Uống thuốc khớp có hại dạ dày không

Uống thuốc khớp bị đau dạ dày là một tình trạng, hiện tượng mà hầu như đại đa số những người bị các bệnh về khớp thường hay gặp phải. Nguyên nhân từ đâu? Và có cách nào có thể vừa trị bệnh khớp mà không làm hại dạ dày không?

Uống thuốc khớp có bị đau dạ dày không?

Đối với nhiều người đang phải chống chọi lại với căn bệnh đau khớp hành hạ và gây đau nhức cho cơ xương khớp, thì những viên thuốc, những liều thuốc giảm đau là một liệu pháp cứu cánh giúp họ vượt qua cơn đau nhất thời.

Nhưng mà, sử dụng những liều thuốc cứu cánh ấy trong một thời gian dài, họ sẽ chợt nhận ra những vấn đề liên quan đế đường tiêu hóa của bản thân mình. Đặc biệt đó là tình trạng đau dạ dày (đau bao tử) bắt đầu xảy ra và nghiêm trọng dần theo những lần sử dụng thuốc.

Uống thuốc khớp có hại dạ dày không

Tại sao uống thuốc khớp bị đau dạ dày?

Theo nhiều cuộc nghiên cứu, điều tra và khảo sát, lý do chính cho việc này ẩn chứa bên trong những thành phần thuốc giảm đau này, cụ thể:

Trong thành phần của đại đa số những viên thuốc giảm đau luôn có chứa ít hoặc nhiều một trong số các chất như: Corticoid, Dexamethason, hoặc cả Morphin,…. Những chất này có một hiệu quả nhất định trong việc điều trị những cơn đau khớp khó chịu tuy nhiên lại là kẻ thù của dạ dày đấy, mọi người biết chứ?

Bởi lẽ, niêm mạc dạ dày trong cơ thể người luôn sẽ phải tạo ra một lớp chất nhầy hay cũng có thể nói là dịch vị. Không chỉ có tác dụng tiêu hóa, phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn, dịch vị còn đóng vai trò bảo vệ cho các niêm mạc dạ dày tránh các tác nhân xấu ảnh hưởng đến, ví dụ như sự ăn mòn của HCl.

Và đối với các thuốc giảm đau, cơ chế cơ bản của chúng cũng bao gồm cả việc làm cho dạ dạy hạn chế dần đi việc tiết chất nhầy, điều này khiến cho các niêm mạc dạ dày không được bảo vệ tốt trước sự ăn mòn của những chất khác và dẫn đến tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây ra cảm giác đau dạ dày, rồi lâu dần việc này sẽ ảnh hưởng và làm loét cả dạ dày.

Nguy hiểm nhất trong số đó là các thuốc có chứa Dexamethasone, chúng có thể làm cho dạ dày bạn phải chảy máu đấy (hay còn gọi là xuất huyết dạ dày) gây ra tình trạng tồi tệ cho niêm mạc dạ dày.

Nhưng Dexamethasone chỉ là một trong những chất nguy hiểm gây hại cho dạ dày thôi đấy, còn có cả:

  • Colchicin dễ gây tiêu chảy cấp, thủng dạ dày.
  • Glucosamine gây khó chịu vùng bụng, cồn ruột và cả rối loạn chức năng tiêu hóa nữa.
  • Thậm chí là Aspirin.

Và thế đó, đối với các cơn đau khớp do bệnh tật và tuổi tác, người bệnh phải sử dụng những liều thuốc giảm đau để chống chọi lại. Thế mà sử dụng trong thời gian lâu dần sẽ khiến cho dạ dày của người bệnh gặp vấn đề.

Vậy liệu có thuốc gì điều trị các cơn đau khớp khó chịu mà vẫn giữ an toàn cho một cái dạ dày khỏe mạnh không?

Uống thuốc khớp có hại dạ dày không

Thuốc khớp nào không gây đau dạ dày

Chỉ cần trong thành phần của thuốc không có những loại dược chất đã được kể trên thì tin chắc rằng đó là loại thuốc không gây ảnh hưởng đến dạ dày của người sử dụng.

Và đó là lúc chúng ta cùng nhìn lại các dược liệu đông y, các phương thuốc cổ truyền của dân tộc, của ông cha ta ngày trước để lại. Những bài thuốc và nguyên dược liệu trong nhóm này có thể nói rằng sẽ không có chứa các chất khiến dạ dày phải tổn thương đâu. Nhưng lại có thể làm cho các cơn đau khớp thuyên giảm đi nhiều đấy.

Điển hình trong các phương thuốc ấy, chúng tôi xin được nhắc đến An Cốt Nam, một sản phẩm của Tâm Minh Đường, một sản phẩm đã được rất nhiều người biết đến.

Với các nguyên dược liệu được chọn lọc từ tự nhiên và cả những thảo dược quý hiếm, An Cốt Nam có chứa cả: Dây đau xương, Bí kỳ nam, Thiên niên kiện,…. Được bào chế theo một công thức gia truyền và hiệu nghiệm, giúp cho thuốc sẽ được đi sâu vào cơ thể người bệnh, giải phóng cơn đau, giải phóng các sự chèn ép lên dây thần kinh làm giảm và loại bỏ cơn đau của người bệnh hiệu quả (Kể cả những căn bệnh như: Gai cột sống và thoái hóa cột sống kiêm luôn cả bệnh thoát vị đĩa đệm).

Việc sử dụng thuốc cũng hết sức đơn giản chỉ cần cắt các gói thuốc và pha với nước ấm (như pha một tách cà phê gói vậy), khuấy lên là có thể dùng được rồi.

Ngoài ra, An Cốt Nam không chỉ đơn giản là một hộp thuốc với những gói thuốc đã sắc sẵn công hiệu, mà An Cốt Nam còn có cả những miếng cao dán có tác dụng nhanh và chuẩn xác làm dứt điểm cơn đau của người bệnh.

Đại hồi, Quế chi và cả Địa liên, những cái tên dược liệu có giá trị đều được gói gọn trong những miếng cao dán mỏng mà lợi hại mang tên An Cốt Nam. Chỉ cần dán lên chỗ bị đau trong khoảng từ 15 – 20 phút, người bệnh sẽ thấy được sự khác biệt.

Uống thuốc khớp có hại dạ dày không

Nhưng nếu chỉ có thế thì có chắc cơn đau của người bệnh lại không tái phát sau khi hết thuốc?

Đó cũng chính là lý do khiến Tâm Minh Đường khuyến nghị người bệnh ngoài dùng thuốc cùng với cao dán còn phải kết hợp với cả vật lý trị liệu chuyên sâu nữa.

Chỉ có như thế và cũng phải như thế thì cơn đau của người bệnh mới có thể được điều trị tận gốc và hồi phục hoàn toàn được.

Quan trọng nhất, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng An Cốt Nam sẽ không khiến cho cái dạ dày của bạn bị ảnh hưởng và cũng sẽ chẳng có nguy cơ bị viêm loét nữa.

Có thể bạn muốn biết

Thế đấy, qua bài viết này, chúng tôi tin mình đã giải thích lý do vì sao uống thuốc khớp bị đau dạ dày và cả giới thiệu cho các bạn được biết về thuốc khớp nào không gây đau dạ dày mà chúng tôi tin rằng các bạn đã biết. Hy vọng chúng tôi đã giúp được cho những cơn đau của bạn.

Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Uống thuốc khớp có hại dạ dày không

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.

Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.

Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23

Uống thuốc đau nhức xương khớp bị tác dụng phụ là tình trạng khá phổ biến, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe.

Nhiều bệnh nhân đi khám ở phòng khám ACC chia sẻ, cứ thấy đau nhức xương khớp là lập tức uống thuốc giảm đau. Thế nhưng, bệnh xương khớp không những không thuyên giảm, mà còn để lại nhiều biến chứng nặng nề ở gan, thận và dạ dày.

1. Các nhóm thuốc đau nhức xương khớp phổ biến

Với quan niệm “Đói ăn rau, đau uống thuốc”, khi cơn đau xương khớp xuất hiện, không ít người “nương nhờ” vào thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn. Trong đó, các loại thuốc dưới đây được sử dụng phổ biến vì giá thành thấp, hiệu quả nhanh:

1.1. Thuốc giảm đau Paracetamol

Đây là thuốc giảm đau không kê đơn, có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa, không cải thiện trường hợp viêm khớp nặng như viêm sưng khớp cơ. Paracetamol tương đối lành tính nếu uống đúng liều.

1.2. Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID)

Các loại thuốc NSAID như ibuprofen, celecoxib, diclofenac có công dụng giảm đau và kháng viêm mạnh, được sử dụng thay thế cho Paracetamol nếu thuốc này không có hiệu quả.

Uống thuốc khớp có hại dạ dày không
Thuốc đau nhức xương khớp được sử dụng phổ biến vì hiệu quả nhanh, chi phí thấp.

1.3. Thuốc chống viêm nhóm Corticoid

Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau rất nhanh. Nhưng phải tăng số lần và số viên uống trong thời gian dài, người bệnh mới cảm thấy hiệu quả. Hiện nay, ngoài sử dụng ở dạng đường uống, thuốc corticoid còn dùng ở dạng tiêm, tiêm trực tiếp vào khớp nhằm cải thiện tình trạng đau nhức.

Uống thuốc khớp có hại dạ dày không

Thuốc tiêm khớp là gì? Có gây hại gì khi sử dụng không?

Thuốc tiêm khớp có tác dụng giảm đau nhanh cho những người bệnh xương khớp. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro nếu sử dụng không đúng cách.  1. Thuốc tiêm khớp là gì? Thuốc tiêm khớp là phương pháp khắc phục tình trạng đau, viêm khớp…

1.4. Thuốc giảm đau gây nghiện (liều đơn lẻ)

Loại thuốc này thường được dùng cho các trường hợp đau nhức xương khớp mức độ từ vừa đến nặng, có khả năng tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, giúp người bệnh giảm truyền tín hiệu đau nhanh và hiệu quả. Dù vậy, nhiều bác sĩ khuyến cáo, thuốc nên được sử dụng ngắn hạn để hạn chế nguy cơ lệ thuộc cũng như phát sinh tác dụng phụ không mong muốn (buồn nôn và nôn, rối loạn nhịp tim, thở chậm, chóng mặt, buồn ngủ hoặc rối loạn tiêu hóa).

1.5. Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ là lựa chọn dành cho bệnh nhân bị đau xương khớp, đi kèm căng cơ và sưng phù do chấn thương cấp tính hoặc không đáp ứng tốt với NSAIDs. Tùy vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Cyclobenzaprine, Metaxalone hoặc một số loại thuốc giãn cơ khác.

1.6. Thuốc giảm đau thần kinh trung ương

Gabapentin là thuốc đau nhức xương khớp được dùng rộng rãi hiện nay. Thuốc có tác dụng giảm đau thần kinh trung ương, ngăn ngừa nhức mỏi do ảnh hưởng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm hoặc đau thần kinh tọa. Ngoài ra, sử dụng Gabapentin giúp người bệnh giảm đau từ vừa đến nặng; phòng ngừa bệnh động kinh, hội chứng chân không yên và đặc biệt, có thể dùng với thuốc giảm đau gây nghiện để tăng hiệu quả.

2. Cảnh báo tác hại khi lạm dụng thuốc đau nhức xương khớp

Để giảm đau nhanh, nhiều bệnh nhân đã tự ý thay đổi liều lượng khi chưa có chỉ định của bác sĩ, lâu ngày trở thành thói quen khó bỏ. Hậu quả là nhiều người đã phải nhập viện để điều trị biến chứng nặng nề tại hệ thống cơ quan nội tạng do sử dụng thuốc đau nhức xương khớp quá liều. Dưới đây là TOP 5 tác dụng phụ thường gặp, người bệnh phải nhất định chú ý:

2.1. Tác dụng phụ đến hệ tiêu hóa

Hầu hết thuốc giảm đau xương khớp đều ức chế thành phần duy trì lớp nhầy, khiến niêm mạc dạ dày bị axit dịch vị tấn công, gây đau loét, buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy và táo bón. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thủng dạ dày, thủng ruột hoặc xuất huyết tiêu hóa nặng.

2.2. Tác dụng phụ đến gan, thận

Dùng thuốc xương khớp kéo dài không chỉ tăng men gan, gây suy gan nghiêm trọng, mà còn tích nước ở thận, dẫn đến nguy cơ suy thận hoặc tổn thương thận đột ngột.

2.3. Tác dụng phụ trên hệ tim mạch

Lạm dụng thuốc đau nhức xương khớp khiến người dùng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm suy tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, đột quỵ và thậm chí tử vong.

2.4. Tác dụng phụ trên hệ xương khớp

Dùng thuốc giảm đau ở liều cao khiến quá trình phát triển xương sụn bị cản trở, dẫn đến mật độ xương giảm nhanh. Hiện tượng gãy xương và loãng xương xảy ra nhiều ở cột sống hoặc cổ xương đùi, đôi khi gây biến chứng hoại tử, tê liệt cử động của cơ thể.

2.5. Những tác hại khác

Ngoài biến chứng nguy hiểm trên nội tạng, tùy ý uống thuốc đau nhức xương khớp khiến người bệnh trở nên “lệ thuộc”, dễ xuất hiện cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau nhức và suy nhược cơ thể một khi ngưng sử dụng.

3. Những lưu ý khi dùng thuốc giảm đau nhức xương khớp

Khi dùng thuốc đau nhức xương khớp, người bệnh cần lưu ý 5 nguyên tắc sau để phòng ngừa nguy hại cho sức khỏe:

  • Để tránh tương tác giữa các thuốc với nhau, nên gặp bác sĩ để được tư vấn về công dụng và tác dụng phụ của từng loại thuốc. 
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa: Đúng liều lượng (không tự ý thay đổi hoặc tăng liều), đúng thời điểm (uống thuốc sau khi ăn no) và đúng thời gian điều trị (không dùng thuốc quá lâu).
  • Trong thời gian sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh nên hạn chế chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. 
  • Người có tiền sử mắc bệnh mãn tính (tim mạch, đái tháo đường, huyết áp cao, béo phì) nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc. 
  • Nếu quá trình dùng thuốc xảy ra biến chứng, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Uống thuốc khớp có hại dạ dày không
Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa tác động bất lợi cho sức khỏe

Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, kéo dài và không đáp ứng các loại thuốc cải thiện, bệnh nhân nên tiếp cận phương pháp khắc phục tự nhiên, không dùng thuốc như nghỉ ngơi, chườm nóng/lạnh, vật lý trị liệu và đặc biệt, điều trị bảo tồn lành tính bằng kỹ thuật nắn chỉnh xương khớp Chiropractic tại phòng khám ACC.

Với thao tác nắn chỉnh bằng tay, bác sĩ ACC tiến hành điều chỉnh cấu trúc xương bị sai lệch về đúng cấu tạo sinh học, giải phóng áp lực chèn ép dây thần kinh. Từ đó giảm đau hiệu quả và dứt điểm, giúp phục hồi khả năng vận động của cơ thể.

Uống thuốc khớp có hại dạ dày không

Chiropractic là gì? 7 điều có thể bạn chưa biết

Theo thống kê, mỗi ngày trên khắp nước Mỹ có khoảng một triệu ca nắn chỉnh cột sống được thực hiện. Phương pháp này được gọi là Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) - chuyên ngành chăm sóc sức khỏe lớn thứ ba tại Mỹ, sau ngành y khoa…

Bà Trần Thị Hảo (81 tuổi, ngụ tại Hà Nội) bị đau nhức xương khớp đã nhiều năm, lúc nào cũng cần dìu đỡ từ người thân trong sinh hoạt hằng ngày. Bà đã đến điều trị tại phòng khám ACC, với liệu trình chữa bệnh bao gồm nắn chỉnh xương khớp Chiropractic kết hợp cùng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng bằng sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV và máy giãn áp cột sống DTS. Giờ đây, chỉ sau 3 tuần, bà Hảo đã thoát khỏi cơn đau khó chịu, thoải mái đi lại dễ dàng với hiệu quả lên đến 80%.

Tác hại khi lạm dụng thuốc đau nhức xương khớp đã được nhiều chuyên gia cảnh báo. Vì thế, người bệnh cần lưu ý tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng hoặc tự ý tăng liều để ngăn ngừa nguy hại cho sức khỏe. Ngoài ra, nên gặp bác sĩ sớm khi xuất hiện triệu chứng bất thường do thuốc, để được tư vấn và tìm cách khắc phục sớm.

Có thể bạn quan tâm: 5 cách giảm đau xương khớp hiệu quả không cần thuốc