Tại sao chim đậu trên dây điện không bị giật

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Nhiều loài chim nhỏ khi đậu trên các dây điện cao thế, mà vẫn không bị điện giật. Tại sao thế nhỉ? Thiết  bị điện Hà Nội xin lý giải cùng bạn đọc:

Theo Thạc sỹ Phan Văn Thắng – Giảng viên Bộ môn Cơ điện, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, chẳng phải các loài chim có khả năng phi thường gì, nếu tinh ý một chút, chúng ta sẽ nhận thấy: Những loại chim nhỏ thường đậu cả 2 chân trên một dây điện. Lúc này toàn bộ cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây nên không thể cấu thành mạch điện, sẽ không có dòng điện truyền qua cơ thể chúng, nên chúng không bị điện giật.

Tuy nhiên, với các loài chim ăn thịt có kích thước khá lớn như diều hâu, đại bàng, chim ưng và cú mèo thì khác, khi đậu trên đường dây điện, nếu cánh và bàn chân chúng chạm vào cả 2 sợi dây điện một lúc thì sẽ tạo ra mạch điện tuần hoàn, và vẫn sẽ bị điện giật chết.

Tại sao chim đậu trên dây điện không bị giật

Những chú chim nhỏ thường đậu cả 2 chân trên 1 dây điện nên không bị điện giật

Đối với cơ thể con người, trong điều kiện điện thế không đổi, dòng điện qua người phụ thuộc vào điện trở người. Điện áp tiếp xúc càng cao thì dòng điện qua người càng lớn. Điện trở lớn thì dòng điện nhỏ và điện trở nhỏ thì dòng điện lớn. Người bình thường không dính nước, điện trở khoảng từ 10.000 đến 100.000 ôm.Cụ thể, ghi nhận tại nước Mỹ, từ năm 1978 đến 1998, thống kê trong tổng số 2.060 loài chim ăn thịt bị chết ở Nebraska, Kansas, Colorado, Wyoming và Dakota, thì một nửa số chim bị chết do điện giật và 75% con chim bị điện giật chết là chim đại bàng.

Điện trở của cơ thể chủ yếu tập trung trên da, Ở điều kiện bình thường với lớp da khô và sạch sẽ thì điện áp dưới 40 V được coi là điện áp an toàn cho con người. Nhưng nếu người bị ẩm ướt hay dính nhiều bụi kim loại thì điện áp an toàn không quá 12 V.

Thêm nữa, trong tình trạng cơ thể khô ráo, dù có chạm vào điện thế 220 V bạn sẽ bị giật, nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Nhưng nếu tay ướt hoặc một phần cơ thể chạm nước, vì nước là chất dẫn điện rất tốt nên điện trở của da sẽ nhỏ đi rất nhiều, lúc này nếu chạm vào điện thế 220 V bạn chắc chắn sẽ bị giật và an nguy đến tính mạng.


Xem tin khác

  • Cách dùng thuốc điều trị Covid Hôm nay, 8:42 am
  • Thông tin cơ bản về dây và cáp điện LIOA 22-03-2022, 8:31 am
  • Apple gây tranh cãi vì bán sợi cáp giá 129 USD 18-03-2022, 3:11 pm
  • Thầy trò 'thở phào' vì chỉ thi ba môn vào lớp 10 17-03-2022, 8:19 am
  • Đội quân 'cày view' trên Internet Trung Quốc 15-03-2022, 8:38 am
  • Cách đi dây điện trong nhà chuẩn từng cm 2022 12-03-2022, 9:52 am
  • Những khác biệt giữa nhà thông minh và nhà thông thường 11-03-2022, 10:12 am
  • Giá xăng tăng bào mòn người dân, doanh nghiệp 08-03-2022, 8:57 am
  • Elon Musk bị đổ oan, hóa ra tên lửa sắp đâm vào mặt trăng có thể là hàng 'Made in China' 03-03-2022, 9:37 am
  • Cần làm gì để không bị hớ khi mua xe điện? 02-03-2022, 8:35 am
  • Kinh nghiệm chọn mua dây điện Cadivi 6.0 23-12-2019, 2:33 pm
  • Đón giáng sinh trong ánh sáng đèn Led lung linh 20-12-2019, 10:57 pm
  • Thiết bị tiết kiệm điện năng: Công dụng thật hay chỉ là trò lừa đảo? 18-12-2019, 11:24 pm
  • Tủ điện phân phối là gì? Phân loại tủ phân phối hạ thế 16-12-2019, 3:12 pm
  • Lựa chọn dây dẫn điện để đảm bảo an toàn điện 14-12-2019, 4:59 pm
  • Có nên mua máy nước nóng Panasonic cho mùa đông này không? 12-12-2019, 9:34 am
  • Những lí do nên mua bếp điện từ Panasonic 10-12-2019, 10:09 am
  • Nâng tầm đẳng cấp không gian sống bằng sự hoàn mỹ của Gen-X 05-12-2019, 10:04 am
  • Có nên mua đèn bàn Led Panasonic 05-12-2019, 9:49 am
  • Cách lựa chọn và sử dụng máy lọc không khí 02-12-2019, 9:52 pm

Một câu hỏi rất rất cũ rồi nhưng thỉnh thoảng chúng ta vẫn còn nghe ai đó hỏi, đó là "Tại sao chim không bị điện giật khi đậu trên dây điện?", vậy loài chim đã làm điều đó như thế nào?

Dòng điện là sự chuyển động của các hạt electron, chính nhờ có dòng điện mà các thiết bị điện, máy móc mới hoạt động được. Để dòng điện hoạt động được thì nó cần phải tạo thành mạch kín: dòng điện được phát đi từ nhà máy điện, đi qua dây dẫn, đến từng ngôi nhà, chạy qua các thiết bị điện.

Tại sao chim đậu trên dây điện không bị giật

Những con chim đậu trên dây điện mà không bị giật là bởi vì cơ thể của chim không phải là vật dẫn điện tốt nếu so với dây điện. Lõi của những sợi dây điện được làm bằng đồng, một trong những kim loại dẫn điện tốt nhất (vàng, bạc, đồng). Khi con chim đậu trên dây điện, dòng điện không đi qua cơ thể của chim bởi vì khả năng dẫn điện của dây đồng tốt hơn so với cơ thể chim, cho nên dòng điện đã "bỏ qua" chim. Trên thực tế, nếu như con người hoặc các loài động vật khác nếu có thể đứng trên dây điện giống như chim thì cũng sẽ không bị giật điện, giống như chim vậy.

Tại sao chim đậu trên dây điện không bị giật

Tuy nhiên, chim không bị điện giật trong trường hợp cả 2 chân của nó cùng đứng trên 1 sợi dây điện và không có bộ phận nào khác chạm vào sợi dây điện còn lại. Nếu cùng lúc chim đụng trúng 2 sợi dây điện thì lúc này nó sẽ tạo ra mạch kín và bị điện giật chết.

Còn nhân viên điện lực thì sao?

Vậy làm sao để các anh công nhân sửa điện làm việc trên đường dây điện sống (không ngắt điện) mà vẫn an toàn? Đó là vì những thiết bị mà họ sử dụng đều là vật cách điện: quần áo, bao tay, nón bảo hộ, giày... Khi làm việc trên các cột điện, các thợ điện phải đảm bảo quy tắc an toàn tuyệt đối đó là chỉ chạm vào 1 sợi dây điện một lần, không bao giờ được chạm vào cùng lúc 2 sợi dây điện vì lúc này sẽ tạo ra mạch kín và bị điện giật.

Tại sao chim đậu trên dây điện không bị giật

Theo MIT
ảnh: For the birds/Pixar​

Trên các trụ điện cao thế hàng ngàn vôn, các chú chim vẫn có thể bình thản đậu trên dây mà không hề có hiện tượng bị giật điện. Phải chăng chúng có “khả năng siêu nhiên” nào đó nên không bị điện giật?

Trên thân các cột trụ điện cao thế luôn có biển cảnh báo: “ĐIỆN CAO THẾ NGUY HIỂM! – KHÔNG PHẬN SỰ CẤM ĐẾN GẦN” nhằm tránh những tai nạn không đáng có cho người và động vật. 

Những cột điện nối tiếp nhau cùng với dây điện, điện thoại khiến lũ chim nhầm tưởng rằng đó cũng là những cái cây bình thường và dây điện chính là cành cây. Chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều chim đậu trên dây điện, đặc biệt là trên cả điện trung thế và cao thế nhưng không bị giật. Nếu con người làm điều đó thì bị nướng cho cháy đen rồi nhưng lũ chim lại không hề hấn hấn gì khi đậu trên dây điện như vậy. 

Tại sao chim đậu trên dây điện không bị giật
Lũ chim đậu trên dây điện giống như những nốt nhạc trên khuôn nhạc. (Ảnh: blog.livedoor.jp)

Nguyên nhân từ đâu mà ra?

Trước hết chúng ta cần hiểu qua sự giật điện là như thế nào. Về cơ bản, con người chúng ta và động vật bị điện giật là do dòng điện có cường độ lớn chạy qua cơ thể khi có sự chênh lệch về điện thế đủ lớn và gây ra các tổn thương nghiêm trọng. 

Những con chim đậu trên dây điện trần, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy rằng chúng đều đậu hai chân trên cùng một dây điện. Lúc này cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây nên không thể cấu thành mạch điện được, hay nói cách khác là điện thế giữa hai chân của chúng bằng nhau, không có sự chênh áp, do đó không có dòng điện truyền qua cơ thể chúng nên chúng không bị điện giật.

Thực ra, khi chạm vào dây trần có dòng điện thì dòng điện sẽ chạy qua cơ thể người hoặc chim nhưng còn tùy thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua lớn hay bé mà người hoặc chim có thể bị giật hay không. Theo định luật Ôm thì cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó. 

Người ta tính được rằng, khi chim đứng trên dây trần tải điện, hai chân của chim cùng bấu trên một đường dây dẫn cách nhau khoảng 5cm thì điện trở của dây cáp nhôm trong khoảng này cỡ 1,63.10-5W, hiệu điện thế giữa hai chân của chim chỉ vào khoảng 5,3.10-3V , còn điện trở của cơ thể chim khoảng 10000W.

Điện trở của cơ thể chim và điện trở của đoạn dây dẫn giữa hai chân chim là mắc song song, với số liệu đó thì cường độ dòng điện chạy qua cơ thể chim chỉ khoảng 5,3.10-7A, dòng điện yếu như vậy khi chạy qua cơ thể chim không hề nguy hiểm gì cho chim cả.

Tại sao chim đậu trên dây điện không bị giật
Khi cả hai chân của chim cùng đậu trên cùng một dây điện, điện trở của chim nhỏ lớn hơn điện trở của dây điện rất nhiều. (Ảnh: Google Plus)

Phần lớn dòng điện chỉ chạy qua dây dẫn, phép tính cho thấy cường độ dòng điện này vào khoảng 325A.

Khi con người đứng dưới đất, cơ thể của chúng ta tiếp xúc với dây điện dương của nguồn điện và tạo thành mạch điện. Lúc đó dòng điện sẽ truyền từ cư thể xuống đất khiến chúng ta bị giật tê người. Nhưng nếu chúng ta đứng trên mộ miếng gỗ cách điện hay đi giầy dép có đế bằng cao su thì dù có sờ vào đây điện dương cũng sẽ không sợ bị giật điện. 

Trạng thái lúc đó của bạn cũng giống như một con chim đang đậu trên dây điện vậy. Và những người thợ điện nắm chắc nguyên lý này để thao tác đấu nối hay sửa chữa đây điện an toàn dù cho trên dây có thể vẫn có điện.

Video:

Sơn Tùng