Dịch vụ đại lý môi giới đấu giá hàng hóa năm 2024

+ Factor: được giao quyền chiếm hữu hàng hóa hoặc chứng từ sở hữu hàng hóa, đc đứng tên bán hay cầm cố hàng hóa với giá cả có lợi nhất cho người ủy thác, được trực tiếp nhận hàng từ người mua.

+ đại lí gửi bán: đc ủy thác bán hàng hóa mà người ủy thác giao cho với danh nghĩa của mình và chi phí của người ủy thác.

+ đại lí bảo đảm thanh toán: đại lí đứng ra bảo đảm bồi thường cho ng ủy thác nếu người mua t3 kí kết hợp đồng với mình ko trả tiền.

– Theo Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam trong WTO, đối với Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 621, 61111, 6113, 6121), Dịch vụ bán buôn (CPC 622, 61111, 6113, 6121), Dịch vụ bán lẻ (CPC 631 + 632, 61112, 6113, 6121), ta cam kết: Công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. Đồng thời, việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).

– Liên quan tới cách hiểu về dịch vụ đại lý hoa hồng, căn cứ theo danh mục các ngành/phân ngành được liệt kê tại tài liệu MTN.GNS/W/120 của WTO và nội dung cụ thể của các ngành/phân ngành nêu tại Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời-PCPC của Liên hợp quốc (được tham chiếu trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam), dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC621) được hiểu là bán hàng trên cơ sở phí hoặc hợp đồng, là dịch vụ bán buôn bởi đại lý hoa hồng, môi giới thương mại, người điều khiển đấu giá và các doanh nghiệp bán buôn khác – những đối tượng mà buôn bán trên danh nghĩa của những người khác, đối với tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam).

Như vậy, theo định nghĩa này, một dịch vụ được coi là dịch vụ đại lý hoa hồng nếu thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản như sau:

(i) Là dịch vụ bán buôn;

(ii) Đối tượng thực hiện bán buôn trên cơ sở danh nghĩa của những người khác;

(iii) Có thu phí hoặc thỏa thuận bằng hợp đồng.

Xem thêm dịch vụ tư vấn hợp đồng đại lý.

Tuy nhiên, danh mục các ngành/phân ngành được liệt kê trong WTO cũng như mô tả các ngành/phân ngành trong PCPC của Liên hợp quốc nêu trên không có phân loại hoặc mô tả cụ thể về dịch vụ “môi giới thương mại hàng hóa”.

– Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Điều 150 định nghĩa. “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới” và thuộc nhóm dịch vụ trung gian thương mại.

– Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018, môi giới mua bán hàng hóa có mã VSIC 46102 và được phân loại cùng nhóm “461-4610: đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa”.

Theo phân loại tại Hệ thống này, môi giới hàng hóa cũng hoàn toàn độc lập và không thuộc dịch vụ đại lý.

Như vậy, hoạt động môi giới thương mại không phải là dịch vụ đại lý mua bán hàng hóa, cũng như không phải là dịch vụ đại lý hoa hồng như cách hiểu trên. Do chưa mở cửa thị trường nên việc cấp phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài là hạn chế.

Hiện tôi đang có nhu cầu tìm hiểu về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm nhờ các bạn hỗ trợ giúp: Nhóm ngành đấu giá hàng hóa gồm những hoạt động nào? Mã hàng hóa bao nhiêu? Có văn bản nào quy định vấn đề này không? Mong sớm nhận được phản hồi! (0123**)

Nhóm ngành đấu giá hàng hóa được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, (có hiệu lực từ ngày 20/8/2018), theo đó:

46103: Đấu giá hàng hóa

Nhóm này gồm: Các hoạt động của người có tài sản đấu giá tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng công khai để chọn người mua trả giá cao nhất về các loại hàng hóa:

- Nông, lâm sản nguyên dạng, động vật sống, nguyên liệu dệt thô và bán thành phẩm;

- Nhiên liệu, quặng, kim loại và hoá chất công nghiệp, phân bón;

- Lương thực, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thuốc lá, thuốc lào;

- Hàng dệt, may sẵn, hàng da lông thú, giày dép, các sản phẩm da và giả da;

- Gỗ xây dựng và nguyên, vật liệu xây dựng;

- Máy móc, thiết bị, kể cả máy văn phòng, máy vi tính, thiết bị công nghiệp, tàu thuyền và máy bay;

- Giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự, đồ dùng gia đình, hàng gia dụng và đồ ngũ kim.

Loại trừ: Hoạt động đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất được phân vào nhóm 6820 (Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất).

Trên đây là tư vấn về các nhóm ngành đấu giá hàng hóa. Để nắm thông tin các ngành nghề đăng ký kinh doanh khác, vui lòng tham khảo tại bài viết: Tổng hợp mã ngành nghề kinh doanh mới nhất.