Biến chủng delta tồn tại bao lâu trong không khí

          Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể Delta, còn được gọi là "đột biến kép" vì nó mang hai đột biến, có khả năng lây lan cao hơn 55% so với biến thể Alpha, được phát hiện đầu tiên ở Anh, và sẽ nhanh chóng phổ biến và "bao phủ" các ca bệnh trên toàn cầu.

          Vì sao các nhà khoa học gọi nguy cơ lây nhiễm biến thể Delta là “sự liên hệ thoáng qua”? Cụ thể: Virus Delta có thể tích rất nhẹ nên nó chậm rơi xuống bề mặt, nó lơ lửng trong không gian nhiều giờ liền nên rất dễ lây lan. Vì thế khi hai người đứng gần nhau (chỉ đứng gần chứ chưa nói chuyện, cũng chẳng bắt tay) trong đó có một người nhiễm biến thể Delta thì chỉ cần vài giây đồng hồ thôi, người đứng gần đã bị nhiễm. Đứng gần là đứng trong phạm vi từ 01 đến 02 mét, còn gần hơn thì tốc độ virus xâm nhập càng nhanh hơn, nó tính bằng tích tắc chứ không phải là 05 hay 10 giây. Đó chính là “sự liên hệ thoáng qua”. Vì vậy cần chú ý phòng, chống biến thể Delta lây lan rất nhanh trong môi trường đông người, nơi ở chật chội, những nơi công cộng… Ngoài lây truyền do hít phải các giọt bắn, nó còn thâm nhập khi ta chạm tay vào hành lang, cầu thang, nút bấm thang máy, cửa xe, thậm chí cả áo mặc ngoài hoặc tiền bạc qua giao dịch. Chúng ta cần nhắc nhở nhau khẩu trang và nước sát khuẩn tay là vật bất ly thân. Khẩu trang đeo khi ra đường và sát khuẩn tay mọi lúc, mọi nơi là biện pháp hiệu quả cho dù các bạn đã tiêm hay chưa tiêm ngừa. Xin nhấn mạnh rằng virus SARS-CoV-2, đặc biệt là biến thể Delta lây truyền qua các hạt siêu nhỏ lơ lửng trong không khí, đặc biệt trong môi trường kín, vì vậy dù ở xa hơn 2m bạn vẫn có thể nhiễm. Với chủng cũ, một người mắc bệnh có thể lây cho vài ba người, nhưng một người nhiễm chủng Delta sẽ lây cho mười, thậm chí hai, ba chục người.

Người bị nhiễm virus Delta có thể không có triệu chứng sốt, ho, khó thở nên họ không biết mình bị nhiễm. Vì không biết nên họ vẫn đi làm, đi dạo, tiếp xúc với nhiều người. Đó là một trong nhiều nguyên nhân khiến dịch lây lan nhanh và khó lường. Nếu không mang khẩu trang khi ra ngoài, khi đến chỗ đông người vànếu không rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn chỉ một tích tắc thôi nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao, rất cao.

Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), biến thể Delta có khả năng lây nhiễm nhanh hơn từ 40% đến 60% so với biến thể Alpha được phát hiện lần đầu tại Anh. ECDC dự đoán đến đầu tháng 8, sẽ có tới 70% số ca mắc mới tại EU nhiễm biến thể Delta và con số này sẽ lên tới 90% vào cuối tháng 8. 

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về biến thể Delta để tự bảo vệ mình và nhắc nhiều người tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nguy hiểm này./.

               Thanh Tâm

(Thông tin liên quan bằng tiếng Anh)

COVID-19 được cho là lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần gũi từ người sang người. Tuy nhiên, vẫn còn một số chưa chắc chắn về tầm quan trọng tương đối của các đường lây truyền khác nhau của SARS-CoV-2, vi rút gây bệnh coronavirus 2019 (COVID-19). Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy loại vi rút này có thể tồn tại trong không khí trong thời gian lâu hơn và ở các khoảng cách xa hơn là người ta tưởng lúc ban đầu. Ngoài việc tiếp xúc gần gũi với những người bị nhiễm bệnh và các bề mặt bị ô nhiễm, khả năng lây lan COVID-19 cũng có thể xảy ra qua các hạt bay trong không khí ở môi trường trong nhà, trong một số trường hợp còn xa hơn phạm vi 2 m (khoảng 6 ft) như đã được khuyến khích bởi các đề nghị về giãn cách xã hội. Xem Tài Nguyên Khoa Học và Kỹ Thuật Liên Quan đến Không Khí Trong Nhà và Coronavirus (COVID-19) hoặc ​Tài Liệu Tham Khảo và Ấn Phẩm Chính về Không Khí Trong Nhà và COVID-19  để biết thông tin kỹ thuật bằng tiếng Anh.

Tuy nhiên, có những bước đơn giản có thể được thực hiện để giảm khả năng lây nhiễm COVID-19 trong không khí và trọng tâm của tài liệu này là về các biện pháp đó. Cách bố trí và thiết kế của một tòa nhà, cũng như chỗ ở và loại hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC), đều có thể ảnh hưởng đến khả năng lây lan vi rút trong không khí. Mặc dù các cải tiến đối với hệ thống thông gió và làm sạch không khí không thể tự nó loại bỏ nguy cơ lây truyền vi rút SARS-CoV-2 trong không khí, EPA khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ lan truyền vi rút trong không khí. Các biện pháp phòng ngừa này bao gồm tăng cường thông gió với không khí ngoài trời và lọc không khí như một phần của chiến lược lớn hơn bao gồm giãn cách xã hội, đeo khăn hoặc khẩu trang che mặt, làm sạch và khử trùng bề mặt, rửa tay và các biện pháp phòng ngừa khác. Tự bản thân, các biện pháp để giảm tiếp xúc trong không khí với vi rút gây ra COVID-19 là không đủ vì lây truyền trong không khí không phải là cách duy nhất có thể xảy ra phơi nhiễm với SARS-CoV-2.

Bạn có thể tìm thấy các phương pháp hay nhất do Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) khuyến nghị tại: 

Các Tài Nguyên Liên Quan Đến Không Khí Trong Nhà và Coronavirus (COVID-19) (bằng tiếng Anh)

Vui lòng bổ sung thông tin này với lời khuyên mới nhất từ ​​các cơ quan tiểu bang, địa phương, Bộ lạc và liên bang.