Phạm xuân thệ quê ở đâu

Trong lễ míttinh của Nhà nước kỷ niệm 35 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước tại Hà Nội vào ngày 29.4.2010, Trung tướng Phạm Xuân Thệ vinh dự thay mặt các cựu chiến binh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đọc diễn văn phát biểu cảm tưởng.

Phạm xuân thệ quê ở đâu
Tướng Phạm Xuân Thệ say sưa kể lại trận đánh. Ảnh: Việt Văn

Hồi niệm chiến trận


- Trận đánh đầu tiên là ngày 2.5.1968 (khi đó là lính của Đại đội 11, Tiểu đoàn 9) tập kích một đại đội lính Mỹ ở cao điểm 425 phía tây Khe Sanh. Sau khi tiêu diệt được địch và làm chủ trận địa, đơn vị đặc công và hai trung đội của Đại đội 11 rút về phía sau. (Riêng trung đội ông phải chốt giữ, đánh lui nhiều đợt bộ binh Mỹ tấn công hòng chiếm lại, suốt 2 ngày đêm). Cảm xúc lần đầu ra trận của tôi: Nửa hồi hộp, nửa lo lắng. Nhưng vào trận là quên hết lo âu, không nghĩ đến sống chết, phát hiện hỏa điểm là đánh.

Trong ký ức của vị tướng, những trận đánh hiện về:

Tháng 6.1970. Trận đánh tan 1 tiểu đoàn và sở chỉ huy nhẹ của Trung đoàn 56 ngụy vừa đổ bộ xuống cao điểm động Cô Tiên. Trận này, Bộ Tư lệnh Quân khu Trị Thiên công nhận: Đây là lần đầu tiên 1 tiểu đoàn ta đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn địch. Chính bằng hành động xông xáo, chiến đấu dũng cảm và sự chỉ huy kiên quyết, lúc bấy giờ Phạm Xuân Thệ được báo chí và anh em trong đơn vị tôn vinh và ca ngợi là “Cơn lốc động Cô Tiên” và được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba.

Rồi trận đánh tháng 2.1972, Đại đội 11 của Phạm Xuân Thệ cùng với các đại đội của Tiểu đoàn 9 thực hành tiến công đánh chiếm căn cứ Mai Lộc, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở căn cứ Mai Lộc trong chiến dịch Quảng Trị. Với chiến thắng này, Phạm Xuân Thệ được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhất.

Nhưng trận đánh lớn của đời ông là trận Thượng Đức, cứ điểm phía tây thành phố Đà Nẵng, mà Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu gọi là “Mắt ngọc đầu rồng”, còn viên Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đà gọi là “cánh cửa thép phía tây Đà Nẵng”. Đây là căn cứ được xây dựng công sự kiên cố và vững chắc có hầm lô cốt bêtông cốt thép được rào bằng nhiều hàng rào bao quanh, nằm án ngữ trên trục đường 14 từ Đà Nẵng đi sang biên giới Việt - Lào.

Nổ súng tấn công vào 5h30 sáng 29.7.1974, suốt mấy ngày liền, chiến đấu giằng co, quân ta gặp nhiều khó khăn. “Khi nhận nhiệm vụ xuống làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, tôi đã hứa với các thủ trưởng trung đoàn và sư đoàn: “Nếu tôi không chỉ huy được đơn vị mở cửa vào được căn cứ Thượng Đức thì tôi sẽ không về”. Và lời hứa của Phạm Xuân Thệ đã được thực hiện. 8h30 sáng 7.8.1974, quân ta đã giải phóng hoàn toàn quận lỵ Thượng Đức, bắt sống và tiêu diệt trên 2.000 quân địch, nhưng cán bộ chiến sĩ ta cũng hy sinh 1.028 đồng chí.

- Cảm xúc khó tả. Vui vì địch thua, buồn nhiều vì bao đồng đội cùng nhập ngũ, sống chết có nhau, vừa cầm tay nhau mà nay đã ra đi.

Tướng Thệ bảo: Hồi đầu năm 2009, kỷ niệm 35 năm chiến thắng Thượng Đức, ông đã trở lại chiến trường xưa cùng đứa cháu nội 3 tuổi. Trước những bia mộ, ông đã rưng rưng: “Tôi về đây để tạ tội cùng anh em chiến sĩ. Vì trong chiến đấu, chúng tôi là những người chỉ huy chưa tốt, để anh em đồng đội hy sinh còn nằm rải rác ở các trận đánh, chưa về được nghĩa trang”.

Trở lại câu chuyện ngày 30.4.1975, tướng Thệ vẫn nhớ như in thời khắc lịch sử bước vào phòng họp chính của Dinh Độc Lập trưa ngày 30.4.1975: “Dương Văn Minh nói với tôi: “Chúng tôi đã biết quân giải phóng tiến công vào nội đô, đang đợi quân giải phóng vào để bàn giao. Tôi nói: “Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không bàn giao gì cả”.

Sau đó, tôi đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu lên phòng bá âm của đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng, lúc này chúng tôi cùng đồng chí trung tá Bùi Tùng - Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh tuyên bố trên đài phát thanh. Sau đó, đồng chí Bùi Tùng thay mặt quân giải phóng chấp nhận lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh vào trưa 30.4.1975.

3 lần “giáp mặt” tử thần

Nhìn những vết sẹo sau gáy, trên tay và chân của tướng Thệ, người ta phải thừa nhận câu nói của ông: “Không ai tài giỏi với bom đạn đâu. May là bom đạn tránh mình đấy!”. Tránh ở đây là tránh chỗ chết người còn thì 3 lần tướng Thệ nằm viện, có lần nặng đến mức đã tưởng như rời bỏ quân ngũ về quê. Đó là lần bom Mỹ đánh sập hầm làm chết 6 đồng đội của ông, lần quả cối cá nhân M79 bắn gãy đôi khẩu AK ông cầm ở tay, lần ông dùng tay trái che đầu bị đạn 12 ly 8 bắn...Thế mà có lần chưa lành hẳn vết thương, ông đã trở lại chiến trường; ý chí đó, quyết tâm đó là ý chí, quyết tâm của cả một thế hệ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước...”.


- Có nhiều yếu tố, trong đó thời cơ nổ súng là đặc biệt quan trọng. Phải biết chọn thời cơ nổ súng và quyết đoán trong trận đánh. Kinh nghiệm, quy luật và yếu tố linh cảm sẽ quyết định thời gian nổ súng. Có trận đánh nổ súng vào lúc 5h sáng, sẽ làm địch bị bất ngờ, nhưng có trận nổ súng vào đêm để hạn chế tầm hoạt động của máy bay địch.

Tướng Thệ nhớ mãi câu nói của Nguyên soái Giucốp (Liên Xô - cũ) trong cuốn sách “Nhớ lại và suy nghĩ”: Ở chiến trường, người chỉ huy thêm một sợi tóc bạc thì ở hậu phương bớt đi một vành khăn tang”.

Cuộc đời của tướng Thệ kể cũng là viên mãn. Ông có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, người vợ là bà Nguyễn Thị Dung, cùng quê với ông. Hai vợ chồng có 4 người con, cả trai, gái, con gái đầu làm bác sĩ quân y, con gái sau là biên tập viên Nhà xuất bản Quân đội...

Tôi hỏi ông về ý định trong một tương lai gần, liệu ông có viết lại những kỷ niệm thời chiến, bởi hơn ai hết lớp trẻ ngày nay dù muốn hay không cũng cần biết những chiến công oai hùng của dân tộc với một thế hệ anh hùng. Tướng Thệ bảo, NXB Quân đội cũng đặt hàng chính con dâu ông nghe ông kể mà chấp bút...

Trung tướng Phạm Xuân Thệ sinh năm 1947 ở Khả Phong, Kim Bảng, Hà Nam, Nhập ngũ tháng 8.1967 khi vừa tròn 20 tuổi. Ông tốt nghiệp Học viện Quân sự chính trị tại Đà Lạt năm 1976-1977, có thời gian tu nghiệp ở Học viện Quân sự Liên Xô (cũ). Đã chiến đấu trong 6 chiến dịch của chiến trường miền Nam, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4.1975.

Nguyên là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304, Thiếu tướng - Tư lệnh Quân đoàn 2 rồi Trung tướng - Tư lệnh Quân khu 1. Năm 2008 ông nghỉ hưu sau 42 năm trong quân ngũ. Ông đã vinh dự nhận nhiều huân chương Chiến công, Quân công cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng.


(Theo Lao Động điện tử)

“Các ông là kẻ thất bại, đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả!” - Câu nói chắc nịch của Trung tướng Phạm Xuân Thệ (khi đó mang quân hàm Đại úy, Trung đoàn phó, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2) đã khiến Tổng thống Dương Văn Minh bối rối...

Phạm xuân thệ quê ở đâu

Trung tướng Phạm Xuân Thệ & những dòng hồi ức 30/4/1975 lịch sử

Nhiều trận chiến quyết liệt

Đó là hồi ức của Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân khu 1, khi trò chuyện với PV Thương hiệu & Công luận về thời khắc lịch sử tiến quân vào Dinh Độc Lập, bắt tướng Dương Văn Minh đầu hàng vào trưa ngày 30/4/1975.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ sinh năm 1947, tại xã Khả Phong, Kim Bảng (Hà Nam). Nơi đây, từng là nơi trú quân của Trung đoàn 66 (Trung đoàn Ký Con) và là căn cứ xuất phát của nhiều đơn vị bộ đội chủ lực vượt phòng tuyến sông Đáy đánh vào vùng địch tạm chiếm trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Lúc đó, ông chưa thể biết có ngày mình chính thức trở thành chiến sỹ Giải phóng quân, Đại đội 11, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304, Quân đoàn 2) để rồi có mặt tại Dinh Độc Lập đúng ngày 30/4/1975, chứng kiến những giây phút trọng đại lịch sử của dân tộc.

Ông nhập ngũ tháng 8/1967, tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị - năm Mậu Thân (1968)...

Năm 1974, cấp trên giao Sư đoàn 304 phối hợp cùng bộ đội mặt trận Quân khu 5, có nhiệm vụ đánh chiếm và giải phóng Thượng Đức tỉnh Quảng Đà (nay là tỉnh Quảng Nam).

Ngày 29/7/1974, bắt đầu nổ súng đánh chiếm quận lỵ Thượng Đức, đến ngày 7/8/1974, giải phóng Thượng Đức, tiêu diệt và bắt sống hơn 1.200 quân địch và giải phóng phần lớn khu vực huyện Đại Lộc (Quảng Đà).

Sau khi giải phóng Thượng Đức thì giải phóng tiếp Tây Nguyên. Sau đó, Quân đoàn 2 tham gia chiến đấu giải phóng Huế - Đà Nẵng.

Ngày 29/3/1975, Sư đoàn 304 tham gia chiến đấu từ hướng Tây xuống TP. Đà Nẵng. Ngày 10/4/1975, theo mệnh lệnh cấp trên, đơn vị bắt đầu hành quân tiếp tục chiến đấu dọc duyên hải - miền Trung. Lúc này, Quân đoàn 2 mang tên Binh đoàn Duyên Hải, có nhiệm vụ giải phóng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định...

Rạng sáng 22/4/1975, Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) đánh chiếm và giải phóng thị xã Hàm Tân Bình Tuy (nay thuộc tỉnh Ninh Thuận).

Ngày 24/4/1975, đơn vị tập kết cách Sài Gòn khoảng 60 km (khu vực rừng cao su, đồn điền Đông Quế) và tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.

Quân đoàn 2, gồm Sư đoàn 304, Sư đoàn 35, Sư đoàn 3 (Quân khu 5 tăng cường), có nhiệm vụ đánh từ hướng đông vào Sài Gòn. Trong đó, Sư đoàn 304 có nhiệm vụ đánh căn cứ Nước Trong (đây là Trường Sỹ quan Thiết Giáp của quân Ngụy Sài Gòn), có khoảng 1.000 học viên. Lúc này, Sư đoàn 304 giao cho Trung đoàn 9 đảm nhiệm đánh vào căn cứ này để giải phóng - vì muốn tiến công vào nội đô thì phải giải phóng được căn cứ này. Đến ngày 28/4/1975, đơn vị đã giải phóng được căn cứ trên.

Sư đoàn 35, có nhiệm vụ đánh chiếm Long Thành, Thành Tuy Hạ, Cát Lái để đưa pháo tầm xa bắn vào Sân bay Tân Sơn Nhất. Sư đoàn 3 có nhiệm vụ đánh chiếm Bà Rịa - Vũng Tầu, chặn không cho địch rút ra đường biển. Đến ngày 28/4/1975, các đơn vị đã hoàn thành được các nhiệm vụ trên.

Ngày 29/4/1974, trong khi thực hiện nhiệm vụ đánh chiếm các mục tiêu vòng ngoài, Quân đoàn 2 tổ chức binh đoàn thọc sâu (gồm  Trung đoàn 66 bộ binh, Lữ đoàn Thiết giáp, Lữ đoàn Công binh, Tiểu đoàn pháo nòng dài của Lữ đoàn 164, Tiểu đoàn pháo 85, Tiểu đoàn pháo cao xạ 37 của Lữ đoàn 664) và một số đơn vị binh chủng khác.

Trong khi Sư đoàn 304 và lực lượng Quân đoàn 2 đánh các mục tiêu vòng ngoài, thì lực lượng đặc công đã đánh chiếm được cầu sông Buông, cầu Sa Lộ, cầu Rạch Chiếc.

Chiều 29/4/1975, binh đoàn thọc sâu bắt đầu xuất phát từ căn cứ Nước Trong tiến vào Sài Gòn. Đến 23 giờ ngày 29/4/1975 thì vượt qua cầu sông Buông, tiếp tục vượt qua cầu Sa Lộ.

Gần 6 giờ sáng 30/4/1975, binh đoàn thọc sâu bắt đầu đến cầu Sài Gòn và đã bị địch chốt chặn tại đây. Các lực lượng đã triển khai lực lượng chiến đấu quyết liệt. Đến khoảng hơn 9 giờ ngày 30/4/1975, địch bỏ chạy.

Đến gần 10 giờ ngày 30/4/1975, đơn vị vào đến ngã tư Hàm Xanh, đến cầu Thị Nghè bị tàn quân địch chốt chặn. Các đơn vị tiếp tục triển khai đội hình chiến đấu và đã đẩy lùi quân địch, thẳng tiến vào Dinh Độc Lập.

Phạm xuân thệ quê ở đâu

Đại úy Phạm Xuân Thệ (ngoài cùng bìa phải) cùng đồng đội đưa Tổng thống Dương Văn Minh đến Đài PT

Thời khắc lịch sử...

Trung tướng Phạm Xuân Thệ nhớ lại:

“Khi đến cổng Dinh Độc Lập, xe tăng thứ nhất, do đồng chí Bùi Quang Thận chỉ huy đã húc đổ cánh cổng bên trái Dinh Độc Lập. Xe tăng thứ hai do đồng chí Lê Đăng Toàn đâm bật tung cánh cổng chính, tiến thẳng vào sân. Tiếp theo là chiếc xe Jeep của chúng tôi tiến vào.

Đến khu vực tiền sảnh tầng 1 của Dinh Độc Lập, chúng tôi xuống xe và tiến vào trong. Khi lên hết cầu thang tầng 1, tôi gặp một người cao to, mặc áo cộc tay, tiến lại và nói với tôi rằng: “Tôi là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Phụ tá của Tổng thống Dương Văn Minh. Toàn bộ nội các của Tổng thống đang ngồi trong phòng họp, mời cấp chỉ huy vào làm việc”.

Vào đến phòng họp, Nguyễn Hữu Hạnh chỉ vào người cao to giới thiệu - đây là Tổng thống Dương Văn Minh và giới thiệu một số người khác, trong đó có Thủ tướng Vũ Văn Mẫu.

Sau đó, Dương Văn Minh tiếp lời: “Chúng tôi biết Quân giải phóng đã tiến vào nội đô, chúng tôi đang chờ Quân giải phóng vào để bàn giao”.

Tôi lên tiếng: “Các ông là kẻ thất bại, đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả!”.

Trong khi đó, những tiếng súng nổ ăn mừng chiến thắng khắp Dinh Độc Lập, khiến nội các của Dương Văn Minh lo sợ! Tôi cương quyết bắt Dương Văn Minh phải ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng để tránh tàn quân địch kháng cự, tránh đổ máu.

Dương Văn Minh rất lo sợ và xin được tuyên bố đầu hàng tại đây vì nếu ra ngoài thì không bảo đảm an toàn. Tôi đã trấn an Dương Văn Minh và nói: “Quân giải phóng đã làm chủ Sài Gòn, sẽ bảo đảm an toàn cho ông đi”.

Sau khoảng 30 phút thuyết phục, cuối cùng Dương Văn Minh cũng đồng ý đi cùng trên chiếc xe Jeep của tôi ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng (Dương Văn Minh ngồi bên trong ghế phụ, tôi ngồi ngoài).

Trên đường đi, tôi hỏi Dương Văn Minh: “Ông thấy sức mạnh của Quân giải phóng thế nào”? Dương Văn Minh đáp: “Tôi biết, khi Quân giải phóng tiến công vào là chúng tôi sẽ thất bại”!

Tôi hỏi tiếp: “Tại sao ông biết thất bại mà không tuyên bố đầu hàng trước”? Dương Văn Minh trả lời: “Khi Quân giải phóng chưa tiến công vào, bên dưới tôi còn rất nhiều người chưa đồng tình với tôi, nếu tôi tuyên bố đầu hàng trước, thì họ sẽ khử tôi ngay”.

Phạm xuân thệ quê ở đâu

Đại úy Phạm Xuân Thệ (ngoài cùng bìa phải) tay cầm bản thảo

Sau khi đưa Dương Văn Minh đến đài phát thanh, tôi đã soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho ông ta. Trong lúc soạn thảo, có đồng chí Bùi Tùng, Chính ủy Lữ đoàn 203 xuất hiện và chúng tôi cùng nhau soạn thảo văn bản đưa cho Dương Văn Minh đọc. Tuy nhiên, ông ta không đọc được và nói “chữ viết của cấp chỉ huy xấu, tôi không đọc được” và tôi phải đọc cho ông ta viết lại để thu âm vào máy rồi mới phát trên đài phát thanh.

Sau đó, chúng tôi đưa Dương Văn Minh trở lại Dinh Độc Lập. Tại đây, một cấp chỉ huy đã chỉ vào tôi và nói: “Anh là ai, ở đơn vị nào? Ai cho phép anh tự ý đưa Dương Văn Minh đến đài phát thanh? Nếu anh làm sai, tôi cách chức anh, bỏ tù anh!”…

Đại úy Phạm Xuân Thệ (khi ấy) không biết đó là chỉ huy cấp trên, cũng quát lại: “Tôi đưa Dương Văn Minh đi đọc tuyên bố đầu hàng, anh làm gì mà nhắng lên thế?”!

Lúc đó, Sư trưởng Sư đoàn 304, Nguyễn Ân nói: “Đây là E phó E66 Phạm Xuân Thệ. Sai đâu để sau, cho cậu ấy về chỉ huy đơn vị”. Khi ấy, ông mới biết người đó là Phó chính ủy Quân đoàn 2, Công Trang.

Mỗi khi nhắc lại sự kiện này, Đại úy Thệ năm xưa chỉ cười mà bảo: “Trong đầu tôi, lúc ấy chỉ nghĩ được một điều: Phải bắt Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng, để tránh đổ máu”...

Nguyễn Kiên