Huyện an dương hải phòng có bao nhiêu xã năm 2024

Bài tuyên truyền chào mừng Kỷ niệm 20 năm tái lập huyện An Dương (10/5/2003 – 10/5/2023)

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Chào mừng Kỷ niệm 20 năm tái lập huyện An Dương

(10/5/2003 – 10/5/2023)

--

Chào mừng Kỷ niệm 20 năm tái lập huyện An Dương (10/5/2003 – 10/5/2023) Ủy ban nhân dân thị trấn An Dương, xây dựng chuyên mục tuyên truyền tới toàn thể cán bộ đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ quá trình hình thành và phát triển của huyện An Dương trước và sau khi tái lập huyện đến nay, gắn với lịch sử Đảng bộ huyện từ khi thành lập, quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng và xây dựng phát triển huyện An Dương. Qua đó tăng cường củng cố niềm tin của nhân dân nói chung và tuổi trẻ nói riêng vào con đường đổi mới và vai trò lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, tiếp tục cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân huyện phát huy truyền thống cách mạng, quyết tâm xây dựng huyện phát triển nhanh, bền vững, đảm bảo các tiêu chí để thực hiện thành công Đề án thành lập đơn vị hành chính quận tại huyện An Dương trước năm 2025.

1. Quá trình hình thành huyện An Dương

* Huyện An Dương từ xa xưa đã có tên trong cuốn lịch sử địa lý đầu tiên của nước ta, chính thức được thành lập vào năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đời Lê Thánh Tông. Qua các triều đại cho dến đầu triều Nguyễn, An Dương thuộc phủ Kinh Môn; từ năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) thuộc phủ Kiến Thụy, tỉnh Hải Dương. Ngày 11/9/1887, Thực dân Pháp lập ra tỉnh Hải Phòng, bao gồm 3 huyện An Lão, Nghi Dương và An Dương. Thời điểm này diện tích của huyện An Dương bị thu hẹp với diện dích 11.245ha. Năm 1906, An Dương thuộc tỉnh Kiến An. Năm 1924, để dễ bề cai trị, Thực dân Pháp cắt một phần (phía Đông) huyện An Dương để thành lập huyện Hải An. Tháng 8/1948, theo chủ trương của Liên tỉnh ủy Hải Kiến, 02 huyện An Dương và An Lão đã nhập lại, lấy tên là huyện Lưỡng An; Đảng bộ 02 huyện cũng nhập lại. Cuối năm 1948, sau khi liên tỉnh ủy Hải Phòng - Kiến An tách ra, tháng 4/1949 huyện Lưỡng An cũng thực hiện việc chia tách thành 02 Đảng bộ.

Sau hòa bình lập lại, để mở rộng Thành phố Hải Phòng, ngày 27/10/1962, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa II thông qua Nghị quyết về việc hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An, lấy tên là thành phố Hải Phòng. Huyện An Dương thuộc thành phố Hải Phòng.

* Ngày 7 tháng 4 năm 1966, để đáp ứng kịp thời yêu cầu chiến đấu và sản xuất của thành phố Hải Phòng trước mắt cũng như lâu dài, Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất 02 huyện huyện An Dương, Hải An thành huyện An Hải. Thời điểm này diện tích của huyện An Dương là 20,842 ha và dân số trên 230.000 người. Sau 1975, một số đơn vị hành chính thuộc huyện được điều chỉnh bàn giao cho các đơn vị khác:

+ 16/01/1979: Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 19-CP v/v thành lập Thị trấn Quán Toan thuộc huyện An Hải trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nam Sơn.

+ 14/2/1987: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33-HDBT v/v phân vạch địa giới một số xã, thị trấn huyện An Hải, theo đó thành lập Thị trấn An Dương trên cơ sở nhập một phần diện tích và nhân khẩu của xã Lê Lợi, xã Đồng Tâm, xã Đồng Thái, xã Nam Sơn; hợp nhất 02 xã Đồng Tâm và Đồng Tiến thành xã An Đồng.

+ 17/4/1987: chuyển 02 xã Đông Khê và Đằng Giang sáp nhập vào quận Ngô Quyền.

+ 23/11/1993: Chuyển Thị trấn Quán Toan xã Hùng Vương về quận Hồng Bàng. An Hải còn 23 đơn vị hành chính, gồm 22 xã, 01 thị trấn (An Đồng, An Hòa, An Hồng, An Hưng, Bắc Sơn, Đại Bản, Đặng Cương, Đằng Hải, Đằng Lâm, Đông Hải, Đồng Thái, Dư Hàng Kênh, Hồng Phong, Hồng Thái, Lê Lợi, Lê Thiện, Nam Hải, Nam Sơn, Quốc Tuấn, Tân Tiến, Tràng Cát, Vĩnh Niệm và thị trấn An Dương).

* Ngày 20/12/2002, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định 106/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Hải An và các phường trực thuộc, mở rộng và thành lập phường thuộc quận Lê Chân và đổi tên huyện An Hải thành huyện An Dương thuộc thành phố Hải Phòng (chính thức có hiệu lực từ ngày 04/1/2003), theo đó:

- Thành lập quận Hải An trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của 05 xã: Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát thuộc huyện An Hải và phường Cát Bi thuộc quận Ngô Quyền và thành lập phường thuộc quận Hải An;

- Sáp nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của 02 xã Dư Hàng Kênh, Vĩnh Niệm của huyện An Hải vào quận Lê Chân và thành lập phường Dư Hàng Kênh, phường Vĩnh Niệm thuộc quận Lê Chân;

- Đổi tên huyện An Hải thành huyện An Dương.

Như vậy, năm 2002 Huyện An Dương được tái thành lập, có diện tích đất tự nhiên 9.831,96 ha, với 134.137 nhân khẩu; có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: An Đồng, An Hòa, An Hồng, An Hưng, Bắc Sơn, Đại Bản, Đặng Cương, Đồng Thái, Hồng Phong, Hồng Thái, Lê Lợi, Lê Thiện, Nam Sơn, Quốc Tuấn, Tân Tiến và thị trấn An Dương. Thực hiện Nghị định 106/2002/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 10/05/2003, UBND thành phố Hải Phòng công bố Quyết định đổi tên huyện An Hải thành huyện An Dương.

* Khi điều chỉnh địa giới và tái thành lập, trên địa bàn huyện An Dương có nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm chạy qua: Quốc lộ 5 kết nối thành phố cảng Hải Phòng với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên; quốc lộ 10 kết nối với tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng; quốc lộ 17B nối với tỉnh Hải Dương. Các tuyến đường tỉnh 351 và tuyến đường giao thông đô thị Nguyễn Trường Tộ là trục chính trên hành lang giao thông (nối dài từ xã Bắc Sơn huyện An Dương đến phường Nam Hải quận Hải An) kết nối cảng biển Hải Phòng theo hướng Đông - Tây và nối huyện với các quận, huyện khác trong thành phố. Ngoài ra, hệ thống đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua với hai nhà ga là Dụ Nghĩa và Vật Cách; hệ thống đường thủy qua các con sông Cấm, sông Kinh Môn, sông Lạch Tray...

Huyện An Dương có 04 khu, cụm công nghiệp lớn tập trung: Khu công nghiệp Nhật Bản - Hải Phòng, quy mô 153 ha (tên trước là khu công nghiệp Nomura); Khu công nghiệp Tràng Duệ, quy mô 349 ha; Khu công nghiệp An Dương, quy mô 812,62 ha; Cụm công nghiệp An Hồng với diện tích 30,38ha tạo điều kiện về việc làm cho Nhân dân trong huyện và người lao động ở các tỉnh lân cận. Vị trí địa lý và các điều kiện trên tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giao thương hàng hóa, tạo ra nhiều cơ hội để phát triển một nền kinh tế đa dạng của huyện.

2. Sự ra đời và vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện đối với sự phát triển của huyện An Dương

* Năm 1927, tại nhà đồng chí Phạm Bá Hỗ, thôn An Lạc, dưới sự tổ chức của đồng chí Phạm Bá Tuy, chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành lập, gồm 3 đồng chí Trương Văn Lực, Phạm Văn Hỗ và Nguyễn Văn Yên. Đồng chí Trương Văn Lực làm Bí thư. Đồng chí Phạm Bá Tuy là người thành lập tổ chức cộng sản đầu tiên, đồng thời là Chủ tịch cách mạng lâm thời đầu tiên của huyện An Dương

Ngày 03/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân toàn huyện một lòng đi theo Đảng. Các chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội trên địa bàn huyện đồng thời đổi tên thành chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổng số đảng viên thời điểm đó là 20 người.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành chính Đảng lãnh đạo, sau thời gian này các cơ quan chính quyền và Mặt trận Việt Minh của huyện đều được củng cố.

Tháng 9/1945, Huyện bộ Việt Minh An Dương thành lập, đồng chí Nguyễn Thị Phương Hoa (tức Huệ) là Bí thư Huyện bộ Việt Minh An Dương đầu tiên. Cuối tháng 11/1946, Huyện ủy An Dương thành lập, đồng chí Hoàng Mậu (tức Nguyễn Khai) là Bí thư Huyện ủy An Dương đầu tiên.

Tháng 9/1949, sau khi tách từ Huyện Lưỡng An, Đảng bộ huyện An Dương tiến hành tổ chức Đại hội lần thứ nhất tại Thôn Trắm xã Lại Giang, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương).

* Từ khi ra đời đến nay, Đảng bộ huyện An Dương từng bước phát triển lớn mạnh, Đảng bộ huyện đã trải qua 18 kỳ Đại hội. Đại hội đại biểu lần thứ 18 được triệu tập vào tháng 7/2020. Đại hội đã bầu ra 37 đồng chí ủy viên BCH Đảng bộ huyện. Trong 37 đồng chí ủy viên BCH bầu ra 11 đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ.

Về tổ chức: Tính đến tháng 3/2023, Đảng bộ huyện An Dương có 67 chi, đảng bộ cơ sở với 8.200 đảng viên. Trong 67 chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy có 15 đảng bộ xã, 01 đảng bộ thị trấn; 10 đảng bộ khối cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trường học, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang; 41 chi bộ thuộc các loại hình: doanh nghiệp nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân….

* Tính từ năm 2003 - 2023, sau 20 năm tái thành lập huyện, Đảng bộ huyện An Dương đã tổ chức 04 lần Đại hội:

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2005-2010 diễn ra vào tháng 10/2005.

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010-2015 diễn ra vào tháng 8/2010.

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015-2020 diễn ra vào tháng 8/2015.

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra vào tháng 7/2020.

* Trong 20 năm tái thành lập huyện An Dương, BCH Đảng bộ huyện khóa XV, XVI, XVII, XVIII đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, đoàn kết, thống nhất, tập trung cao triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp và thường xuyên bổ khuyết, giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh, thực hiện tốt chủ đề hàng năm và các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện.

Thời gian đầu tái thành lập huyện, mặc dù được xác định là địa phương có nhiều thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy, với những tuyến giao thông huyết mạch đều chạy qua địa bàn huyện với quốc lộ 5, quốc lộ 10; hai con sông chính từ Cảng Hải Phòng tỏa đi các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên với diện tích tự nhiên gần 9.831,96 ha, dân số 134.137 người chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên An Dương gặp không ít khó khăn khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ rọng nông nghiệp. GPD bình quân đầu người đạt 700 USD/năm

Năm 2008, sau 5 năm tái thành lập huyện, dân số huyện đạt 158.085 người cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch mạnh mẽ, tích cực theo hướng CNH-HĐH. Kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, bền vững luôn đạt 9,75%. GPD bình quân đầu người đạt 1.300 USD/năm.

Năm 2013, sau 10 năm tái thành lập huyện An Dương, dân số huyện đạt 178.132 người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của huyện An Dương luôn đạt 12,7%, thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/năm, đưa huyện An Dương dần trở thành một trong các huyện có tốc độ đô thị, công nghiệp hóa cao của thành phố.

Năm 2018, sau 15 năm tái lập, huyện An Dương có sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, dân số huyện đạt 194.370 người. Tốc độ đô thị hóa nhanh, kinh tế phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2018 đạt 7,78%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển nhanh, mạnh mẽ. Đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư. Trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, nhiều sản phẩm tạo được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài thành phố như rau an toàn, hoa, cây cảnh chất lượng cao… Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 38 triệu đồng/năm. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được quan tâm, đạt nhiều kết quả, quốc phòng, an ninh được giữ vững…

* Ngay từ đầu năm 2023, Đảng bộ huyện An Dương đã tập trung cho công tác tuyên truyền và phát động nhiều phong trào thi đua lập thành tích thiết thực để chào mừng kỷ niệm 20 năm Tái thành lập huyện An Dương vào tháng 5/2023

Sau 20 năm tái lập, huyện An Dương có sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, dân số đạt 206.382 người. Tốc độ đô thị hóa nhanh, kinh tế phát triển ổn định, thu nhập bình quân đầu người đạt 58 triệu đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2022 đạt 7,78%/năm. Đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội được quan tâm, đạt nhiều kết quả, quốc phòng, an ninh được giữ vững… Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, chỉnh trang đáp ứng yêu cầu phát triển. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đặc biệt, huyện triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới:

- Năm 2018, huyện có 15/15 xã đạt nông thôn mới; huyện An Dương được công nhận là huyện nông thôn mới năm 2020.

- Năm 2020, huyện An Dương được thành phố lựa chọn 01 xã thí điểm xây dựng NTM kiểu mẫu (xã Đồng Thái);

- Năm 2021, huyện triển khai xây dựng NTM kiểu mẫu tại 03 xã: Quốc Tuấn, Đặng Cương, An Hòa; năm 2022, huyện tiếp tục triển khai tại 04 xã: An Hồng, Hồng Thái, Lê Thiện, Hồng Phong.

- Năm 2023-2024 huyện tiếp tục triển khai xây dựng NTM kiểu mẫu tại 04 xã: An Hưng, Đại Bản, Tân Tiến, Bắc Sơn.

Đến nay, huyện đã rà soát cơ bản hoàn thiện danh mục các công trình NTM đề xuất thành phố phê duyệt triển khai năm 2023. Phấn đấu đến năm 2025, 100% số xã trên địa bàn huyện hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.

* Được sự quan tâm của Thành phố, thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 15/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 về chủ trương xây dựng Đề án thành lập đơn vị hành chính quận tại huyện An Dương; Thông báo số 1008-TB/TU ngày 19/7/2022 của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án thành lập ĐVHC quận tại huyện An Dương tại Hội nghị lần thứ hai. Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng hồ sơ, Đề án thành lập đơn vị hành chính quận tại huyện An Dương theo kế hoạch của thành phố và huyện.

- Đối với nhiệm vụ lập Quy hoạch phân khu đô thị An Dương: Đến nay UBND huyện đã thực hiện xong việc khảo sát phục vụ lập quy hoạch; trình hồ sơ đề nghị phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị An Dương. Sau khi điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban nhân dân huyện sẽ phối hợp với Sở Xây dựng hoàn thiện các thủ tục lập và trình phê duyệt quy hoạch theo quy định. Phối hợp với công ty TNHH AREP Việt Nam, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia (VIUP) tổ chức Hội nghị về báo cáo ý tưởng lập quy hoạch phân khu đô thị 1/2000 huyện An Dương lần 1.

- Đề án rà soát, đánh giá, thực hiện đầu tư phát triển đô thị tại huyện An Dương: Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp với đơn vị tư vấn rà soát hiện trạng, tổng hợp giải trình, làm rõ ý kiến của các Sở, đồng thời bổ sung, hoàn thiện nội dung Danh mục các dự án nâng cấp đô thị của huyện An Dương gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

- Đối với việc lập báo cáo đánh giá, rà soát phân loại đô thị đối với thành phố Hải Phòng và đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập phường, khu vực dự kiến thành lập quận An Dương: Ủy ban nhân dân huyện đã đăng tải Kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện lập Báo cáo và đang tiến hành các thủ tục đấu thầu thực hiện dự án theo quy định.

- Về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường: Ngày 19/7/2022, Ban Chỉ đạo Thành ủy ban hành Thông báo số 108-TB/TU thông báo tại Hội nghị lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, theo đó Ban Chỉ đạo Thành ủy đã đồng ý chủ trương sắp xếp 16 ĐVHC cấp xã hiện có của huyện để thành lập 12 đơn vị hành chính phường với phương án:

+ Thành lập 08 phường trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 08 xã, gồm: An Hòa, An Hồng, An Đồng, Đại Bản, Đồng Thái, Hồng Phong, Hồng Thái, Lê Thiện. ­­

+ Sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số các xã, thị trấn để thành lập 04 phường, gồm:

(1) Sáp nhập thị trấn An Dương và xã Lê Lợi để thành lập 01 phường mới.

(2) Sáp nhập xã Nam Sơn và xã Bắc Sơn để thành lập 01 phường mới.

(3) Sáp nhập xã Đặng Cương và xã Quốc Tuấn để thành lập 01 phường mới.

(4) Sáp nhập xã Tân Tiến và xã An Hưng để thành lập 01 phường mới.

Hiện nay huyện đang thực hiện các bước quy trình về tên gọi các đơn vị hành chính phường sau sắp xếp, sáp nhập.

Với sự chuyển mình, thay đổi từng ngày của huyện An Dương sau 20 năm tái thành lập huyện, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, lực lượng vũ trang và Nhân dân toàn huyện hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền địa phương. Lòng tin ấy ngày càng được củng cố, được phát huy bởi mỗi người dân An Dương yêu quê hương, cùng nhau chung tay vì một tương lai tốt đẹp, xây dựng huyện An Dương ngày càng phát triển vững mạnh./.

Hải Phòng có bao nhiêu huyện thị xã thành phố?

Sau sắp xếp đến giai đoạn 2023- 2025, thành phố Hải Phòng có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 08 quận, 01 thành phố và 06 huyện) và 167 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 79 phường, 07 thị trấn và 81 xã).

Huyện An Lão thành phố Hải Phòng có bao nhiêu xã?

Huyện An Lão có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: An Lão (huyện lỵ), Trường Sơn và 15 xã: An Thái, An Thắng, An Thọ, An Tiến, Bát Trang, Chiến Thắng, Mỹ Đức, Quang Hưng, Quang Trung, Quốc Tuấn, Tân Dân, Tân Viên, Thái Sơn, Trường Thành, Trường Thọ.

Ấn đường là phường gì?

An Dương là một phường thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

Huyện An Dương hiện nay có bao nhiêu khu cụm công nghiệp lớn bao nhiều tuyến đường quốc lộ đi qua?

Huyện An Dương- KCN phát triển Huyện An Dương hiện có 3 KCN lớn gồm: KCN Nomura, KCN An Dương và KCN Tràng Duệ. Tổng diện tích đất công nghiệp là 738.9ha. Hiện An Dương đang phát triển khu công nghiệp Tràng Duệ giai đoạn 3 với diện tích 687ha. Đây là dự án trọng điểm của Hải Phòng năm 2021.