Quản trị la gì cho ví dụ

Mặc dù PhamBinh.net là một blog lập trình, và bài viết này cũng chẳng liên quan gì tới code. Nhưng mình vẫn xin phép được chia sẻ, vì mình cho rằng quản lý và quản trị là kỹ năng mà ai cũng nên biết, trong đó có các lập trình viên chúng ta.

Quản lý và quản trị, 02 khái niệm này nhiều khi dễ gây nhầm lẫn, bởi một mặt chúng có điểm chung (đều là quản cái gì đấy), mặt khác là do chúng ta không hiểu rõ ý nghĩa, bản chất của từng khái niệm.

Thực chất, bài viết này cũng là một trong những điều tâm đắc nhất mà mình học được ở thời sinh viên từ một người thầy nhiều tuổi.

Mục lục

I. Sự “sụp đổ” của Nokia

Chắc bạn từng biết đến sự sụp đổ Nokia rồi nhỉ. Mặc dù hãng công nghệ này chưa hề biến mất, nhưng rõ ràng nó không còn “bá đạo” như ngày trước nữa. Cái thời trước năm 2010, khi mua điện thoại, người ta sẽ cân nhắc giữa Nokia và … các hãng điện thoại khác. Ngày nay (2021) khi đi mua điện thoại, Nokia có khi còn chẳng nằm trong “danh sách điện thoại khác” để mà cân nhắc.

Tuy lụi tàn là thế, nhưng các Nhà quản lý của Nokia vẫn nói rằng “Chúng tôi đang làm rất tốt công việc của mình“. WTF? Cấp quản lý đang làm rất tốt công việc, vậy tại sao Nokia lại dần bị đi vào dĩ vãng như vậy – Câu trả lời bạn có thể tìm thấy sau khi đọc hết bài viết này.

II. Quản lý, và quản trị

2.1 Quản trị là gì

Nói một cách ngắn gọn, dễ hiểu thì Quản trị là công việc hoạch định, đưa ra chiến lược, đường lối, cách triển khai,… để hoàn thành mục đích.

Tính đến thời điểm hiện tại (2021), thì chưa có một định nghĩa chính thức nào về quản trị. Nhưng đây là một vài định nghĩa phổ biến về quản trị mà bạn có thể tham khảo:

– Theo Koontz và O’ Donnel:
Quản trị là thông qua nhiệm vụ của nó, cho rằng nhiệm vụ cơ bản của quản trị là “thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định“.

– Theo James Stoner và Stephen Robins:
Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

2.2 Quản lý là gì?

Cũng nói một cách ngắn gọn, thì Quản lý là công việc đảm bảo mục đích đề ra từ việc quản trị được hoàn thiện.

2.3 Quản lý khác gì quản trị?

Từ 02 định nghĩa về quản lý và quản trị mà mình nêu trên ta thấy rằng chúng khác nhau hoàn toàn:

  • Quản trị đưa ra chiến lược, đường lối, cách triển khai,… để đạt được mục đích.
  • Quản lý đảm bảo chiến lược, đường lối, cách triển khai,… được thực hiện đúng.
  • Người làm công việc quản trị sẽ đưa ra quyết định thực hiện công việc gì.
  • Người làm công việc quản lý sẽ đảm bảo các công việc đó được thực hiện chính xác.
  • Khi làm công việc quản trị, ta cần có tầm nhìn, phán đoán.
  • Khi làm công việc quản lý, ta cần biết cách sắp xếp, theo dõi, đánh giá hiệu quả công việc.
  • Công việc quản trị bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài: khách hàng, phong tục, tập quán, luật,…
  • Công việc quản lý bị phụ thuộc vào công việc quản trị.
  • Việc quản trị sẽ được thực hiện trước, sau đó mới thực hiện tới việc quản lý.
  • Quản trị là công việc cấp cao, trong tổ chức (công ty), quản trị thường được thực hiện bởi những người đứng đầu.
  • Quản lý là công việc cấp trung, nhận yêu cầu từ những người làm quản trị.

Ví dụ trong thực tế về quản trị và quản lý

Công ty X chuyên cung cấp mặt hàng rau sạch, trước giờ chỉ bán trực tiếp tại cửa hàng. Tuy nhiên, trong thời buổi dịch bệnh, để cạnh tranh với đối thủ, cũng như tối ưu hóa doanh thu, công ty X quyết định xây dựng thêm website bán hàng online.

Công việc xây dựng website bán hàng online được giao cho anh Nguyễn Văn A. Anh A có phải đảm bảo website được xây dựng đầy đủ tính năng và hoàn thiện trong 02 tháng tới.

Trong ví dụ trên, việc đưa ra quyết định “xây dựng thêm website bán hàng online” là một công việc của người quản trị. Còn “đảm bảo website được xây dựng đầy đủ tính năng, hoàn thiện trong 02 tháng” là công việc của người quản lý.

2.4 Mối quan hệ giữa quản lý và quản trị

Quản lý và Quản trị là 2 kỹ năng bổ trợ cho nhau, chứ không phủ định nhau. Tức là bạn nên có cả 2 kỹ năng thay vì chỉ chọn một trong hai.

– Dù bạn làm công việc có chức danh “Quản trị” thì bạn cũng cần kỹ năng quản lý và ngược lại.
– Công việc quản trị và quản lý cũng có thể được thực hiện bởi 01 người duy nhất.

2.5 Quản lý và quản trị ảnh hưởng tới công việc như thế nào? Tại sao dù bạn là ai thì cũng nên biết cả 02 kỹ năng này?

Nghe qua 02 kỹ năng này, bạn có thể cho rằng chúng là kỹ năng mà chỉ các cấp lãnh đạo mới cần biết, và sẽ được áp dụng nhiều trong công việc. Nhưng không phải vậy, trong cuộc sống hằng ngày chúng ta vẫn sử dụng nhiều tới 02 kỹ năng này.

Lấy ví dụ như việc tổ chức một chuyến đi chơi gia đình khoảng 10 người. Vận dụng kỹ năng quản trị, ta sẽ biết được ý nghĩa của chuyến đi chơi (xả stress, tăng tình cảm gia đình), nguyện vọng của mọi người (muốn đi biển, hay lên núi), thời gian (cuối tuần, hay dịp lễ),… Vận dụng kỹ năng quản lý, ta sẽ biết được có bao nhiêu người đi, ai mang nước, ai mang đồ ăn, thuê xe ở đâu, mỗi người góp bao nhiêu tiền, họ đã nộp tiền hay chưa,…

Ảnh hưởng của quản trị và quản lý tới công việc

Khi có cho mình 02 kỹ năng trên, thì khi làm một công việc, bạn sẽ biết cách tư duy về công việc đó mạch lạc hơn (các bước cần làm, và làm các bước như thế nào), biết cách đặt câu, biết cách trình bày, biết cách tìm kiếm vấn đề hơn. Từ đó mà dễ dàng đạt được mục đích hơn, dễ dàng thành công hơn, hạn chế được các rủi ro, tiết kiệm chi phí, thời gian,…

Tóm lại, dù bạn là ai, bạn cũng nên biết cả 02 kỹ năng.

III. Giải thích về sự “sụp đổ” của Nokia ngay cả khi các nhà quản lý đang làm tốt công việc của mình.

Công việc của người quản lý là chỉ đảm bảo các công việc được hoàn thiện, còn hoàn thiện xong thì đạt được mục đích gì thì lại phụ thuộc vào công việc quản trị.

Để lý giải cho việc Nokia dần đi vào dĩ vãng, ta có thể hiểu rằng người làm quản trị tại Nokia đã không có các quyết định, mục đích đúng đắn, phù hợp với thị trường lúc bấy giờ. Dẫn tới việc, dù hoàn thành tốt các mục tiêu hay không, thì nó cũng đã sai ngay từ ban đầu.

IV. Tổng kết

Đây là một bài viết ngắn gọn, giải thích dễ hiểu về quản trị và quản lý. Giúp các bạn hiểu, phân biệt được, cũng như tầm quan trọng hai loại kỹ năng này.

Bài viết này cũng chưa nêu ra được các phương pháp quản trị và quản lý, bởi mỗi khía cạnh, lại là một bầu trời kiến thức mà mình cũng chưa thật sự nắm rõ. Một ngày nào đó, khi học hỏi được thêm các phương pháp hay và cụ thể, mình sẽ chia sẻ với các bạn.

Chào tạm biệt, hẹn gặp lại.

Facebook

Twitter

Pinterest

WhatsApp

Phạm Bình

https://phambinh.net

Mình muốn chia sẻ các kiến thức mà mình học được trong quá trình làm việc và phát triển, với hy vọng có sẽ giúp ích được cho bạn đọc - như cách mà mình học được từ việc đọc các blog khác.

Nhà quản trị là gì ví dụ?

Nhà quản trị là những người tham gia chỉ huy trong bộ máy hoạt động của cộng ty. Đây những người lập các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát việc phân bố nguồn lực như con người, tài chính để từ đó, nhà quản trị giúp tổ chức đạt được mục tiêu thông qua những người khác.

Quản trị học là gì cho ví dụ?

Quản trị học là ngành khoa học nghiên cứu về các nguyên tắc, quy luật, phương pháp, kỹ thuật quản trị trên cơ sở đó vận dụng vào thực tế để giải quyết các vấn đề quản trị. Trong bất kỳ lĩnh vực nào, để bộ máy hoạt động hoạt động trơn tru, thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả, cần phát huy vai trò của quản lý.

Vấn đề quản trị là gì?

Quản trị vấn đề là một qui trình mang tính hệ thống trong đó doanh nghiệp có thể xác định, đánh giá và từ đó phản ứng với các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Quản trị giá là gì?

Do vậy, quản trị giá là nội dung trọng tâm của quản trị Marketing. Khái niệm: Chiến lược giá là toàn bộ các quyết định về giá mà người quản trị giá phải soạn thảo và tổ chức để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp theo đuổi. Nắm bắt và dự báo một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của các yếu tố quyết định đến giá.