Teo mô mỡ mặt vì sao

Phẫu thuật loại bỏ mỡ má giảm má phính

Còn được gọi là cắt bỏ mỡ má, phẫu thuật lấy túi mỡ má sẽ cắt bỏ mỡ khỏi hai bên má, làm thon gọn khuôn mặt và giúp xương gò má rõ nét hơn (Buccal bắt nguồn từ tiếng Latin là Bucca, nghĩa là “má phính”).

Bác sĩ Tâm cho biết túi mỡ má nằm sâu ở vùng má dưới, dưới một số khối cơ. Kích cỡ của chúng khác nhau ở mỗi người bất kể cân nặng như thế nào. Trên thực tế các túi mỡ má to thường là do di truyền và chúng sẽ không bị thay đổi bởi chế độ giảm cân và tập luyện.

Mặc dù hút mỡ không được khuyến khích thực hiện để thu giảm túi mỡ má (vì có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh) nhưng trong một số trường hợp quy trình loại bỏ mỡ má cũng kết hợp với hút mỡ ở các phần khác của khuôn mặt để tạo nét và làm thon gọn khuôn mặt hơn nữa. Quy trình này cũng có thể được kết hợp với tiêm các loại filler vùng mặt để khiến xương gò má trở nên nổi bật, rõ nét hơn hoặc tiêm Kybella để giảm thiểu tình trạng nọng cằm và tạo nét vùng hàm.

Ưu và nhược điểm của lấy túi mỡ má

Ưu điểm

  • Bạn sẽ không để lại vết sẹo nào có thể nhìn thấy từ quy trình thu gọn má này vì quy trình này được thực hiện ở phía trong miệng
  • Nếu thực hiện chính xác việc loại bỏ mỡ má sẽ mang lại khuôn mặt thon gọn, đường nét
  • Kết quả duy trì vĩnh viễn ngay cả khi bạn tăng cân
  • Đây là một quy trình nhanh chóng: lấy mỡ má thường chỉ mất khoảng 20 phút.
  • Thời gian nghỉ dưỡng tương đối ngắn và hầu hết các bệnh nhân đều đi làm trở lại sau khoảng 3 ngày
  • Quy trình phẫu thuật giảm phính má này có thể mang lại khuôn mặt già dặn hơn ở những người trường thành rồi nhưng vẫn có khuôn mặt phúng phính như em bé.

Nhược điểm

  • Các túi mỡ má của bạn theo tự nhiên sẽ co lại theo thời gian, vì vậy phần má trông có thể bị hóp quá sâu khi bạn già đi. Không có đủ dữ liệu công bố về cách kết quả tiến triển theo thời gian nhưng một số bác sĩ nói rằng, họ không thực hiện loại bỏ mỡ má cho những bệnh nhân ở độ tuổi 20 hoặc 30 vì nguy cơ này.
  • Nếu bác sĩ phẫu thuật loại bỏ quá nhiều mỡ hoặc bạn giảm cân sau phẫu thuật thì khuôn mặt bạn trông có thể quá hốc hác
  • Khuôn mặt trông có thể không cân đối sau đó nếu bác sĩ không loại bỏ đúng lượng mỡ từ mỗi bên má
  • Bạn sẽ bị sưng trong vài tuần. Các bệnh nhân mô tả má phình lên như má con sóc, giống như sau khi làm răng vậy

Đối tượng phù hợp với lấy mỡ má

Loại bỏ mỡ má là một quy trình phù hợp với những bệnh nhân cảm thấy khuôn mặt mình quá tròn hoặc mũm mĩm. Quy trình này sẽ tạo vẻ thon gọn, đường nét hơn cho một phần ba phía dưới khuôn mặt. Đối tượng phù hợp nhất là những người không vượt quá 9 kg so với cân nặng lý tưởng. Mặc dù bạn có má mũm mĩm hoặc khuôn mặt quá tròn và không bị thừa cân nhưng bạn cũng sẽ muốn đảm bảo chắc chắn rằng, chính những túi mỡ má là nguyên nhân khiến khuôn mặt mình tròn trịa, mũm mĩm, chứ không phải là do mỡ ở dưới da xuất hiện do tăng cân.

Bạn cũng có thể có má rộng do các khối cơ hàm phát triển quá mức. Trong trường hợp này việc loại bỏ mỡ má không chắc có thể giúp ích.

Mặt khác, nếu bạn vốn đã có một khuôn mặt gầy gò thì sẽ có nguy cơ mặt trông quá hốc hác nếu không có những bọng mỡ tự nhiên này.

Lời khuyên: loại bỏ mỡ má có thể giúp giảm thiểu má chảy xệ. Mỡ má dư thừa có thể đẩy xệ da xuống góp phần gây ra diện mạo da chảy xệ.

Một bệnh nhân đã chia sẻ “Cho dù tôi có ăn kiêng và tập luyện nhiều đến bao nhiêu thì hai bên má vẫn rất mũm mĩm. Người tôi rất vừa vặn nhưng má lại béo”.

Quá trình phẫu thuật lấy mỡ má

Quy trình này sẽ bắt đầu bằng công đoạn gây tê tại chỗ (hoặc uống thuốc an thần nếu bạn muốn ở trạng thái ngủ lơ mơ). Sau đó bác sĩ rạch các đường nhỏ dài khoảng hơn 1cm ở mặt trong của má (phía trong miệng), rồi dùng các dụng cụ phẫu thuật có đầu nhỏ để cắt bỏ một lượng mỡ cỡ bằng một quả óc chó. Hầu hết mọi người đều dễ dàng chịu được quy trình thực hiện và thường so sánh nó như một quy trình nha khoa trong đó bạn cũng nằm im và há miệng ra. Bạn sẽ được về nhà trong khi được đeo dây đai cằm để hỗ trợ, cùng với thuốc kháng sinh, nước súc miệng kê đơn để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Quá trình phục hồi

Ở nhà bạn sẽ phải thường xuyên chườm đá để giảm sưng và khó chịu. Hãy đặt túi chườm đá vào hai bên má trong 3 ngày sau phẫu thuật và uống nước mát. Bạn cũng cần đeo dây đai cằm vào ban đêm trong 2 tuần đầu tiên để tạo sự nâng đỡ hỗ trợ cho vùng da mặt. Trong khoảng 1 tuần có thể xảy ra tình trạng sưng khá nặng. Do vết mổ ở bên trong má nên bạn sẽ muốn ăn chế độ ăn đồ mềm và tránh mọi món quá nóng hoặc cay trong ít nhất 24 giờ đồng hồ.

Theo chia sẻ của một bệnh nhân sau khi thực hiện “hai bên má của tôi rất sưng trong tuần đầu tiên nhưng mọi người ở chỗ làm đều chỉ nghĩ tôi đã nhổ răng khôn”.

Khi nào sẽ thấy kết quả loại bỏ mỡ má?

Có thể trong quá trình hồi phục khuôn mặt bạn sẽ đầy đặn hơn so với trước khi phẫu thuật nhưng đó là do sưng nề và hầu hết sưng nề sẽ biến mất trong vài tuần. Tuy nhiên có thể phải mất từ 3 đến 6 tháng mới thấy được kết quả thực sự khi mà da ổn định vào vùng má thon xuống nhờ loại bỏ mỡ đi.

Kết quả lấy mỡ má có duy trì vĩnh viễn không?

Một khi túi mỡ đó không còn nữa chúng sẽ biến mất, do đó kết quả là vĩnh viễn. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tăng cân? Câu trả lời là: sẽ không có gì bất thường cả. Các túi mỡ má của bạn sẽ không quay trở lại. Tuy nhiên khuôn mặt bụ bẫm do tăng cân có thể che đi kết quả đạt được từ quy trình loại bỏ mỡ má này.

Mối quan tâm lớn hơn cả là điều gì sẽ xảy ra theo thời gian. Mỡ dưới da của bạn sẽ co lại theo tuổi tác, vì vậy có thể má trông sẽ quá hóp ở một số thời điểm. Các nhà nghiên cứu nói rằng vẫn chưa có đủ nghiên cứu tìm hiểu về các tác động lâu dài của quy trình phẫu thuật loại bỏ mỡ má.

Tại sao một số bác sĩ phản đối lấy túi mỡ má?

Với việc loại bỏ mỡ má, sẽ có một vấn đề là không biết kết quả sẽ như nào về lâu dài. Mỡ dưới da của bạn sẽ co lại theo tuổi tác, do đó một lúc nào đó trông hai bên má có thể sẽ bị hóp sâu vào. Trong khi đó các nhà nghiên cứu nói rằng vẫn chưa có đủ nghiên cứu tìm hiểu về các tác động lâu dài của quy trình phẫu thuật lấy mỡ má.

Một số bác sĩ phản đối việc thu giảm hoặc loại bỏ túi mỡ má vì khi chúng ta già đi khuôn mặt sẽ bị teo ngót mô và việc thu giảm lượng mỡ như vậy có thể sẽ khiến khuôn mặt trở nên hốc hác theo thời gian. Tuy nhiên nhiều bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân cứ tiến hành để đạt được vẻ ngoài khuôn mặt như họ muốn và tận hưởng nó trong khoảng thời gian có thể. Còn nếu vài thập kỉ trôi qua mà có bị teo ngót mô vùng má thì lúc đó sẽ có nhiều cách để xử lý và thậm chí còn có các kỹ thuật, công nghệ tốt hơn để khắc phục vấn đề đó trong tương lai.

Rủi ro của quy trình lấy túi mỡ má?

Mặc dù nghe có vẻ khá đơn giản nhưng cũng có những rủi ro liên quan đến quy trình này. Bác sĩ Tâm cho biết, bác sĩ khi loại bỏ các túi mỡ phải hết sức cẩn thận tránh các ống dẫn trên mặt cũng như những ống dẫn nước bọt. Vì nếu làm tổn thương sẽ có nguy cơ làm tê liệt hoặc gây ra những thay đổi khác về cảm giác và trong những trường hợp hiếm đôi khi có thể bị tê liệt một phần khuôn mặt.

Ngoài ra các nghiên cứu cho thấy phẫu thuật loại bỏ mỡ má có thể xảy ra các biến chứng như xuất huyết, tổn thương thần kinh vùng mặt và cứng hàm (chứng khít hàm). Và giống như bất kỳ quy trình phẫu thuật nào khác cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng, chảy máu, để lại sẹo, tổn thương mô và các cấu trúc xung quanh.

Tìm một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có đầy đủ bằng cấp, giàu kinh nghiệm trong loại bỏ mỡ má là một yếu tố vô cùng quan trọng để có được một quy trình phẫu thuật an toàn và suôn sẻ. Bạn sẽ muốn tìm một ai đó có khả năng và trình độ chuyên môn phân tích chính xác khuôn mặt, đồng thời hiểu được các cấu trúc khuôn mặt riêng của bạn cũng như kết quả mà bạn mong muốn đạt được.

Lấy mỡ má giá bao nhiêu?

Vì loại bỏ mỡ má vùng mặt được coi là một quy trình thẩm mỹ nên sẽ không được bảo hiểm hỗ trợ chi trả. Mức phí có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc vào địa điểm thực hiện, kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ và việc bạn sẽ được gây tê tại chỗ hay an thần.

Các phương pháp thay thế

Có một vài phương pháp không xâm lấn tạm thời có thể khiến xương gò má của bạn trông đường nét hơn.

Các filler dạng tiêm như Voluma – một chất làm đầy axit hyaluronic đã được FDA phê duyệt dùng cho vùng má, có thể giúp đẩy cao xương gò má trông rõ nét hơn, thậm chí còn có thể nâng da chảy xệ ở vùng quai hàm lên.

Một số bác sĩ cũng đạt được kết quả này với quy trình cấy mỡ tự thân vùng mặt. Có vẻ hơi lạ lùng khi lại cấy thêm mỡ trong khi vấn đề của bạn má đã mũm mĩm rồi, nhưng bác sĩ có thể cấy thêm mô mỡ vào điểm cao nhất, nhô ra nhiều nhất của xương gò má. Gò má đẩy cao sẽ tạo ra hiệu ứng thon gọn xuống vùng mặt dưới.

Nếu cơ hàm phát triển quá mức là lý do dẫn đến khuôn mặt to thì tiêm Botox vào khối cơ này có thể làm nó suy yếu đi và làm thon gọn khuôn mặt. Chi phí trung bình tiêm Bottox vào khoảng $550 và bạn sẽ tiêm duy trì mỗi 4 đến 6 tháng. Nhưng cần lưu ý, bạn sẽ có nguy cơ lan Botox sang các khối cơ gần đó và khiến khuôn mặt bị xệ xuống, đây là lý do tại sao quan trọng phải lưu ý rằng, chế phẩm dạng tiêm này không được FDA phê duyệt sử dụng ở vị trí này của khuôn mặt, việc sử dụng vẫn được coi là dùng ngoài khuyến cáo.

Tôi sắp chuyển mỡ tự thân vào hai bên má, tôi nhận thấy phương pháp này rẻ hơn rất nhiều so với độn gò má. Người ta nói rằng kết quả sẽ kéo dài đến 1 năm. Nhưng nếu tôi cấy mỡ và lúc nào đó bị giảm cân thì liệu cơ thể có tiêu giảm đi lượng mỡ cấy đó không? Cấu trúc khuôn mặt tôi khá dài và có mô mỏng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Liệu chuyển mỡ tự thân có giữ kết quả được vĩnh viễn không?

Cấy mỡ tự thân mang lại hiệu quả làm đầy như nào đối với rãnh mũi má (các đường chạy từ hai bên lỗ mũi xuống khóe miệng)? Liệu đây có phải là giải pháp lâu dài hơn tiêm filler Restylane, Perlane và Juvederm không? Thời gian hồi phục sau khi điều trị là bao lâu và chi phí trung bình vào khoảng bao nhiêu? Tôi là nữ, 62 tuổi.

Liệu cấy mỡ tự thân có hiệu quả để làm đầy rãnh nước mắt trũng sâu không? Ngoài ra, tôi phải làm gì với làn da lỏng lẻo dưới mắt?

3 ngày trước tôi đã thực hiện hút mỡ ở hông và vùng lưng, sau đó cấy vào hai bên má và các rãnh vùng mũi má (trong khi thực tế tôi không thấy có những rãnh này). Sau 3 ngày, tôi thấy mặt mình vẫn sưng phù rất nặng. Mặt bị biến dạng, méo mó, tôi thậm chí còn không thấy giống chính mình nữa. Môi của tôi trước kia từng rất tự nhiên, nhưng bây giờ trông mỏng hơn, khóe môi xệ xuống. Mũi trước kia cũng nhỏ nhỏ xinh xinh nhưng bây giờ nhô thẳng lên và sưng phù ở giữa mặt. Tôi đang rất băn khoăn không biết kết quả sẽ thế nào. Người ta nói mọi thứ sẽ bình thường sau 4-5 ngày, nhưng tôi nghĩ làm sao mà trong 2 ngày nữa mình có thể bình thường trở lại được với diện mạo hiện tại tồi tệ như này. Liệu có thể loại bỏ mỡ cấy không? Có quy trình nào có thể làm tan hoặc tiêu đi lượng mỡ này trên khuôn mặt tôi không? Vị bác sĩ thực hiện nói rằng ông ấy cấy nhiều hơn một chút vì sẽ có nhiều mỡ bị tiêu đi sau đó. Liệu chúng có thực sự tiêu đi không, bao lâu nữa điều này mới xảy ra? Xin hãy giúp tôi.

Tôi 25 tuổi, 3 tháng trước tôi đã cấy mỡ tự thân vào vùng dưới hai bên mắt. Tôi bị quầng thâm và có các vùng trũng sâu dưới mắt nên bác sĩ đã đề nghị cấy mỡ tự thân. Tuy nhiên tôi thấy, mỡ cấy dường như đã bị vón u cục nổi lổn nhổn dưới mắt và quầng thâm vẫn nhìn rất rõ. Bây giờ trông chúng giống như những túi mỡ nằm dưới hai bên mắt của tôi. Tôi thực sự không hề hài lòng với kết quả thực hiện, liệu có thể sửa lại bằng cách thực hiện phẫu thuật mí mắt qua đường mổ ở kết mạc không. Nhưng mà tôi không muốn loại bỏ hết lượng mỡ cấy ra vì tôi biết đôi mắt tôi có vẻ đỡ khô hơn khi được cấy mỡ vào. Tôi thực sự lo lắng và mất tự tin với những túi bọng này, nó khiến tôi trông có vẻ mệt mỏi hơn. Làm ơn cho tôi xin lời khuyên phải làm gì bây giờ. Xin cảm ơn!