Ý nghĩa của câu tốt đẹp phô ra

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "tốt mã rã đám", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ tốt mã rã đám, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ tốt mã rã đám trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Cậu bị rã đám.

2. Chúng ta rã đám.

3. Nghe nói nó và Walter rã đám rồi.

4. Tôi không tốt ở đám cưới, chỉ ở đám tang.

5. Cách tốt nhất tôn vinh ông ấy là giữ nhóm đừng tan rã.

6. Lỗ Hổng đọc mã gien của đám Kaiju... giống như mã vạch ngoài siêu thị và cho chúng qua.

7. Khi Đế quốc Tây La Mã bắt đầu tan rã, Augustinô thành Hippo là Giám mục của Hippo Regius.

8. Đám cầm quyền của chúng ta liếm gót giày bọn lính La Mã.

9. Bọn Gaul ồn ào, bọn Đức, và đám Nguyên lão cức đầu, và phải luôn làm cho đám quần chúng La Mã được vui.

10. Chu kỳ bán rã 0,89 ms cũng đã được quan sát: 294Og phân rã thành 290Lv theo phân rã alpha.

11. Tốt, bởi đống đồ này sẽ thu hút một đám đông đấy.

12. Tại sao không băng nào là một đám người tốt bụng vậy?

13. Đám binh sĩ La Mã được Aemilianus triệu tập liền tôn phò ông làm Hoàng đế.

14. Hãy tan rã.

15. Hoặc tốt hơn, tất cả chúng ta hãy cùng giải mã.

16. Mã Tú Anh hoàng hậu là người có nhân phẩm tốt.

17. Có những khối mã bất tuyến tính, song khó mà chứng minh được rằng một mã nào đó là một mã tốt nếu mã ấy không có đặc tính này.

18. Mệt rã rời.

19. Tan rã rồi.

20. Đúng lúc ấy, lính La Mã loáng đến, giằng người ra khỏi đám đông và giải đi.

21. Đã có lúc Giáo phái Zero phát triển mạnh mẽ như những đám cháy rừng nhưng giờ nó đang đứng bên bờ vực của sự tan rã.

22. Hạt nhân con 290Lv là cực kỳ không ổn định, nó phân rã với chu kỳ bán rã 14 mili giây thành 286Fl, và nó có thể phân rã tự phát hay phân rã alpha thành 282Cn, và hạt nhân này sẽ phân rã tự phát.

23. Tôi mệt rã rời.

24. Tôi đói rã rồi.

25. Chúng được coi là ổn định, mặc dù Dy156 phân rã theo phân rã alpha với chu kỳ bán rã trên 1×1018 năm.

Ý nghĩa của câu tốt đẹp phô ra

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Tham khảo:

Tiền bạc là một vật dụng được lưu thông trong xã hội, có tác dụng thúc đẩy và phát triển ngành mậu dịch. Nó là một thứ “tài sản đặc biệt” gắn bó thiết thân đối với mỗi người, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia. Đã có nhiều câu tục ngữ, câu thơ, bài ca dao… nói về tiền bạc, về đồng tiền. Người Pháp có câu tục ngữ nói về tiền bạc từng được nhiều người nhắc đến: “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu”.

Câu tục ngữ đã nêu bật được “hai mặt” của đồng tiền, tùy theo cách sử dụng và người sừ dụng, mà có khi "tiền bạc là người đầy tớ trung thành", có khi nó biến thành “người chủ xấu”.

Trên thương trường, trong cuộc sống hằng ngày, ta càng thấy rõ tính chất “hai mặt” của tiền bạc. “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành” khi người sử dụng nó vào mục đích tốt đẹp, lương thiện; làm chủ được nó. Trái lại, khi tiền bạc đã được sử dụng sai, mục đích, dùng tiền bạc để gây ra bao điều xấu xa, bất lương, tội ác… thì nó đã trở thành “người chủ xấu”. Lúc ấy, người sứ dụng đồng tiền đã trở thành tên nô lệ của tiền bạc, kẻ thù ác vô cùng xấu xa. Vì thế, câu tục ngữ khuyên mọi người phải biết sống lương thiện, biết làm chủ đồng tiền, đừng vì hám bạc, hám tiền, hám lợi mà gây ra bao điều xấu xa, tội lỗi.

Tại sao “tiền bạc là người đầy tớ trung thành?”. Bằng lao động mà kiếm được tiền bạc, đó là tiền bạc trong sạch, là thứ tài sản chân chính. Người nông dân bán nông phẩm sau những ngày tháng dầm mưa dãi nắng: cán bộ, công nhân, thầy giáo, thầy thuốc được phát lương và nhận lương; nhà kinh doanh có tài làm ăn (theo khuôn khổ pháp luật) mà trở thành tỷ phú… có thể nói, đó là thứ tiền bạc, thứ tài sản “trong sạch”, chính đáng. Đồng tiền làm ra ấy lại dùng để mua bán. chi tiêu, dùng vào những nhu cầu thiết yếu của đời sống hằng ngày, biết chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết dùng để san sẻ, cưu  mang bà con nghèo khổ đóng góp vào quỹ tình thương, quỹ công ích… thi lúc đó “tiền bạc là người đầy tớ trung hành". Người chủ của những tiền bạc ấy là ông chủ chân chính; nhân ái tỏa sáng tâm hồn họ.

Qua các cuộc vận động hiện nay như cứu trợ nạn nhân bị chất độc da cam, cứu giúp đồng bào vùng bị bão lụt, giúp bà con ở các vùng sâu, vùng xa, ta thấy bao gương tốt. người tốt, việc tốt xuất hiện. Các em nhỏ học lớp Một, lớp Hai… bớt tiền quà ủng hộ 1000 đồng, cụ già về hưu dành một số tiền nhỏ, cán bộ công nhãn viên ủng hộ một ngày lương ai cũng muốn được san sẻ cùng đồng loại, được chia ngọt sẻ bùi, được “lá lành đùm lá rách''. những trường hợp này, tiền bạc đã làm nổi bật tâm đức, làm sáng tỏ tình người, thể hiện đạo lí “thương người như thể thương thân”.

Tiền bạc có một sức mạnh ghê gớm. “Có tiền mua tiên cũng được”, “Đồng tiền là Tiên, là Phật, là sức bật lò xo…” – đó là những câu thường được nhiều người nhắc lại.

Tại sao, có khi, có nơi, có người tiền bạc lại trở thành “người chủ xấu”. Con người ta rất dễ bị đồng tiền lung lạc. Khi người ta trở thành nô lệ của tiền bạc, bị đồng tiền sai khiến, dùng đồng tiền vào những chuyện bất lương, thì lúc đó tiều bạc đã trở thành “người chủ xấu” rất đáng sợ. Con người lúc ấy sẽ bị đồng tiền sai khiến, hành hạ.

Trong xã hội. ta thấy nhan nhản đó đây bao kẻ làm đầy tớ cho “ông chủ xấu” đồng tiền. Có kẻ ăn tiêu xả láng “quen thói bốc rời” như chàng Thúc Sinh trong Truyện Kiều. Có hàng trăm nam nữ thanh niên ăn chơi sa đọa, dùng thuốc lắc, nhảy múa trong vũ trường bị công an “tóm” đưa về đồn. Có nhiều vị “quan to’’ dấn thân vào con đường “làm ăn" bất chính, chỉ một chữ kí, một cái “gật đầu” mà thu về hàng ti bạc, hàng triệu đô… rồi rơi vào vòng lao lí, tù tội! Cái giá “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” từng được báo chí “bôi danh”. Khi tham nhũng đã trở thành quốc nạn, thì tiền bạc quả là đã trở thành “ông chủ xấu’ của không ít vị quan tham bụng phệ! Ta thấy và khinh bỉ bao kẻ mồm thì tụng câu “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" một cách lem lém, nhưng trong bóng tối, trong hậu trường lại đếm đô la một cách thoăn thoắt, tài tình. Tiền bạc -“ông chủ xấu” đã biến họ thành kẻ “mọt dân”, kẻ đạo đức giả.

Có kẻ vì quá nghèo khổ mà trở thành nô lệ đồng tiền, thật đáng thương. Có kẻ vì quá tham lam mà cướp của, giết người! Vì tiền bạc mà vợ chồng phải li dị. Vì tiền bạc mà có đứa con giết bố mẹ, đứa cháu giết ông bà, đứa anh giết em, đứa em giết chị, gâv ra bao vụ án mạng rùng rợn. Những kẻ lừa thầy phản bạn, các vụ việc như chạy chức, chạy quyền, chạy khen thưởng, chạy điểm, mua bằng cấp, bán học hàm, học vị (giáo sư rởm, tiến sĩ rởm) đều do “ông chú xấu" là tiền bạc gây ra!

“Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mô”; "Tiền tài hai chữ son khuyên ngược! Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi”; “còn bạc, còn tiền, còn đệ tử/ Hết xôi, hết rượu, hết ông tôi": “có tiền việc ấy mà xong nhỉ/ Đời trước làm quan cũng thế a?”; “‘Nén bạc đâm toạc tờ giấy”… đó là những câu thơ, câu tục ngữ mà nhiều người dã biết nói về “mặt trái” của đồng tiền, châm biếm tiền bạc là “ông chủ xấu"

Sống ở đời, ai cũng muốn được giàu sang phú quý, ai cũng hiểu “vạn khổ bất như bần”.

Giữa thời kinh tế thị trường, kinh doanh làm giàu đã và đang được luật pháp và xã hội khuyến khích, nhiều nông dân triệu phú, nhiều nhà kinh doanh trẻ có nhiều triệu đô xuất hiện trên mọi miền đất nước.

Hãy học giói, bước vào đời, đem tài năng thi thố với thiên hạ và làm giàu để góp phần làm cho đất nước hùng cường thịnh vượng. Câu tục ngữ của người Pháp được bàn tới ở đây là bài học sâu sắc, nó nhắc nhở mỗi chúng ta biết sống đẹp, biết lao động làm giàu, được sống sung sướng hạnh phúc.

Giàu tiền bạc mà lương thiện, nhân ái. Giàu tiền bạc mà không bao giờ tham lam để “hoàng kim hắc nhân tâm".     

Chắc hẳn phần đa trong số các bạn ở đây đã đều được nghe đến câu nói:

“Đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại.”

Trước kia, tôi không đánh giá cao câu nói này vì nhìn nó như thể một lời xúi giục khoe khoang sống ảo. Trước khi ăn thì ta phải cúng thần facebook thì mới cảm thấy yên lòng; ra đường có một cái mụn bé xíu trên mặt cũng nhức nhối không yên phải trang điểm mười lớp phấn lấp đi mới hết tự ti xấu hổ; người khác đối xử tệ bạc với mình nhưng chẳng dám lên tiếng bảo vệ bản thân mà ngồi co rút một xó nhà và khoác lên mặt nạ “hoa hậu thân thiện” vì sợ không còn ai chơi cùng mình nữa, sợ phải cô đơn giữa màn đêm tối đen tịch liêu của cuộc đời.

Nhưng dạo gần đây, khi thay đổi góc độ của đôi mắt mình, tôi chợt nhận thấy “đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại” là một lời vàng ngọc đã bị mình xem thường quá mức.

Trong cách nhìn hiện tại của tôi, đời sống của một con người như một cái cây, gốc rễ cắm sâu xuống lòng đất tối tăm, còn hoa trái thì vươn ra bung nở ngoài ánh sáng. Hoa trái ấy chính là những điều đẹp đẽ tốt lành như niềm vui, tình yêu và sự hạnh phúc. Còn những tối tăm nơi gốc rễ kia chính là những khó khăn của cuộc đời, những góc khuất trong tâm hồn mà một người phải đối diện như sự tiêu cực, yếu đuối, sợ hãi, v.v…

Tôi cho rằng mọi thứ sẽ được chuyển hoá, biến đổi bằng sự chú ý của cá nhân; và được bành trướng, nảy nở bởi sự chú ý của tập thể. Nên cái xấu xa tiêu cực nếu để lộ ra ngoài thì chúng sẽ nhân lên to lớn gấp bội phần, còn khi được giữ lại trong lòng mà quán sát, chiêm nghiệm, lắng nghe thì sẽ được biến đổi thành trí tuệ bạc vàng – chính là hoa trái của cuộc đời vậy.

Sự chú ý cá nhân tôi đang nói tới kia là việc quay trở về với chính mình, như một sự thức tỉnh nội tâm và nhìn thế giới từ sâu bên trong bản thân. Chỉ ở nơi bí ẩn, sâu thẳm đó thì tia sáng của sự chú ý, của nhận thức mới rực rỡ hơn tất thảy. Và chỉ với năng lực mãnh liệt của nó thì những viên ngọc bị phủ vùi bởi tạp bụi đường đời mới được thanh tẩy triệt để.

Còn thứ ánh sáng bên trên bìa vực mà nhân loại vung vẩy tứ phía kia không có đủ sự tập trung để khoan thủng những tấm màn sợ hãi và hèn yếu. Ngược lại, nó mang chức năng lan tỏa, nhân rộng, chảy tràn như sóng nước. Nên trí tuệ của người xưa được thể hiện trong việc “đẹp khoe, xấu che” là vậy. Bằng cách nhận biết, phân loại và đặt mọi thứ đúng vị trí của nó thì những điều đen tối sẽ được chuyển hóa thành những sự rạng ngời, và những điều rạng ngời được bay tới muôn nơi rồi trút xuống như những cơn mưa mát lành.

Trong phim Vào trong hoang dã (Into the wild) có câu nói rất nổi tiếng rằng:

“Happiness is only real when shared.” (Hạnh phúc chỉ đích thực khi được sẻ chia.)

Cái “happiness” mà giữ bo bo bên trong người thì nó sẽ phá huỷ kẻ đó từ trong ra ngoài vì đó không phải là nơi hạnh phúc thuộc về. Nó phải được lan toả, được giải phóng ra ngoài ánh sáng thế gian, được bung bở như hoa xuân ngào ngạt. Tôi tin rằng một người vĩ đại là người thấu hiểu và thực hiện được điều đó trong đời sống của mình. Nếu nhìn lại xuyên suốt trong lịch sử loài người thì các nhân vật tầm cỡ được thế gian tôn sùng, trọng vọng và mến yêu đều là những người biết chia sẻ những giá trị tốt lành, cống hiến vàng ngọc cho đời (từ vật chất đến tình cảm, trí tuệ).

Bụt hay Jesus dành gần hết cuộc đời để rao giảng chân lý, tình yêu; Mẹ Teresa cứu trợ, giúp đỡ bao nhiêu người nghèo khổ bệnh tật, Ellen DeGeneres thường xuyên give away quà tặng cho cá nhân hay tập thể nghèo túng, họa nạn hoặc làm được những việc tốt cho cộng đồng, Keanu Reeves âm thầm quyên góp tài chính cho những trẻ em trong bệnh viện suốt hàng chục năm, v.v…

Đó mới chỉ là những người nổi tiếng, ở ngoài kia còn vô vàn những người lặng lẽ lan truyền những điều tốt đẹp ra thế giới, cứu vớt lại những góc phần lầm lạc, làm ngược của thế gian – những kẻ nuôi dưỡng, dành sự chú ý cho những điều tệ hại.

Để đối xử với những sự tiêu cực, người đời cũng đã biết răn dạy con cháu rằng “vợ chồng đóng cửa bảo nhau” là vậy. Những chuyện căng thẳng mù mịt thì chớ để nó đẻ trứng ra ngoài, nó sẽ lan tràn như độc tố vào môi trường xung quanh theo cấp số nhân. Dọn dẹp một núi phân sẽ khổ sở và khó khăn hơn rất nhiều so với việc ngay từ ban đầu đừng đi ỉa bậy.

Tôi chỉ lấy ví dụ đơn giản thôi ở việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Một người ném rác ra vỉa hè thì có thể kéo theo những người khác nhìn theo bắt chước. Từ sáng đến tối là có được một đống rác. Từ tháng này qua tháng khác là có mười năm đống rác. Nó không chỉ làm bẩn môi trường, mà còn có khả năng làm bẩn tư duy, hành vi của những người chưa từng ném rác ra đường. Họ sẽ nhìn đó là một việc bình thường, hiển nhiên và dễ dàng – họ sẽ đi về phía bóng tối.

Khi sự vô kỷ luật, vô ý thức đó được hiển lộ ra ngoài đời sống, nó trở thành một nỗi cám dỗ tệ hại dành cho mọi người, khiến họ có ý muốn được sa ngã, được buông thả, được xả rác bừa bãi (vì việc đó không cần nỗ lực, không mất sức.) Các bạn thấy không, chỉ một hành vi tồi tệ rất nhỏ thôi cũng có thể nhân lên thành những đống phân bẩn thỉu to đùng. Đừng, đừng để chúng có cơ hội được phát triển, nếu bạn thật sự là người có trí khôn.

Với cá nhân tôi, để thực hiện việc “đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại”, tôi đã unfollow tất cả những ai chia sẻ/nói chuyện mang nội dung tiêu cực, dù họ ở trên mạng xã hội hay trong đời sống. Bẩn ít hay nhiều gì không cần biết, vì đối với tôi, người đó là một cái cây lộn ngược, hoa trái của những người này là đắng cay, hủy hoại. Nếu định hướng của người đó không tốt, tôi sẽ không đầu tư sự chú ý vào họ nữa.

Ngoài ra, trong cuộc sống, tôi cũng tập cách chia sẻ nhiều hơn những niềm vui và sự tích cực. Còn nước mắt khổ đau, sự than vãn, bất mãn, tôi sẽ giữ lại ở mức nhiều nhất có thể. Nó sẽ là nhiên liệu để ngọn lửa ý thức bên trong được bùng cháy, được khẳng định chính mình.

Tôi cho rằng nước mắt là một thứ quý giá của con người, chỉ nên được trào ra với động lực là lòng trắc ẩn hay hạnh phúc với cuộc đời, không nên tiết ra bởi đau khổ. Nếu có thể giữ nó lại khi gặp khó khăn, những giọt nước mắt ấy sẽ trở thành phép lạ như nước mắt của những nàng tiên cá. Nếu xuất hiện hater thấy tôi vui vẻ cả ngày thì ghen tỵ, khó chịu, thậm chí dị ứng, thù ghét thì tôi cũng dek quan tâm và unfollow họ luôn. Vì sự thật là một người ăn nấm bị bad trip thì là do anh ta có vấn đề chứ không phải do cây nấm.

Trong việc “xấu xa đậy lại” này, tôi nhận thấy rằng nó không hề có ý giấu dốt, đậy ngu, mà nó có ý nghĩa rằng đức tin phải được lên ngôi, ta cần bác bỏ mọi sự nghi ngờ bên trong lòng. Chúa Jesus đã có câu:

“Phúc cho ai không thấy mà tin.”

Khi cảm thấy bối rối lo sợ về chuyện gì đó, tôi học cách quên câu hỏi đi, vì sống trong sự nghi ngờ sẽ càng khiến mọi thứ trở nên tăm tối. Chỉ khi tin tưởng rằng Trời Đất sẽ mang đến câu trả lời, thì mỗi người mới có thể nhận được lời giải đáp ở đâu đó mà trong lòng vẫn luôn an bình lúc chờ đợi.

Sẽ còn rất nhiều ý nghĩa nữa mà bạn có thể tìm thấy ở câu nói “đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại.” Nhưng vấn đề quan trọng nhất là bạn cần có đủ khả năng để phân biệt đẹp và xấu. Đây chính là bước đầu tiên – nhận thức đúng. Rồi sau đó, những điều bạn làm mới có thể đúng đắn được.

Tôi vẫn đang gìn giữ một tầm nhìn rằng bản thân cần thiết nuôi dưỡng cái cây của chính mình, làm sao để nó vừa cắm rễ sâu vào lòng đất, vừa bung tỏa nhiều hoa trái cho đời. Và các bạn biết không, ẩn trong những thứ quả thơm thảo kia lại là vô vàn những hạt giống.

Tác giả: Vũ Thanh Hòa

Featured image: josealbafotos

📌 Mua membership để đọc tạp chí Aloha (48k/1 volume, 999k/1 năm, 24 volume) ➡️ http://bit.ly/THDPmembership

📌 Aloha Volume 1- 9

📌 Mời Triết Học Đường Phố và các tác giả một ly cafe ➡️http://bit.ly/donateTHDP

  1. Chuyển tiền qua ngân hàng Việt Nam Người nhận: Vũ Thanh Hòa Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội

    Số TK: 0451000409314

  2. Chuyển tiền qua Paypal Người nhận: Huy Nguyen

    Địa chỉ: https://paypal.me/huythdp

📌 Tham gia viết bài cùng Triết Học Đường Phố, bài viết nổi bật sẽ có nhuận bút/tip. ➡️ http://bit.ly/2KTJCN2