Phim tài liệu so sánh các loại võ năm 2024

Ngôi sao phim hành động Trung Quốc - Ngô Kinh cho rằng sẽ là thiếu công bằng nếu như nói võ thuật truyền thống thất thế trước võ thuật hiện đại.

“Trong võ thuật truyền thống có rất nhiều chiêu thức dùng để giết người như dùng tay chọc vào mắt, đánh vào huyệt thái dương hay bẻ khớp xương. Còn võ thuật hiện đại ngày nay không dùng để làm hại người mà chủ yếu dùng để thi đấu. Mỗi một môn võ có những quy tắc thi đấu khác nhau”, tài tử Ngô Kinh nói.

Anh nói thêm: “Võ truyền thống không thể phát huy sức mạnh của mình trước MMA, thậm chí bị cho là rẻ tiền. Như vậy thật không công bằng với võ thuật truyền thống”.

“Thần bài” của điện ảnh Trung Quốc cho rằng nền võ thuật Trung Hoa có lịch sử lâu đời. Nếu như thứ võ thuật này không có bất kỳ tác dụng nào thì nó đã sớm đã bị thất truyền chứ không thể tồn tại đến tận bây giờ và trở thành tinh hoa của đất nước tỷ dân.

Phim tài liệu so sánh các loại võ năm 2024
Ngô Kinh đánh giá cao sự tồn tại của võ thuật truyền thống. Ảnh: Getty.

Theo nam diễn viên mỗi một chiêu thức, mỗi bài quyền cước trong võ thuật đều là những kinh nghiệm được người xưa tích lũy. Dù võ cổ truyền không còn ở thời kỳ hoàng kim, nhưng vẫn có một chỗ đứng nhất định trong xã hội và không dễ dàng bị mất đi.

Bên cạnh đó, Ngô Kinh cũng cho rằng sự giao lưu giữa võ truyền thống và võ hiện đại là một việc rất tốt. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển của cả hai môn võ. Trong quá trình tiếp xúc, võ hiện đại sẽ giúp loại bỏ các yếu tố thần bí, và giúp võ truyền thống tăng thêm tính thực chiến. Lấy thừa bù thiếu, sự giao lưu của cả hai có thể giúp gia tăng sự chú ý của mọi người đối với võ thuật.

Ngô Kinh là nam diễn viên phim hành động, võ thuật Trung Quốc. Anh theo học võ thuật từ năm 6 tuổi và là đệ tử của sư phụ Ngô Bân, người có công lớn trong ngành võ thuật Trung Hoa.

Nam diễn viên được mệnh danh là “thần bài” của showbiz Hoa ngữ khi đầu tư phim nào hốt bạc phim đó. Trong đó, hai bộ phim “Chiến lang 2” và “Lưu lạc địa cầu” giúp anh bỏ túi hàng trăm triệu USD.

Tại Trung Quốc, Ngô Kinh nổi lên như là “hậu duệ” của Thành Long và Lý Liên Kiệt khi hai ngôi sao phim võ thuật một thời đã đi qua thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp, và vì lý do tuổi tác họ không còn đủ sức để thực hiện những pha hành động nguy hiểm.

Đã có rất nhiều cuộc tranh cãi xung quanh câu hỏi: “Môn võ nào là thực chiến nhất trên môi trường đường phố?”

Áp dụng võ thuật vào thực chiến đường phố cùng chuyên gia Nenad Ikras BJJ khi áp dụng vào thực chiến sẽ đáng sợ như thế nào?

Mỗi môn võ đều có một sở trường và sở đoản riêng, môi trường luyện tập và tính chất riêng – thật khó để so sánh môn này hơn môn khác. Thế nhưng, dựa vào các tính chất của một tình huống đường phố, ta có thể chọn ra những môn võ thích hợp. Xin nhắc lại – “ta” – một ý kiến cá nhân.

Hãy cùng lắng nghe Shane Fazen – chàng blogger điển trai của fightTIPS – một trong những kênh video blog hàng đầu thế giới về chia sẻ kinh nghiệm võ thuật, nói về ý kiến cá nhân của anh trong môn võ thích hợp cho đường phố.

Theo Shane Fazen – một người đầy kinh nghiệm về các khía cạnh võ thuật thì đây là 5 môn võ thích hợp nhất cho đường phố:

Boxing: Boxing có những điều quan trọng và cơ bản nhất cho chiến đấu nói chung chứ không riêng gì đường phố: những cú đấm (điều dễ nhất mà con người có thể làm được – vì nó gắn liền với bản năng loài người), cách di chuyển và tránh né. Không giống như trên võ đài đầy đủ bảo hộ và y tế sẵn sàng – trên đường phố chỉ một cú đòn thành công của đối thủ thì bạn đã có thể lãnh đủ rồi. Cách tránh né và di chuyển của Boxing là điều tốt nhất có thể giúp bạn tránh khỏi điểu đó.

Muay Thái: Bộ môn võ thuật pha lẫn hơi hướm truyền thống và kinh nghiệm hiện đại của võ thuật Thái Lan là cái tên thứ 2 trong danh sách này. Sở hữu môi trường luyện tập đầy va chạm, áp lực và khắc nghiệt hàng đầu thế giới, Muay Thái có thể rèn luyện nên những fighter lý tưởng cho đường phố. Một điều quan trọng nữa là Muay Thái không chỉ dạy mà còn cho sử dụng các đòn chỏ, gối, ôm giữ, đánh ngã – những yếu tốt hết sức quan trọng trên đường phố mà không phải bất cứ môn võ nào cũng cho phép.

Jiujitsu hay Brazilian Jiujitsu (BJJ): Nhiều người hay có ác cảm với bộ môn của “những gã yếu ớt chỉ biết ôm ấp nhau trên sàn đấu”. Đừng bao giờ quên những gã đó đã tung hoành những mùa giải đầu tiên của UFC – khi mà giải võ tổng hợp này vẫn chỉ có một luật đó là….không có luật gì hết – cho phép thi đấu không chia hạng cân, không bảo hộ, cho phép đạp vào mặt đối thủ, thậm chí tấn công hạ bộ. Và kể cả sau này, khi nhiều luật đấu được tạo nên gây bất lợi cho Jiujitsu thì bộ môn nhu thuật này vẫn tiếp tục trở thành bài học quan trọng của các võ sĩ. Quay lại vấn đề đường phố, Fazen chỉ ra một sự thật rằng hầu hết các trận đấu đường phố thường dẫn đến tình huống một hoặc cả 2 võ sĩ ngã xuống và tiếp tục tấn công bằng các kĩ thuật tì đè, ôm giữ, khóa siết. Jiujitsu dạy các võ sĩ thực hiện điều đó, hoặc chống trả, chịu đựng điều đó. Một điều quan trọng nữa: cơ thể và tâm lý con người vốn không quen hoạt động khi rơi vào trạng thái nằm. Bất kể chiến đấu hay lao động, con người đều phát huy hết khả năng khi đang đứng và trở nên lúng túng khi bị quật ngã. Jiujitsu dạy các võ sĩ điều đó, và trở nên vượt trội hơn so với những người không có kỹ năng địa chiến, đúng như một võ sĩ Jiujitsu đã từng nói: “Nếu bị vật ngã thì bạn là con thú bốn chân giữa biển cả, còn võ sĩ Jiujitsu là con cá mập.”. Rất nhiều người cũng từng nói rằng trên đường phố bạn không thể dùng Jiujitsu vì khi còn đang “ôm ấp” người này thì người khác đã nhảy đến đạp vào mặt bạn. Lầm to! Thực tế thì không có bất cứ môn võ nào được thiết kế hoàn hảo để một chọi với số đông – khi bạn đang đứng đấm người này thì vẫn có khả năng người khác sẽ đấm sau gáy bạn. Điều quan trọng là bạn phải thành thục mọi thứ để trở nên vượt trội – và đừng quên không phải bất cứ lúc nào đối thủ đường phố của bạn cũng đứng với đồng bọn – hay chuẩn bị cả một băng nhóm để đối phó với bạn.

Vật: Bên cạnh việc rèn luyện thể chất cực kì tốt thì môn Vật còn dạy cho các võ sĩ khả năng đánh ngã đối thủ – đưa bản thân vào trạng thái thuận lợi nhất để “giã gạo” đối thủ – kẻ đã nằm bẹp trên mặt đường. Tuy chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng ở nhiều nước Âu – Mỹ, vật là bộ môn có từ trong trường học. Còn gì tuyệt vời hơn một môn võ bạn đã làm quen từ rất sớm?

Krav Maga: xếp cuối danh sách này là huyền thoại của các môn võ tự vệ: Krav Maga – môn võ đến từ Israel. Không có bất cứ một điều gì được gọi là “bị cấm”, Krav Maga tuy gần như không có thi đấu đối kháng nhưng lại không hề giới hạn môn sinh của mình làm bất cứ điều gì trên đường phố để sinh tồn và thoát khỏi nguy hiểm từ những cuộc ẩu đả. Được “nuôi lớn” bằng các lực lượng quân đội, vũ trang Israel, Krav Maga thường xuyên được cập nhật những kỹ năng hiệu quả nhất – và đôi khi, khá tàn bạo.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”89158″]

Dĩ nhiên, tất cả vẫn là ý kiến cá nhân của Shane Fazen. Còn bạn, bạn nghĩ như thế nào? Hãy chia sẻ suy nghĩ của mình ở phần bình luận bên dưới.