Block nhĩ thất cấp 2 là gì

Block nhĩ thất là bệnh ảnh hưởng bởi rối loạn hệ thống xung điện - hệ thống quan trọng có vai trò điều khiển nhịp tim, đảm bảo cho hoạt động co bóp máu để tuần hoàn của tim hoạt động bình thường. Bệnh xảy ra do tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung quanh từ tâm nhĩ đến tâm thất. Mức độ nguy hiểm của Block nhĩ thất phụ thuộc vào cấp độ bệnh, vì thế chẩn đoán cấp độ rất quan trọng trong điều trị và cứu sống bệnh nhân.

1. Block nhĩ thất là bệnh gì?

Nhịp tim ổn định và tim hoạt động bơm máu theo chu kỳ bình thường giúp máu được lưu thông tốt nhất đến các cơ quan trong cơ thể cũng như nhận máu trở về để nạp thêm oxy. Để thực hiện được công việc này, cần duy trì nhịp tim ổn định, điều này nhờ vào hoạt động của hệ thống xung điện tim.

Block nhĩ thất là bệnh lý liên quan đến rối loạn xung điện

Vì thế bất cứ tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung động điện từ tâm nhĩ xuống tâm thất đều gây ra Block nhĩ thất. Cụ thể quá trình này diễn ra như sau:

  • Nút nhĩ thất thực hiện dẫn truyền và kiểm soát các xung động điện tử tâm nhĩ đến tâm thất.

  • Xung động dẫn truyền từ nút xoang đến tâm nhĩ, giúp tâm nhĩ co bóp (thể hiện ở sóng P trên điện tâm đồ).

  • Xung điện truyền tiếp xuống nút nhĩ thất giúp tâm thất co bóp (thể hiện bằng phức bộ QRS trên điện tâm đồ).

Ở bệnh nhân Block nhĩ thất, xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất bị cản trở, vị trí tắc nghẽn có thể là nút nhĩ thất hoặc bó His. Tình trạng này có thể thấy rõ trên điện tâm đồ, khi khoảng PR kéo dài bất thường.

Tùy vào mức độ tắc nghẽn dẫn truyền xung điện mà bệnh Block nhĩ thất chia thành các mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng gồm: Block nhĩ thất cấp độ I, cấp độ II và cấp độ III.

Block nhĩ thất có thể gây tử vong do biến chứng bệnh không được cấp cứu kịp thời

2. Nguyên nhân dẫn tới Block nhĩ thất

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn chức năng dẫn truyền xung điện xảy ra ở bệnh nhân Block nhĩ thất, phổ biến như:

2.1. Nguyên nhân bẩm sinh

Các bệnh lý bẩm sinh như xoang mạch cảnh hoặc hội chứng quá mẫn cảm có thể ảnh hưởng đến tốc độ truyền xung điện, phát triển thành bệnh Block nhĩ thất với mức độ nghiêm trọng dần.

2.2. Nguyên nhân tổn thương

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây Block nhĩ thất, khi xảy ra tình trạng xơ hóa hoặc hoại tử hệ thống xung điện. Những nguyên nhân bệnh lý hoặc tổn thương dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Nhồi máu cơ tim thành dưới.

  • Phẫu thuật sửa chữa van hai lá.

  • Xơ hóa vô căn của hệ thống dẫn truyền trong bệnh Lev, bệnh Lenegre.

  • Viêm cơ tim.

  • Bệnh tự miễn khiến hệ thống miễn dịch tấn công cơ tim như: lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng toàn thân, viêm khớp dạng thấp.

  • Ảnh hưởng bởi các loại thuốc điều trị như: thuốc chẹn kênh Calci, Amiodarone, digoxin, thuốc chẹn beta,...

  • Tăng trương lực phế vị khi tập luyện thể thao, khi bị đau đớn, thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim.

Block nhĩ thất có thể xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch

2.3. Các yếu tố nguy cơ

Nhiều trường hợp bệnh nhân Block nhĩ thất không xác định được nguyên nhân dẫn đến điều trị và phòng ngừa bệnh gặp nhiều khó khăn. Thực tế, bệnh nhân Block nhĩ thất rất đa dạng, có thể là trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sau sẽ giúp phòng ngừa bệnh:

  • Người mắc bệnh huyết áp.

  • Người mắc bệnh tiểu đường.

  • Rối loạn cholesterol, đặc biệt là tăng LDL và giảm HDL.

  • Hút thuốc lá.

  • Bệnh lý tĩnh mạch liên quan đến yếu tố di truyền.

  • Người béo bụng hoặc béo phì.

  • Bệnh động mạch ngoại biên.

  • Tiền sản giật.

  • Bệnh thận, nhất là suy thận mạn tính.

  • Sử dụng thuốc điều trị, nhất là thuốc chẹn beta làm giảm lưu lượng máu đến nhĩ thất, thuốc trợ tim digoxin, thuốc chẹn canxi,…

3. Mức độ nguy hiểm của Block nhĩ thất

Mức độ nguy hiểm của Block nhĩ thất còn phụ thuộc vào cấp độ bệnh cũng như các vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng điều trị và tiến triển bệnh. Do đó, bác sĩ cần chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để tiên lượng và theo dõi điều trị.

3.1. Block nhĩ thất cấp độ I

Đa phần bệnh nhân mắc bệnh Block nhĩ thất cấp độ I không có triệu chứng hoặc dấu hiệu bệnh rõ ràng do không gây rối loạn huyết động. Đa phần chỉ chẩn đoán bệnh qua xung điện tim, thấy khoảng PR kéo dài hơn bình thường (lớn hơn 200 ms).

Block nhĩ thất thường chỉ phát hiện được trên điện tâm đồ

Chẩn đoán cấp độ bệnh này, người bệnh không nên quá lo lắng và không cần thiết phải điều trị cụ thể. Tuy nhiên không nên chủ quan mà cần thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh, tránh nguy cơ tiến triển nặng và gây nguy hiểm.

3.2. Block nhĩ thất cấp độ II

Cấp độ Block nhĩ thất này được chia nhỏ thành 2 type dựa trên đặc điểm bệnh như sau:

Block nhĩ thất cấp độ II type 1: Đây là dạng khá lành tính, chỉ nguy hiểm khi tiến triển thành Block nhĩ thất cấp độ III và phải can thiệp bằng việc đặt máy tạo nhịp tim. Trong chẩn đoán Block nhĩ thất cấp độ II type 1 đặc trưng bởi khoảng PR dài dần trên điện tâm đồ và sóng P bị block.

Block nhĩ thất cấp độ II type 2: Đa phần bệnh nhân mắc bệnh này không có triệu chứng rõ ràng, một số dấu hiệu có thể ít khi xảy ra như chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng,… Đây là dạng bệnh nguy hiểm, gây chậm nhịp tim nặng và tiếp triển thành Block nhĩ thất cấp độ III. Biến chứng suy tim tâm thu, ngừng tim, ngất thoáng qua do bệnh có thể gây tử vong. Do đó, chẩn đoán kịp thời để tiến hành đặt máy tạo nhịp tim là cần thiết.

3.3. Block nhĩ thất cấp độ III

Đây là cấp độ nghiêm trọng nhất của bệnh, gây ra những bất thường nguy hiểm như:

  • Nhịp tim chậm, huyết áp thấp khiến tuần hoàn máu giảm, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể dẫn đến mệt mỏi, ngất xỉu, chóng mặt.

  • Nhồi máu cơ tim thành dưới thường thoáng qua và có thể phục hồi, nhưng nhồi máu cơ tim thành trước thường gây tổn thương rộng và nguy hiểm, khó phục hồi, bắt buộc phải cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

  • Cần theo dõi cẩn thận diễn biến của Block nhĩ thất cấp độ III và phòng ngừa nguy cơ ngừng tim, đột tử do tim.

Block nhĩ thất cấp độ III cần được điều trị tích cực ngừa biến chứng

Block nhĩ thất có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như các biến chứng gặp phải. Để được chẩn đoán và tiên lượng bệnh chính xác, bệnh nhân nên sớm tới cơ sở y tế chuyên khoa. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Block nhĩ thất ở giai đoạn muộn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh, thậm chí dẫn tới đột quỵ. Vậy cụ thể, block nhĩ thất bao nhiêu cấp độ, bệnh nguy hiểm như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi thông tin chi tiết dưới đây.

1. Block nhĩ thất là bệnh gì? Block nhĩ thất bao nhiêu cấp độ?

1.1. Block nhĩ thất là bệnh gì?

Hệ thống xung điện dẫn truyền từ tâm nhĩ tới tâm thất có vai trò điều khiển nhịp tim của chúng ta. Ở một người khỏe mạnh, nhịp tim trung bình sẽ đạt khoảng 60 đến 90 nhịp/phút. Nhưng khi hệ thống xung điện dẫn truyền từ tâm nhĩ tới tâm thất bị tắc nghẽn sẽ gây ra bệnh block nhĩ thất, trong đó có thể chỉ là tắc nghẽn một phần hoặc tắc nghẽn hoàn toàn.

Block nhĩ thất gây rối loạn nhịp tim

Nhiều nguyên nhân gây ra bệnh block nhĩ thất, chẳng hạn như do bẩm sinh, do thiếu máu cục bộ, do một số bệnh về máu, do tình trạng viêm nhiễm hay dùng thuốc tăng kali máu,…

Bên cạnh đó, một số yếu tố dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh block nhĩ thất: Vấn đề tuổi tác, những bệnh nhân mắc tiểu đường, người thừa cân, béo phì, người bị suy thận mạn tính, trường hợp tiền sản giật, tập thể dục quá nhiều, người thường xuyên hút thuốc lá.

1.2. Block nhĩ thất bao nhiêu cấp độ?

Cấp độ của bệnh sẽ được phân loại dựa trên mức độ tắc nghẽn:

Block nhĩ thất cấp độ 1

Là trường hợp tình trạng tắc nghẽn xuất hiện ở nút nhĩ thất. Đa số những bệnh nhân trong trường hợp này đều không có triệu chứng rõ ràng. Phần lớn họ chỉ phát hiện ra bệnh khi đi thăm khám sức khỏe định kỳ, khi thực hiện đo điện tâm đồ hoặc bệnh nhân được thăm khám tổng quát khi phải nhập viện vì một lý do nào đó.

Nếu thời gian block lớn hơn 0,3 giây và nhịp tim của người bệnh dưới 60 nhịp trong một phút thì bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như chóng mặt, hay khó thở khi làm việc gắng sức. Ở giai đoạn này, bệnh không quá nguy hiểm, chỉ cần theo dõi, không cần điều trị. Đôi khi, Block nhĩ thất cấp 1 có thể tiến triển thành các dạng Block khác và dẫn tới biến chứng nghiêm trọng.

Block nhĩ thất cấp độ 2

Ở cấp độ 2, những triệu chứng của bệnh bắt đầu rõ ràng hơn. Do sự tắc nghẽn đường dẫn truyền từ tâm nhĩ đến tâm thất, người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim nhẹ, chóng mặt, đau ngực, cảm thấy mệt mỏi, thậm chí có thể bị ngất xỉu.

Người bệnh có thể gặp phải tình trạng chóng mặt, ngất xỉu

Block nhĩ thất độ 3

Ở giai đoạn này, tình trạng tắc nghẽn đã tiến triển tới mức tắc nghẽn hoàn toàn. Nghĩa là hệ thống xung điện xung điện từ tâm nhĩ xuống tâm thất bị gián đoạn một phần hay hoàn toàn Điều này khiến cho nhịp tim của người bệnh thường rất chậm và không đều, có sự phân ly nhĩ thất.

Cấp độ 3 là cấp độ vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.

2. Phương pháp điều trị block nhĩ thất

Để đưa ra những kết luận chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện những xét nghiệm sau:

  • Đo điện tâm đồ (ECG)

  • Đo điện tim 24h bằng máy Holter điện tim

  • Siêu âm tim

  • Kiểm tra Tilt-Table

Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào từng cấp độ của bệnh. Thông thường, ở những bệnh nhân mắc bệnh ở cấp độ 1, cấp độ 2, thường không có nhiều biểu hiện nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi tại nhà và bệnh nhân nên thăm khám định kỳ mỗi năm một lần để kịp thời phát hiện, xử lý nếu bệnh có tiến triển.

Ở cấp độ 3, bệnh nhân cần phải điều trị vì những triệu chứng của bệnh gây ra có thể nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Điều trị nội khoa là phương pháp thường được áp dụng. Trong đó, một số loại thuốc thường được kê đơn bao gồm: thuốc điều trị đau tim, thuốc hạ huyết áp,…

Nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời

Nếu bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, bác sĩ có thể chỉ định dùng máy tạo nhịp tim bằng cách phẫu thuật để đặt máy tạo nhịp tim cho người bệnh. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh có thể quay về với những sinh hoạt bình thường chỉ sau một thời gian ngắn.

Bên cạnh việc áp dụng những phương pháp trên, người bệnh cần phải có lối sống khoa học để hạn chế sự phát triển của bệnh. Chẳng hạn như, ăn uống lành mạnh, nên ăn nhiều loại rau củ quả và hạn chế những đồ ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, nên rèn luyện sức khỏe bằng việc đi bộ mỗi ngày, người thừa cân béo phì nên cố gắng giảm cân, đưa cân nặng về con số hợp lý để tránh nguy cơ mắc bệnh block nhĩ thất,…

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải thích chi tiết về những thắc mắc Block nhĩ thất bao nhiêu cấp độ, bệnh có nguy hiểm không,… Nếu bạn còn thắc mắc, các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn qua đường dây nóng 1900 56 56 56 của chúng tôi.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế uy tín, luôn được người dân thủ đô và các tỉnh thành lân cận tin tưởng lựa chọn. Bệnh viện tự hào là nơi quy tụ của nhiều bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm nhiều năm trong việc khám và điều trị các bệnh từ những bệnh thông thường đến những bệnh phức tạp.

Khi trải nghiệm dịch vụ y tế tại đây, bạn sẽ luôn nhận được sự tận tình, hướng dẫn của nhân viên bệnh viện và đặc biệt là sự tận tâm hết mình của bác sĩ khi điều trị cho người bệnh. Chính vì thế, người bệnh sẽ không còn quá lo lắng, giữ tâm lý tốt hơn, vững vàng hơn trong quá trình điều trị. Từ đó, hiệu quả điều trị sẽ được nâng cao.

Một điểm vượt trội của MEDLATEC là cơ sở vật chất và trang thiết bị điều trị của bệnh viện đều được nhập khẩu từ những quốc gia có nền y học phát triển bậc nhất thế giới. Điều này sẽ giúp quá trình khám và chẩn đoán bệnh được chính xác, nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ các bác sĩ rất nhiều trong các liệu trình điều trị bệnh. MEDLATEC tự tin mang đến dịch vụ y tế chất lượng tốt nhất dành cho bạn.