Miếng dán màn hình điện thoại tiếng anh là gì năm 2024

Đang cần tìm hiểu về kính cường lực, chia sẻ với anh em những cái mình biết được, anh em có bổ sung thêm gì thì thoải mái comment vào bài này nhé. Anh em có lời khuyên về việc nên chọn miếng dán nào thì cũng comment vào luôn nha.

Bạn có thật sự cần miếng dán bảo vệ màn hình không?

Theo mình là không, và trong đa số trường hợp mình không dán màn hình cho bất kì thứ gì cả, từ máy tính đến điện thoại đến tablet. Cơ bản thì mình chấp nhận chuyện bọn chúng sẽ trầy. Những vết trầy đó không đến từ những cái bạn cà lên màn hình đâu (mình không để điện thoại chung với chìa khóa hay bất kì thứ gì khác), mà nó trầy vì các hạt bụi, cát nhỏ trong túi quần. Đây chính là những vết xước mà anh em gọi là “xước dăm”.

Và ngay cả khi anh em đã dán miếng dán, thì chuyện trầy vẫn sẽ diễn ra, chỉ khác là thay vì trầy màn hình thì nó trầy lớp dán, và việc này đôi khi còn làm bạn khó chịu hơn vì vết trầy trên miếng dán bảo vệ dễ thấy hơn nhiều. Nên chuyện dán màn hình chỉ giúp được cho bạn khi bạn bán lại chiếc điện thoại của mình.

Cái quan trọng hơn: những miếng dán sẽ giúp hạn chế việc vỡ màn hình khi làm rơi, và mình nghĩ đây mới là cái bạn nên nhắm tới chứ màn hình trầy thì cứ kệ nó thôi, trước sau gì nó chả trầy.

Miếng dán màn hình điện thoại tiếng anh là gì năm 2024

Các loại miếng dán bảo vệ màn hình

Có nhiều loại lắm, anh em xem qua để biết mình nên mua loại nào nha.

Polyethylene Terephthalate (PET)

PET là loại nhựa thường được dùng để làm chai nước, vỏ đựng thực phẩm, hộp đồ ăn… Miếng dán màn hình PET là loại có khả năng chống trầy, chống vỡ thấp nhất, bù lại thì chúng rất rẻ, nhẹ và mỏng nên nhìn vào bạn sẽ không nhận thấy miếng dán một cách rõ ràng. Cảm giác khi chạm vào cũng khá mượt chứ không dai dai cao su như miếng dán màn hình TPU (ở dưới sẽ nói kĩ hơn).

Ví dụ, đây là một miếng dán màn hình PET dành cho iPhone, giá của nó chỉ dao động từ 30.000 đồng đến 60.000 đồng mà thôi, rất rẻ.

Miếng dán màn hình điện thoại tiếng anh là gì năm 2024

Thermoplastic Polyreuthane (TPU)

Miếng dán TPU là một loại nhựa dẻo, khi dán thì cần phải xịt thêm dung dịch nè, rồi phải cẩn thận ép để bong bóng không bị sót lại nè. Thường thì miếng dán màn hình TPU rờ vào không có cảm giác mượt lắm, và nó có thể làm cho màn hình của bạn có một màu hơi cam hơn so với bình thường.

Tuy nhiên miếng dán TPU có khả năng chống trầy và chống va đập tốt hơn so với miếng dán PET, và với một số dòng đặc biệt thì có thể tự liền những vết xước nhỏ (nhưng cũng hạn chế lắm). Các hãng như Zagg, IQ Shield có làm miếng dán TPU.

Đây là một miếng dán TPU ví dụ, giá tầm 120.000 đồng cho iPhone X.

Miếng dán kính cường lực (Tempered Glass)

Đây là loại cứng nhất và thường được nhiều anh em chọn để bảo vệ màn hình khỏi bị vỡ nếu lỡ có làm rơi. Ngày xưa thì dán kính cường lực đắt tiền nhưng giờ thì giá cũng dễ chịu hơn nhiều rồi. Ví dụ, miếng dán King Bull này có giá chỉ loanh quanh 300.000 đồng thôi.

Các miếng dán kính cường lực thường sẽ được nhà sản xuất giới thiệu về độ cứng, nó sẽ là một con số trên thang đo độ cứng Mohs. Ví dụ các mẫu của Zagg có độ cứng khoảng 5-6H, cái King Bull ở trên thì được quảng cáo là lên tới 9H (kim cương là 10H). Tuy nhiên anh em mua các loại miếng dán cường lực từ những hãng không tên tuổi thì coi chừng quảng cáo láo nhé, cái này người dùng chúng ta khó mà xác định được đúng. Một số hãng khác thì dùng thang đo ASTM, nên anh em cần check thử hãng dùng thang nào nhé. Hai thang đo khác nhau không so sánh trực tiếp với nhau được.

Miếng dán màn hình điện thoại tiếng anh là gì năm 2024

Miếng dán cường lực sẽ dày hơn, dễ nhìn thấy hơn khi dán vào điện thoại. Cho nên nếu bạn thuộc loại thích màn hình sexy nhất có thể, nhìn cái máy mượt mà nhất có thể thì miếng dán cường lực không dành cho bạn. Còn nếu bạn không quan tâm vụ đó thì ok không sao, xài thoải mái.

Dán nano (nano liquid)

Thỉnh thoảng bạn sẽ nghe thấy về phương pháp dán bằng chất lỏng nano, hay còn gọi là xịt nano, phun nano. Giải pháp này sẽ dùng một loại chất lỏng xịt lên màn hình, khi cứng lại thì nó sẽ có tác dụng như một miếng bảo vệ màn hình. Bạn không thể “lột” miếng dán “cũ” ra, nó sẽ tự trôi đi sau một thời gian sử dụng (và bạn thường sẽ không thể nhìn thấy điều đó).

Quảng cáo nano liquid thường nhấn mạnh về độ mỏng, khả năng cảm ứng và độ trong suốt (ảnh hưởng tới chất lượng hiển thị). Mình thì chưa được xài dạng này, cũng chưa được thấy ai xài nên không rành lắm về chất lượng cũng như khả năng chống trầy, mời anh em góp ý thêm nhé.

Dạo này có vẻ cũng ít nơi còn dùng dạng này nhỉ?

Mình thấy hiện nay hoặc bạn không cần dán gì luôn, hoặc bạn dán cường lực để hạn chế rơi vỡ là được. Các loại miếng dán PET và TPU thì chống vỡ kém hơn, bù lại chúng chống trầy tốt hơn do độ dẻo của mình, và cũng mỏng hơn nữa, nhưng sự đánh đổi về chất lượng hiển thị thì theo mình là không cần thiết đâu.

Ngoài ra còn một giải pháp bảo vệ nữa khá ngon, đó là dùng case. Một số case có khả năng bảo vệ rất tốt, không chỉ giúp bảo vệ thân máy, các góc máy khi rơi mà còn hút chấn động và hạn chế lực tác động vào màn hình.