Phụ nữ sinh hoạt tình dục không hài hòa, chịu bạo lực hoặc quan hệ quá mạnh bạo có thể khiến bầu ngực bị sung huyết dẫn tới những cơn đau tức khó chịu sau khi quan hệ.

Ngoài ra, phụ nữ nạo phá thai cũng có thể khiến ngực đau, thậm chí xuất hiện những khối u ở ngực. Điều này xảy ra do thai kỳ bị kết thúc đột ngột dẫn tới tuyến vú đang trong quá trình phát triển để tạo sữa bị ngưng trệ gây sưng, đau.

Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý, tình trạng ngực căng và đau tức có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe phụ nữ cụ thể như sau:

Nếu tình trạng đau ngực không xuất phát do chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc những nguyên nhân sinh lý khác, người bệnh có thể bị viêm tuyến vú. Lúc này, thời gian đau ngực không cố định, có thể kéo dài và xuất hiện tình trạng đau cục bộ.

Một số phụ nữ còn có các triệu chứng lâm sàng như cơ thể mệt mỏi, khó chịu kèm tình trạng sưng đỏ ngực và sốt cao.

Vì sao ngực bị nhức
Ngực căng và đau do viêm tuyến vú

Tình trạng tăng sinh tuyến vú có thể khiến ngực sưng phồng và đau nhức. Đây không phải là tình trạng quá nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng cũng có thể là nguyên nhân hình thành khối u trong vú.

Hiện tượng tăng sinh tuyến vú chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân như chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học; phụ nữ bị căng thẳng kéo dài; thường xuyên mất ngủ…

Các cơn đau tức ngực xảy ra đột ngột và kéo dài thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư vú. Đây là bệnh lý ác tính phổ biến ở phụ nữ và có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện kịp thời.

Triệu chứng lâm sàng đầu tiên của ung thư vú là cảm giác đau và căng tức ngực. Do đó, nếu không phải do các nguyên nhân về sinh lý, phụ nữ bị đau tức ngực cần đến bệnh viện để kiểm tra, tầm soát ung thư giúp phát hiện sớm các tế bào ác tính.

Thông thường, tình trạng ngực căng và đau khi chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt hoặc do những nguyên nhân sinh lý khác thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và chị em phụ nữ không cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, xuất hiện đột ngột không phải do nguyên nhân sinh lý có thể cảnh báo những bệnh lý khá nguy hiểm. Lúc này, các chị em cần đến bệnh viện để được thăm khám, phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời.

Các bệnh lý tuyến vú có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong nếu người bệnh bị ung thư vú. Nhưng nếu được phát hiện sớm thì người bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn, phục hồi sức khỏe và không ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống thường ngày.

Các cơn đau ngực nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì phụ nữ cần được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, một số cơn đau ngực do vấn đề sinh lý, nhất là đau tức ngực khi đến kỳ kinh nguyệt có thể gây khó chịu cho các chị em. Dưới đây là một số cách giảm đau ngực trước kỳ kinh nguyệt hiệu quả.

Áo ngực độn quá dày hoặc không đúng kích cỡ với bầu ngực có thể gây kích ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Ngoài ra, áo không đúng “size” khiến chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu hơn khi các cơn đau tức ngực trước kỳ kinh nguyệt xuất hiện.

Vì sao ngực bị nhức
Lựa chọn áo ngực đem lại sự thoải mái giúp giảm đau

Vì thế, chị em phụ nữ nên chọn những chiếc áo ngực không gọng, thoải mái, thoáng mát, ít độn và có kích thước vừa vặn. Nên chọn áo có chất liệu mềm và co giãn giúp tăng cảm giác dễ chịu và thoải mái.

Việc massage ngực có thể giúp tăng cường lưu thông máu tới ngực, giúp vùng ngực đàn hồi và mềm mịn hơn, giảm cảm giác căng tức. Có thể massage nhẹ nhàng kết hợp sử dụng với dầu massage như dầu ô liu, dầu dừa…

Thực hiện massage ngực qua các bước sau:

  • Xoa hai bàn tay vào nhau để tay ấm và mềm hơn.
  • Xòe các ngón tay và đặt lên ngực, massage theo những chuyển động tròn.
  • Massage trong khoảng 5 phút, tránh tác động lên núm vú và điều chỉnh mức độ massage phù hợp.
  • Có thể thực hiện massage hàng ngày để có hiệu quả tốt hơn.
Vì sao ngực bị nhức
Massage và thư giãn giúp giảm đau và tăng kích thước vòng 1

Chườm nóng là liệu pháp giảm đau nhanh chóng và rất hiệu quả, có thể giúp cải thiện lưu thông máu đến ngực và làm dịu cơn đau.

Các chị em có thể sử dụng khăn bông mềm thấm nước nóng và chườm lên bầu ngực. Ngoài ra có thể cho nước ấm vào bình sữa và dùng khăn quấn quanh chai rồi chườm lên bầu ngực.

Ngoài ra, biện pháp chườm lạnh cũng có thể giảm đau ngực nhanh chóng. Sử dụng túi nước đá bọc trong khăn bông và chườm lên ngực. Với phương pháp chườm lạnh, không được chườm quá 15 phút và không chườm đá trực tiếp lên da.

Xem thêm

TOP 15 cách làm hồng nhũ hoa bằng tự nhiên đơn giản, hiệu quả nhất

Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga hoặc đạp xe cũng có thể giúp chị em phụ nữ giảm cơn đau khi đến kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, các bài tập này còn giúp chị em phụ nữ thấy thư giãn, giảm mệt mỏi và lo âu, tăng cường sức khỏe.

Việc nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng, tránh căng thẳng và mệt mỏi cũng rất cần thiết. Phụ nữ cần đi ngủ đúng giờ, đủ giấc để cải thiện sức khỏe. Ngoài ra có thể thực hiện các liệu pháp thư giãn toàn thân như tắm nước ấm, spa hoặc xông hơi.

Trước và trong kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để giảm đau và giúp cơ thể được thoải mái. Một số nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ là:

Vì sao ngực bị nhức
Cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp
  • Hạn chế caffeine trong chế độ ăn uống để giảm sưng, đau và cải thiện kích thước bầu ngực, giúp phụ nữ trở nên quyến rũ hơn. Một số thực phẩm, đồ uống có nhiều caffeine là trà, cà phê, nước ngọt, socola…
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá gây hại cho cơ thể.
  • Hạn chế chất béo bão hòa: Chế độ ăn uống ít chất béo bão hòa có thể giúp chị em phụ nữ điều hòa được nồng độ estrogen và cải thiện tình trạng đau, tức ngực. Các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa cần tránh là: thịt đỏ, bơ sữa, thực phẩm nhiều dầu và mỡ động vật.
  • Không nên sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp và thức ăn nhanh vì đây là những thực phẩm nhiều chất béo và không đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
  • Bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng như cá, các loại hạt như đậu nành, hạnh nhân, ô liu, đậu đen…
  • Bổ sung vitamin trong thực đơn hàng ngày qua các loại rau xanh như các loại rau họ cải, các loại trái cây…
  • Tăng cường ăn sữa chua, giảm đường trong chế độ ăn uống để có làn da và vóc dáng đẹp.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể tốt hơn.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc ngực căng và đau là hiện tượng gì của nhiều chị em phụ nữ. Thông thường, đây là vấn đề sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng nếu các cơn đau xuất hiện bất thường, chị em phụ nữ cần lưu ý đến các bệnh lý có thể gặp phải và đến bệnh viện để được khám và điều trị bệnh một cách tốt nhất.