Động cơ du lịch là gì

Phân tích các thảo luận của giới trẻ có nhắc đến lý do vì sao họ thích đi du lịch, thì Tận hưởng ngày lễ, thời gian rảnh là lý do hàng đầu dẫn đến quyết định đi du lịch (26%). Bên cạnh lý do này, thì còn có một số nhóm lý do dẫn đến nhu cầu đi du lịch của giới trẻ dưới đây:

• Nhu cầu du lịch xuất phát từ một mong muốn được đáp ứng một cảm xúc hoặc nhu cầu nào đó của bản thân

Trong đó có những nhu cầu được xác định cụ thể như:


- Muốn tìm niềm vui, giải toả căng thẳng (17%)
- Muốn khám phá, trải nghiệm (11%)
- Thoả mãn đam mê, sở thích (11%)
- Để hoàn thiện bản thân (9%)

Hoặc chỉ đơn giản là để lấp đầy một cảm xúc mơ hồ như:
- Vì thích một địa danh nào đó (6%)
- Muốn đi một mình (3%)

• Nhu cầu cải thiện và phát triển các mối quan hệ, cụ thể là:


- Muốn tận hưởng thời gian cùng bạn bè, người yêu (16%)
- Muốn tận hưởng thời gian với gia đình (7%)

• Nhu cầu du lịch xuất phát từ các yếu tố khách quan hoặc tác động từ bên ngoài như:


- Quyết định đi du lịch ( Đà Lạt, Vũng Tàu , Phan Thiết...) vì được truyền cảm hứng bởi những bài viết review, giới thiệu địa điểm hay trên social media (11%)


- Muốn đi du lịch đơn thuần là vì bạn bè rủ rê, cả nhóm bạn cùng đi chứ không hẳn xuất phát từ nhu cầu muốn đi du lịch.


Động cơ du lịch là gì


Động cơ du lịch là gì


Động cơ du lịch là gì


Động cơ du lịch là gì


Động cơ du lịch là gì


Động cơ du lịch là gì



Tags:  Khách sạn đà lạt gần chợ

    Share This:

Tags:

content Insight

- Phân loại dựa trên đặc điểm của điểm đến du lịch: du lịch biển, du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch

thôn quê…

- Phân loại dựa trên đối tượng đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong du lịch (phương tiện giao thông

sử dụng trong chuyến đi): du lịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch bằng tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay…

- Phân loại theo đối tượng đáp ứng nhu cầu lưu trú (loại hình lưu trú): khách sạn, motel, nhà trọ

thanh niên, camping, bugalow, làng du lịch…

- Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại khác như theo hình thức tổ chức chuyến đi, độ dài chuyến

đi…

Căn cứ theo cơ cấu chi tiêu cũng như căn cứ vào các dịch vụ du lịch phục vụ khách ta

chia nhu cầu du lịch của khách thành 4 loại cơ bản:

3.3.1. Nhu cầu vận chuyển

Nhu cầu vận chuyển là những đòi hỏi tất yếu về các phương tiện, dịch vụ vận chuyển mà

khách cần thoả mãn để thực hiện chuyến du lịch của mình.

Do đặc điểm sản phẩm du lịch mang tính cố định, vì vậy nó không thể đến với người

tiêu dùng như hàng hoá thông thường khác. Muốn tiêu dùng du lịch theo đúng nghĩa của nó tất

yếu đòi hỏi khách du lịch phải di chuyển từ nơi ở thường xuyên của họ đến điểm du lịch, điều

này đòi hỏi phải có những phương tiện dịch vụ vận chuyển đáp ứng. Mặt khác trong hoạt động

du lịch, khi khách đã di chuyển từ nơi ở thương xuyên của họ đến điểm du lịch, thường phải lưu

trú tại một cơ sở nào đó, điều này lại đòi hỏi đến sự vận chuyển từ nơi lưu trú tạm thời đến

những điểm tham quan giải trí ở những điểm du lịch.

Đối tượng thoả mãn nhu cầu này chính là các phương tiện vận chuyển, dịch vụ vận chuyển

như: máy bay, tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, xe máy, xích lô, xe đạp… Các dịch vụ vận chuyển thường

liên quan đến khách du lịch như: các hãng hàng không, đường sắt, đường thủy, các công ty vận

chuyển, công ty lữ hành, công ty du lịch...

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu này là:

- Khoảng cách.

- Điều kiện tự nhiên, môi trường, địa hình, đường xá, khí hậu…

- Mục đích chuyến đi.

- Khả năng thanh toán.

- Chất lượng, giá cả, mức độ an toàn của phương tiện.

- Các đặc điểm tâm sinh lý cá nhân của khách (độ tuổi, giới tính, sức khoẻ…)

Tuy nhiên do chất lượng về cơ sở hạ tầng cũng như về phương tiện, dịch vụ vận chuyển ở

nước ta còn có những hạn chế nhất định, vì vậy khi tổ chức vận chuyển cho khách du lịch (đặc

biệt là khách du lịch quốc tế, vì họ có những yêu cầu đòi hỏi cao hơn) cần chú ý điều kiện tự

nhiên, địa hình, chất lượng, mức độ an toàn của phương tiện, tính chính xác và chuẩn mực trong

phục vụ của lái xe và hướng dẫn viên du lịch.

3.3.2. Nhu cầu lưu trú và ăn uống

Nhu cầu lưu trú và ăn uống là những đòi hỏi về các sản phẩm và dịch vụ lưu trú và ăn

uống mà khách cần thỏa mãn để thực hiện chuyến du lịch của mình. Đây là nhu cầu thiết yếu

của du khách, tuy nhiên chúng ta cần phải phân biệt nhu cầu này có những đặc điểm khác so với

nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của khách. Cũng là lưu trú và ăn uống nhưng nếu

là đòi hỏi thường nhật thì nó mang tính nề nếp, khuôn mẫu trong những điều kiện và môi

trường quen thuộc, còn lưu trú, ăn uống tại nơi du lịch, nó không chỉ đáp ứng các nhu cầu sinh

hoạt mà còn thỏa mãn những yếu tố, tinh thần khác.

Đối tượng để thoả mãn nhu cầu này chịu sự tác động và chi phối của các yếu tố sau:

- Khả năng thanh toán của khách.

- Hình thức đi du lịch (cá nhân hay tổ chức)

- Thời gian hành trình và lưu lại.

- Khẩu vị ăn uống ( mùi vị, cách nấu nướng, cách ăn).

- Mục đích chính cần thoả mãn trong chuyến đi.

- Giá cả, chất lượng, chủng loại, vệ sinh, thái độ phục vụ... của cơ sở lưu trú và ăn uống.

- Các đặc điểm tâm sinh lí cá nhân của khách.

Tổ chức kinh doanh khách sạn và nhà hàng phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề sau: vị

trí, phong cách kiến trúc, trang trí nội thất, thực đơn ăn uống và tổ chức các khâu phục vụ... Tâm

lí nói chung của du khách biểu hiện rất rõ ở tính hiếu kỳ và hưởng thụ, họ thường mong muốn có

những sự thoải mái vui vẻ khi đi du lịch. Ngoài việc thỏa mãn mục đích chính cần thỏa mãn trong

chuyến đi mà thường được biểu hiện trong nhu cầu tham quan giải trí, họ còn mong đợi được

chiêm ngưỡng hưởng thụ những điều mới lạ, được nghỉ ngơi trong những căn phòng sạch sẽ, tiện

nghi. Được thưởng thức những món ăn ngon, độc đáo, được phục vụ chu đáo, chính xác, tận

tâm... Cần tuyệt đối tránh việc mang lại cho khách những sự phiền toái, đơn điệu, khó chịu... vì

khi những mong đợi của mình không thể trở thành hiện thực, nó sẽ nhanh chóng chuyển sang một

thái cực khác, đó là sự thất vọng, khó chịu, tiếc công, tiếc của... và đây chính là nguyên nhân dẫn

tới thất bại của cơ sở phục vụ.

3.3.3. Nhu cầu tham quan và giải trí

Nhu cầu tham quan giải trí chính là những đòi hỏi về các đối tượng tham quan, giải trí...

mà khách cần thỏa mãn để thực hiện chuyến du lịch của mình.

Nhu cầu tham quan giải trí chính là nhu cầu đặc trưng của khách du lịch, nó có ảnh

hưởng trực tiếp đến các loại nhu cầu khác, về bản chất đây chính là nhu cầu tinh thần và thẩm

mỹ của con người.

Các đối tượng thoả mãn nhu cầu này bao gồm:

- Các điểm du lịch, điều kiện tự nhiên, danh lam thắng cảnh, các tài nguyên du lịch, điều kiện văn

hoá - xã hội và những nét độc đáo của nó (Hạ Long, Cát Bà, Nha Trang...)

- Các vườn quốc gia, công viên, rừng, núi, biển... (Cúc Phương, Đầm Sen, Thủ Lệ..).

- Các công trình kiến trúc mang tính văn hoá, lịch sử, tôn giáo - tín ngưỡng ( Cố Đô Huế, Tháp

Bà, Chùa Một Cột, đình, chùa ở Việt Nam…).

- Những tài nguyên du lịch nhân văn: phong tục tập quán, truyền thống, các lễ hội, các trò chơi

dân gian...

- Các khu vui chơi - giải trí, nhà hàng, quán bar, sàn nhảy, các khu phố, viện bảo tàng, hội trợ triển lãm, rạp chiếu bóng, nhà hát...