Xét xử vụ học sinh trường Gateway tử vong

Sáng 11/8, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử vụ bé trai 6 tuổi Trường Tiểu học Gateway, Hà Nội (thuộc Trường phổ thông liên cấp Gateway) tử vong trên xe đưa đón. Tại phiên tòa, bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này là Công ty trách nhiệm hữu hạn Vận tải và Du lịch Ngân Hà (viết tắt là Công ty Ngân Hà) bất ngờ xin rút toàn bộ nội dung kháng cáo.

  • Hoãn phiên toà phúc thẩm xét xử vụ cháu bé tử vong tại trường Gateway

Trước đó, Công ty Ngân Hà kháng cáo mức bồi thường dân sự trong bản án sơ thẩm và đề nghị Toà án cấp phúc thẩm xem xét lại. Công ty Ngân Hà kháng cáo cho rằng, việc Tòa án cấp sơ thẩm tuyên buộc Công ty Ngân Hà phải chịu trách nhiệm bồi thường 249 triệu đồng cho gia đình bị hại thay cho cả bị cáo Quy và bị cáo Phiến là không đúng quy định của pháp luật.

Xét xử vụ học sinh trường Gateway tử vong
Bị cáo Phiến và bị cáo Quy tại phiên toà phúc thẩm.

Bị cáo Nguyễn Bích Quy (SN 1964, nhân viên giám sát trên xe của Công ty Ngân Hà) kháng cáo kêu oan. Bị cáo Doãn Quý Phiến (SN 1966, lái xe ôtô đưa đón học sinh Trường Tiểu học Gateway) đề nghị Toà án cấp phúc thẩm xem xét lại tội danh và hình phạt. Bị cáo Nguyễn Thị Thủy (SN 1990, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 Tokyo, Trường Tiểu học Gateway) kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại các tình tiết trong vụ án và giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên toà phúc thẩm, ba bị cáo giữ nguyên nội dung kháng cáo.

Bị hại trong vụ án là cháu Lê Hoàng L (SN 2013, trú tại chung cư Trung Yên Plaza, số 1 phố Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, học sinh lớp 1 Tokyo, Trường Tiểu học Gateway). Trước đó, trong hai ngày 14 và 15/1/2020, TAND quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án này và tuyên án phạt bị cáo Quy 24 tháng tù; bị cáo 15 tháng tù về cùng tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS năm 2015). Bị cáo Thủy bị tuyên phạt 12 tháng tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360 BLHS năm 2015). Ngoài án phạt tù, HĐXX sơ thẩm còn buộc bị cáo Thủy cấm đảm nhiệm chức vụ giáo viên trong thời hạn một năm.

Xét xử vụ học sinh trường Gateway tử vong
Bị cáo Quy (trái) và bị cáo Thuỷ.

Tại phiên tòa phúc thẩm, có 2 người giám định, 9 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo. Tuy nhiên, nhiều người làm chứng được Toà án cấp phúc thẩm triệu tập hợp lệ đã vắng mặt. Luật sư bảo vệ quyền lợ cho bị cáo Quy đề nghị HĐXX triệu tập người làm chứng, trong đó có nhân chứng Nghiêm Thị Trang (ở Hà Nội). Luật sư cũng đề nghị đưa ra vật chứng của vụ án là áo sơmi và balô của cháu L. Ngoài ra, luật sư xuất trình một số tài liệu mới là các đoạn băng ghi âm.

Đại diện Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên tòa nêu quan điểm, phiên toà phúc thẩm tuy vắng mặt nhiều người làm chứng nhưng họ đều đã có đầy đủ lời khai ở quá trình điều tra. Ngoài ra, tại phiên tòa sơ thẩm, những người này đã được triệu tập đến tòa để thẩm tra lại các chứng cứ nên việc vắng mặt của các nhân chứng này trong phiên tòa phúc thẩm không ảnh hưởng đến quá trình xét xử phúc thẩm. Đối với việc các luật sư đưa ra tài liệu mới, đại diện Viện kiểm sát chưa nhận được những tài liệu này nên không có ý kiến.

Xét xử vụ học sinh trường Gateway tử vong
Các luật sư bào chữa tại phiên toà phúc thẩm.

Sau khi hội ý, HĐXX phúc thẩm cho rằng, mặc dù một số người làm chứng vắng mặt, nhưng những người này đều có đơn xin xét xử vắng mặt, giữ nguyên lời khai. Về việc luật sư của bị cáo Quy có nộp băng ghi âm, sau khi nghiên cứu, HĐXX phúc thẩm nhận thấy, nội dung trong băng ghi âm không có gì mâu thuẫn với lời khai của người làm chứng Nghiêm Thị Trang, không mâu thuẫn với những gì có trong hồ sơ. Quá trình xét xử phúc thẩm, nếu thấy cần thiết, HĐXX sẽ cho triệu tập nhân chứng này. Đối với đề nghị của luật sư yêu cầu đưa đến một số vật chứng của vụ án là ba lô và áo của cháu L, HĐXX phúc thẩm cho biết, việc này là không cần thiết. Bản án sơ thẩm xác định, đây là vụ án không có đồng phạm song hành vi độc lập của ba bị cáo đã khiến cháu L tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón.

Sau khi nêu quan điểm về những tình tiết mới liên quan đến vụ án, HĐXX tiến hành thẩm vấn các bị cáo.

Nguyễn Hưng

Ngày 15.11, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội) tiếp tục phiên xét xử 3 bị cáo trong vụ bé trai lớp 1 Trường Gateway tử vong do bỏ quên trên xe đưa đón, xảy ra và ngày 6.8.2019.

Toàn cảnh bản án vụ bé trai trường Gateway bị bỏ quên trên xe

Căn cứ tài liệu trong hồ sơ vụ án và lời khai các bị cáo tại tòa, HĐXX nhận thấy lời khai của các bị cáo hoàn toàn phù hợp với lời khai tại cơ quan điều tra. HĐXX có đủ căn cứ xác định ngày 6.8.2019, khi đưa các học sinh vào trường, bị cáo Nguyễn Bích Quy (56 tuổi, nhân viên giám sát trên xe) đã không kiểm tra lại xe buýt; tài xế Doãn Quý Phiến (54 tuổi, tài xế lái xe đưa đón học sinh Trường Gateway) cũng không kiểm tra lại xe buýt, dẫn đến việc cháu L..H.L bị bỏ quên trên xe từ 7 giờ 23 sáng đến 16 giờ 23 chiều 6.8 mới phát hiện ra.

Xét xử vụ học sinh trường Gateway tử vong

Bị cáo Doãn Quý Phiến

Ảnh Trần Thắng

Theo HĐXX, nguyên nhân chết của cháu Long chết là suy hô hấp tuần hoàn, sốc nhiệt do không gian giới hạn. Qua kiểm tra, không có tác động của ngoại lực dẫn đến tử vong của cháu Long.

Bản án sơ thẩm xác định, bị cáo Nguyễn Bích Quy đã được Trường Gateway tập huấn cho nhân viên đưa đón nhưng không đến tham gia. Hành vi của bị cáo là vô ý và cẩu thả, dẫn đến việc bỏ quên cháu Long trên xe.

Tương tự, Trường Gateway tập huấn cho tài xế đưa đón nhưng bị cáo Doãn Quý Phiến cũng không đến. Bị cáo Phiến quá tin tưởng nhân viên đưa đón, dẫn đến việc vô ý làm cháu Long tử vong trên xe.

Bị cáo Nguyễn Thị Thủy là chủ nhiệm lớp của cháu Long (lớp 1 Tokyo Trường Gateway), có trách nhiệm điểm danh đầu buổi học và trao đổi với phụ huynh khi học sinh nghỉ học qua phần mềm, nhưng khi phát hiện cháu Long vắng mặt không lý do vẫn không báo về phụ huynh, dẫn đến tử vong của cháu Long.

Xét xử vụ học sinh trường Gateway tử vong

Bị cáo Nguyễn Bích Quy

Ảnh Trần Thắng

HĐXX nhận định bị cáo Quy đã thực hiện không đầy đủ trách nhiệm hành vi của mình nhưng bị cáo này lại không nhận thức được hành vi sai phạm của mình. Bị cáo là người có trách nhiệm cao nhất và phải chịu mức án cao nhất trong vụ án.

Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên án bị cáo Doãn Quý Phiến 15 tháng tù giam, bị cáo Nguyễn Bích Quy 2 năm tù, cùng vì tội vô ý làm chết người.

Với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Nguyễn Thị Thủy (30 tuổi, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 Tokyo, Trường Gateway) nhận mức án 12 tháng tù, cấm hành nghề 1 năm từ ngày thi hành án.

Tin liên quan

Phiên phúc thẩm do TAND Hà Nội mở liên quan đến vụ án học sinh Trường Tiểu học Gateway tử vong trên xe đưa đón.

Theo đó, ba bị cáo sẽ được xem xét tội danh "Vô ý làm chết người" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và hình phạt mà cấp sơ thẩm đã tuyên.

Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 thẩm phán, dự kiến diễn ra trong một ngày.

Theo bản án sơ thẩm của TAND quận Cầu Giấy, sáng 6.8.2019, tài xế Phiến đón bị cáo Quy để tới các điểm đón học sinh trường tiểu học Quốc tế Gateway.

Bị cáo Quy đã đón tổng số 13 học sinh, trong đó có bé L.H.L. (6 tuổi, học sinh lớp 1 Tokoyo).

Sau khi đến trường, bị cáo Quy đã vừa bế, vừa dắt hai học sinh nên không để ý việc bé L. không xuống xe. Tài xế Phiến cũng không kiểm tra khoang hành khách mà lái xe về bãi đỗ ở Học viện Báo chí.

Trong khi đó, bị cáo Quy vẫn điền vào sổ giao nhận học sinh của trường Gateway, tổng số đủ 13 cháu rồi ra về.

Tòa thấy, việc bé L. vắng mặt song bị cáo Thủy đã không báo cho gia đình biết.

Đến chiều cùng ngày, khi bị cáo Phiến lái xe quay lại trường đón học sinh. Lúc này, bị cáo Quy mới phát hiện bé L. nằm bất động trên sàn ôtô, sau đó được xác định đã tử vong.

Bản án sơ thẩm nhận định đây là vụ án không có đồng phạm song hành vi độc lập của 3 bị cáo đã khiến cháu L. tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón.

Tòa sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Quy 24 tháng tù giam, Phiến 15 tháng tội Vô ý làm chết người; Thủy 12 tháng tù giam tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Sau khi án sơ thẩm tuyên, bị cáo Quy cho rằng mình không phạm tội “vô ý làm chết người” và nêu ra 10 lý do kháng cáo. Bị cáo Quy cho biết việc bị cáo nhận làm công việc đưa đón học sinh với Công ty TNHH vận tải và du lịch Ngân Hà, nhưng lại không có hợp đồng hay được tập huấn gì; bị cáo mới đi làm từ ngày 5.8.2019 thì ngày 6.8.2019 xảy ra sự việc cháu L.H.L. bị tử vong.

Khi bị cáo đưa học sinh đến trường không có giáo viên hay cán bộ nhà trường nào đứng ra điểm danh giao nhận. Bị cáo Quy cho rằng bị cáo Phiến mới là người chốt cửa cuối cùng và thời điểm bị cáo Quy đóng cửa xe thì cháu L. chưa chết.

Bị cáo Quy còn đề nghị làm rõ các tình tiết như ai là người thay áo cho cháu L., rèm cửa ôtô sáng mở mà chiều lại đóng, quả bóng bay trên xe có đúng là của học sinh mang lên từ hôm trước không...

Bị cáo Phiến đề nghị xem xét lại tội danh và hình phạt đối với bị cáo. Bị cáo Thủy đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt để sớm có cơ hội được trở lại làm việc, cống hiến cho xã hội, chuộc lại lỗi lầm đã gây ra.

Công ty Ngân Hà cho rằng phải chịu trách nhiệm bồi thường 249 triệu đồng cho gia đình bị hại thay cho cả bị cáo Quy và Phiến là không đúng quy định của pháp luật.