Phân sống ở trẻ sơ sinh là gì

Tình trạng tiêu chảy hoặc trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng có thể biến mất trong vòng 24 giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ sơ sinh đi phân lỏng này không thuyên giảm, thậm chí đi tiêu liên tục phân lỏng hơn 6 lần/ngày, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Điều này giúp con tránh khả năng bị mất nước quá nhiều.

>>> Bạn có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải tiêu chảy? Cách nhận biết và chăm sóc

2. Táo bón

Phân sống ở trẻ sơ sinh là gì

Khi bị táo bón, bé sẽ có hiện tượng đỏ mặt, căng thẳng và phải cố hết sức để rặn. Thật ra, đây là một hiện tượng khá phổ biến. Một số biểu hiện cho thấy con bạn có thể đang bị táo bón, bao gồm:

  • Gặp nhiều khó khăn khi đi tiêu
  • Phân trẻ sơ sinh nhỏ và ráo hoặc đôi lúc lại lớn, cứng hơn so với bình thường
  • Bụng của bé luôn căng
  • Xuất hiện máu trong phân, có thể do hậu môn bị chảy máu khi bé cố gắng thải phân ra ngoài.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường ít bị táo bón hơn so với các bé bú sữa ngoài. Sữa mẹ có chứa tất cả chất dinh dưỡng thích hợp để giữ cho phân mềm, giúp con dễ dàng đi tiêu.

Nếu bé bú ngoài và uống quá nhiều sữa công thức thì rất dễ bị táo bón. Vì vậy, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn cách pha sữa với lượng nước phù hợp trước khi pha cho con. Bạn cũng cần chú ý đến nhiệt độ nước pha sữa để có thể hòa tan hết sữa bột trong bình. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây táo bón:

  • Sốt
  • Mất nước
  • Lượng chất lỏng con hấp thụ hàng ngày thay đổi
  • Thực đơn của bé được đổi mới
  • Một số loại thuốc nhất định.

Đôi khi, trẻ mắc táo bón vì nhịn đi tiêu do sợ đau. Khi bị táo bón, vùng da xung quanh hậu môn của con dễ bị nứt và gây đau, từ đó khiến bé sợ mỗi lần đi tiêu. Điều này có thể tạo thành một chu kỳ lẩn quẩn. Khi con cố gắng không thải phân ra ngoài, thực chất chúng đang khiến tình trạng táo bón trở nên tệ hơn. Cuối cùng, bé càng đau đớn hơn khi đi vệ sinh.

Để làm dịu tình trạng táo bón, bạn có thể cho con uống nhiều nước, dùng các thực phẩm giàu chất xơ, massage bụng hoặc tập thể dục với tư thế nằm co hai chân lên xuống như đạp xe đạp.

Khi thấy tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng, bạn nên đưa con đến bác sĩ khám, đặc biệt là khi thấy máu trong phân. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây bệnh để từ đó điều trị kịp thời.

3. Trẻ đi ngoài phân sống

Phân sống ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thức ăn chưa được tiêu hóa hết mà sẽ lẫn vào phân trẻ sơ sinh khi bé đi ngoài. Phân sống ở trẻ sơ sinh có thể hiếm gặp vì nguồn thức ăn chính của bé chỉ là sữa. Tuy nhiên, đối với trẻ đến tuổi ăn dặm thì sẽ có những trường hợp mẹ phát hiện con đi ngoài ra phân có lẫn thức ăn.

Tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh khiến nhiều cha mẹ lo lắng, nhưng tin vui là việc trẻ đi ngoài phân sống không có gì nguy hiểm. Bởi vì ở giai đoạn tập ăn dặm và mới biết đi, trẻ có thể đi ngoài nhiều lần trong khi thức ăn trong ruột già chưa kịp tiêu hóa. Từ đó dẫn đến hiện tượng phân của bé có lẫn thức ăn hay trẻ sơ sinh đi phân sống. Sau một thời gian, khi bé đã biết ngồi bô và ít đi ngoài hơn thì ruột già, vi khuẩn có lợi và men tiêu hóa sẽ có đủ thời gian tiêu hóa hết thức ăn giúp trẻ không còn đi ra phân sống nữa.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tình trạng trẻ đi ngoài phân sống là một dấu hiệu xấu. Loại phân trẻ sơ sinh này thông báo cho mẹ biết hệ tiêu hóa của con đang có vấn đề. Trong đó, hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS), không dung nạp thức ăn, dị ứng, nhiễm khuẩn và bệnh celiac có thể là những nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống.

Những căn bệnh này khiến hệ tiêu hóa của bé trở nên yếu ớt và không thể tiêu hóa hết thức ăn. Do đó, nếu mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống kèm theo con có biểu hiện lờ đờ, đau bụng, đi ngoài phân sống và chậm phát triển thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

4. Trẻ uống sữa công thức đi ngoài phân màu xanh

Phân sống ở trẻ sơ sinh là gì

Phân trẻ sơ sinh có màu xanh có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang hấp thụ quá nhiều đường lactose (loại đường tự nhiên có trong sữa). Điều này có thể xảy ra nếu bé được cho bú mẹ thường xuyên nhưng lại bú sữa đầu thay vì sữa cuối. Để tránh tình trạng phân của trẻ sơ sinh có màu xanh, bạn hãy cho con bú hết sữa ở một bên ngực trước khi chuyển sang bên còn lại.

Ngoài ra, trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh còn có thể do:

  • Một số loại sữa công thức có thể khiến phân bé chuyển sang màu xanh đậm
  • Tác dụng phụ của thuốc (viên bổ sung sắt sẽ làm cho phân bé sẫm màu)
  • Thời gian biểu cho bé ăn
  • Nhạy cảm với thức ăn
  • Dạ dày có vấn đề

Bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe của bé nếu tình trạng đi ngoài phân xanh không giảm trong 24 giờ.

>>> Bạn có thể xem thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Trẻ 3,5 tháng đi ngoài phân xanh đen là do đâu, có cần đi khám không?

5. Phân trẻ sơ sinh màu rất nhạt

Phân của trẻ sơ sinh nhạt màu có thể là biểu hiện của chứng vàng da, một hiện tượng rất phổ biến ở bé mới sinh. Bệnh vàng da sẽ khiến da và tròng trắng mắt chuyển sang màu vàng. Tình trạng này thường biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu không thấy dấu hiệu cải thiện, bạn nên đưa con đến bệnh viện.

Nếu phân của trẻ sơ sinh có màu phấn trắng, nhợt nhạt, bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ dù hiện tượng này có đi kèm với chứng vàng da hay không. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy gan của trẻ có vấn đề. Đối với bé lớn hơn, uống quá nhiều sữa hoặc bị nhiễm trùng cũng gây nên tình trạng đi tiêu nhạt màu.

>>> Bạn có thể xem thêm: Màu phân của trẻ phản ánh bệnh gì? Bé sơ sinh đi hoa cà hoa cải là gì?

6. Máu trong phân trẻ sơ sinh

Trong trường hợp bị táo bón, phân trẻ sơ sinh sẽ có máu. Nguyên nhân gây ra là do các mạch máu li ti ở vùng miệng hậu môn bị nứt khi trẻ cố gắng ép cho phân thải ra ngoài.

Bên cạnh đó, máu trong phân của trẻ sơ sinh còn có thể là biểu hiện của tình trạng ruột bị kích thích, nhiễm trùng hoặc dị ứng. Để chắc chắn, bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Việc quan sát phân trẻ sơ sinh có thể cho bạn biết rất nhiều về tình trạng sức khỏe của bé. Vì vậy, trong giai đoạn đầu đời, bạn nên quan sát và chú ý đến phân bé sơ sinh nhiều hơn. Trường hợp gặp khó khăn trong việc xác định phân của bé như thế nào là bình thường hay bất thường, con đi tiêu thế nào là dấu hiệu cảnh báo cần quan tâm, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra “Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?” mà đội ngũ Hello Bacsi đã phát triển. Công cụ được xây dựng với hình ảnh trực quan giúp cha mẹ sẽ dễ dàng phân loại, so sánh và đánh giá phân của con trong thời gian ngắn nhất. Nhờ đó, bạn sẽ biết khi nào mình không phải lo lắng và khi nào mình nên quan tâm.

Phân sống của trẻ có màu gì?

Ở trong phân sống sẽ các chất nhầy, phân có lợn cợn các hạt, bọt và cả những đồ ăn hiện vẫn chưa tiêu hóa được ví dụ như rau và các loại hạt. Phân sống của trẻ thường sẽ có màu vàng và hơi ngả sang xanh.

Làm thế nào để biết trẻ đi phân sống?

Trẻ đi phân lúc rắn, lúc phân sền sệt hoặc có lúc nước riêng phân riêng..
Trong phân sống có nhầy, phân lợn cợn hạt, có bọt hoặc có cả những đồ ăn chưa tiêu hóa được như: hạt, rau củ....
Phân sống thường có màu vàng ngả qua xanh (màu giống như dưa cải).

Bé bị đi ngoài phân sống uống thuốc gì?

Nếu trẻ bị đi ngoài phân sống do loạn khuẩn đường ruột, có thể bổ sung cho trẻ các lợi khuẩn như các loại men vi sinh, sữa chua... Để cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống, chị nên đưa cháu đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi để được tư vấn và chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Trẻ bị đi ngoài phân sống phải làm sao?

6.1 Bé đi ngoài phân sống phải làm sao?.
Cho bé đến bệnh viện thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, để biết chính xác bé gặp vấn đề gì..
Dựa theo kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng điều trị phù hợp. ... .
Áp dụng chế độ ăn uống, vệ sinh phù hợp và cho trẻ uống thuốc..