Luật chống tham nhũng 2022 quy định như thế nào về minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập

Luật phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 (Luật PCTN 2018) được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2018  gồm 10 Chương,  96 Điều, quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. So với Luật PCTN 2005, Luật PCTN 2018 đã bổ sung thêm một số quy định mới về kê khai tài sản, thu nhập như sau:

1. Mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản lần đầu, thu hẹp đối tượng phải kê khai tài sản hàng năm

Trước đây, Luật PCTN 2005 chỉ quy định cán bộ từ phó trưởng phòng của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; Người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải kê khai tài sản, thu nhập.

Tuy nhiên, Điều 34Luật PCTN 2018 đã mở rộng đối tượng có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập là cán bộ, công chức; Sĩ quan Công an nhân dân, sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Các đối tượng phải kê khai tài sản hàng năm theo Khoản 3 Điều 36 Luật PCTN 2018 thu hẹp chỉ còn: Người giữ chức vụ từ Giám đốc Sở và tương đương trở lên; người không thuộc trường hợp trên, làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

2. Bổ sung một số loại tài sản, thu nhập phải kê khai

Ngoài việc phải kê khai tài sản, thu nhập theo quy định cũ như: Nhà, quyền sử dụng đất; Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mươi triệu đồng trở lên; Tài sản, tài khoản ở nước ngoài; Thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật thì Điều 35 Luật PCTN 2018 bổ sung thêm quy định phải kê khai cả công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; Đồng thời, các đối tượng còn phải kê khai cả tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

          3. Kê khai bổ sung khi có biến động về tài sản, thu nhập

Khoản 2 Điều 36 Luật PCTN 2018 quy định kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên.

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo dõi biến động về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thông qua phân tích, đánh giá thông tin từ bản kê khai hoặc từ các nguồn thông tin khác (Điều 40).Trường hợp phát hiện tài sản, thu nhập có biến động từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai không kê khai thì Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền yêu cầu người đó cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan; Trường hợp tài sản, thu nhập có biến động tăng thì phải giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.

Nội dung xác minh tài sản, thu nhập (Điều 43)gồm: Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai; Tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.

Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Điều 47).

4. Thời điểm kê khai tài sản, thu nhập (Điều 36)

– Kê khai lần đầu: Áp dụng đối với cán bộ, công chức; Sĩ quan Công an nhân dân, sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việc kê khai phải hoàn thành trước 31/12/2019.

– Kê khai bổ sung: Được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập, trừ trường hợp đã kê khai theo quy định tại khoản 3 Điều này.

– Kê khai hàng năm: Được thực hiện đối với người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên; người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.

5. Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập

Điều 39 của Luật PCTN năm 2018 quy định: Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc; Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm; …

          6. Công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập

Điều 50 quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập có trách nhiệm công khai Kết luận xác minh.Việc công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện như việc công khai bản kê khai quy định tại Điều 39 của Luật này.

7. Xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực

Khoản 3 Điều 51quy định người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; Nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; Trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.

8. Trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách

Trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức do mình quản lý, phụ trách được quy định tại Điều 72 như sau: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ tham nhũng; Cấp phó phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình được giao trực tiếp phụ trách; Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm liên đới.

Luật phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019. Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành./.

Mục lục bài viết

  • Trả lời:
  • 1. Cơ sở pháp lý:
  • Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018
  • 2. Khái quát về kiểm soát tài sản, thu nhập
  • 3. Những điểm mới trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 về kiểm soát tài sản, thu nhập
  • 3.1. Mở rộng đối tượng kê khai tài sản, thu nhập
  • 3.2. Thêm một số loại tài sản, thu nhập phải kê khai
  • 3.3. Biến động tài sản từ 300 triệu đồng/năm phải kê khai bổ sung
  • 3.4. Thời điểm kê khai tài sản, thu nhập trước 31/12
  • 3.5. Bản kê khai tài sản, thu nhập phải được công khai
  • 3.6. Kê khai không trung thực có thể bị buộc thôi việc
  • 4. Bình luận về điểm mới về Kiểm soát tài sản, thu nhập trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

Nghị định số130/2020/NĐ-CP

2. Khái quát về kiểm soát tài sản, thu nhập

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã quy định riêng Mục 6 về Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và trong Mục 6 bao gồm 4 tiểu mục nhỏ. Kế thừaquy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 với các quy định cụ thể về nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP quy định về khái niệm kiểm soát tài sản, thu nhập như sau:

1. Kiểm soát tài sản, thu nhập là hoạt động do Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện theo quy định của pháp luật để biết rõ tài sản, thu nhập, biến động về tài sản, thu nhập, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai nhằm phòng ngừa tham nhũng, phục vụ công tác cán bộ, kịp thời phát hiện tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng.

Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong Phòng chống tham, nhũng là "tổng thể những biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để theo dõi số lượng, nguồn gốc tài sản và giám sát sự biến động về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nhằm ngăn ngừa các chủ thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng; phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng".

3. Những điểm mới trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 về kiểm soát tài sản, thu nhập

3.1. Mở rộng đối tượng kê khai tài sản, thu nhập

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 đã mở rộng thêm đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập. Những đối tượng có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập được quy định tại Điều 34 Luật nàynhư sau:

Điều 34. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập

1. Cán bộ, công chức.

2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.

3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

4. Bình luận về những điểm mới

3.2. Thêm một số loại tài sản, thu nhập phải kê khai

Tại khoản 1 Điều 35 Luật Phòng,chống tham nhũng năm 2018 quy định về những tài sản, thu nhập phải kê khai là:

Điều 35. Tài sản, thu nhập phải kê khai

1. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:

a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;

b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;

c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

2. Chính phủ quy định mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều này.

Ngoài việc phải kê khai những loại tài sản, thu nhập như trước bao gồm: Nhà, đất, kim khí quý, đá quý, tiền,...còn phải kê khai thêm công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất.

3.3. Biến động tài sản từ 300 triệu đồng/năm phải kê khai bổ sung

Biến động tài sản từ 300.000.000 đồng/năm cũng là một điểm mới của Luật Phòng,chống tham nhũng năm 2018 quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật này có nội dung như sau:

2. Kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập, trừ trường hợp đã kê khai theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Trong trường hợp tài sản, thu nhập có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên mà không giải thích được rõ ràng, minh bạch, hợp lý về nguồn gốc tài sản thì có thể bị coi là nguồn tài sản trái pháp luật. Người kê khai có nghĩa vụ phải giải trình một cách trung thực, đầy đỉ, rõ ràng nguồn gốc của tài sản, thu nhập được tăng.

3.4. Thời điểm kê khai tài sản, thu nhập trước 31/12

Thời gian kê khai được áo dụng các phương thức sau:

- Kê khai lần đầu được áp dụng với các đối tượng đang giữ vị trí công tác tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Việc kê khai phải hoàn thành trước 31/12/2019 và người lần đầugiữvị trí công tác quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 34 của Luật này phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.

- Kê khai bổ sung áp dụng với người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập, ngoại trừ các trường hợp đã kê khai theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018.

- Kê khai hàng năm đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Phòng,chống tham nhũng 2018 và Điều 10 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP.

3.5. Bản kê khai tài sản, thu nhập phải được công khai

Việc công khai tài sản kê khai tài sản, thu nhập được quy định tại Điều 39 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:

Điều 39: Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập

1. Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.

2. Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.

3. Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.

4. Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

5. Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

6. Chính phủ quy định chi tiết về thời điểm, hình thức và việc tổ chức công khai bản kê khai quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều này.

Điều này nêu rõ bản kê khai của người có nghĩ vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Về bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm. Còn bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND phải được công khai theo quy định của pháp luật bầu cử.

3.6. Kê khai không trung thực có thể bị buộc thôi việc

Việc xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực được quy định tại Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Những hành vi này sẽ bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau: Cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm.

Các trường hợp đã được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì sẽ bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trong trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiễm thì có thể xem xét không kỷ luật.

Trường hợp được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai không trung thực thì không được bổ nhiệm, phê chuẩn hoặc cử vào chức vụ dự kiến nữa.

Còn trường hợp người ứng cử tại đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trong trường hợp không trung thực thì sẽ bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.

4. Bình luận về điểm mới về Kiểm soát tài sản, thu nhập trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018đều quy định về vấn đề này ở Chương II với 6 nhóm biện pháp phòng, ngừa tham nhũng, đó là: Công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức; Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Thực hiện quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị, tổ chức; Việc chuyển đổi vị trí công tác, cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt và kiểm soát tài sản, thu nhập. Tuy nhiên, Luật của năm 2018 đã bổ sung và mở rộng thêm phạm vi công khai, minh bạch. Theo đó không chỉ có công khai minh bạch trong hoạt động mà còn phải công khai minh bạch cả về tổ chức.

Về thời điểm kê khai tài sản, thu nhập, nếu như trước đay, Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 không đề cập đến phương thức và thời điểm kê khai thì nay, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định việc kê khai tài sản thu nhập được thực hiện theo các phương thức như: Kê khai lần đầu áp dụngđối với công chức, viên chức; Sĩ quan; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên. Kê khai bổ sung áp dụng với người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31/12 hàng năm

Bên cạnh đó, việc kiểm soát tài sản, thu nhập còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng của các đối tượng. Thông qua việc kiếm soát, cơ quan có thẩm quyền có thể xác định tổng thu nhập hợp pháp. Quy định này chính là cơ chế phòng ngừa và gắn với trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập.

* * * * *

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900 6162hoặc gửi qua email:để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phậnTư vấn Pháp luật Công ty Luật Minh Khuê.