Mô hình trồng gừng trong bao ở thanh hóa năm 2024

Kỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng vừa lớn nhanh lại tiết kiệm chi phí, là mô hình sản xuất phù hợp với các hộ nông dân nghèo, có ít diện tích đất sản xuất, trong điều kiện thâm canh tốt sẽ cho năng suất và lợi nhuận rất cao.

Gừng là loại cây ưa sáng vừa phải, có khả năng chịu rợp nên thường được bố trí trồng xen, ưa ẩm nhưng không chịu úng nước. Kỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng ít sâu bệnh nhất là bệnh thối củ do cách ly mầm bệnh và chi phí thấp, năng suất cao. Kỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng là hướng đi cho nông dân ít vốn, ít đất mà hiệu quả kinh tế cũng khá cao.

Vì có nhiều công dụng, gừng được trồng rất nhiều ở Việt Nam và được sử dụng trong nhiều gia đình. Việc trồng gừng cũng là một trong những hoạt động sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế. Để tiết kiệm diện tích đất, đồng thời tận dụng những khoảng đất trống, người dân đã áp dụng kỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng

Chọn giống gừng tốt nhất:

Khoảng 1 kg giống có thể trồng được đến 20 bọc. Giống gừng nên chọn loại gừng trâu già (trên 10 tháng tuổi), sạch bệnh, gừng giống nên ủ nơi bóng râm, tưới nước cho nhú mầm (giống gừng sạch bệnh là một trong những khâu quan trọng quyết định năng suất của cây gừng). Số lượng giống: 1kg gừng giống có thể trồng được 15 – 17 bọc. Đất trồng gừng là loại đất cần tơi xốp, thoát nước tốt nhưng phải giữ ẩm tốt…

Mật độ trồng gừng: Cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 40 – 50 cm và đặt giống sâu 5 – 7 cm, lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay. Đối với kỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng thì trồng gừng với mật độ thưa hơn.

Kỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng :

Xử lý giống trước khi trồng: Phải ủ ẩm, để nguyên tầng gừng xếp thành đống đảm bảo thoát nước. Phun nước vào gừng 2 ngày 1 lần, phía trên đậy phủ 1 lớp bao để giữ độ ẩm cho gừng.

Khi gừng nảy mầm thì cắt hoặc tách nhanh theo đốt gừng. Sau khi lành vết thương có thể phun thuốc Vôfatốc 0,7% hoặc Padan lên củ để diệt nấm, rệp có trong củ gừng trước khi trồng.

Chú ý: Trong quá trình ủ gừng phải kiểm tra mắt gừng, nếu bị chín ép thì phải tách bỏ trước.

Tùy theo bề rộng của mặt luống trên mỗi luống có thể cuốc 2 hoặc 1 rạch dọc theo chiều dài của luống sâu 10cm.

Tra gừng giống dọc theo rạch khoảng cách khóm cách khóm từ 30-35cm, trồng trong bao mỗi bao 2 – 3 mầm, mắt mầm gừng phải hướng lên phía trên, luống bố trí trồng theo 2 rạch khi đặt củ gừng bố trí theo hình nanh sấu (chân kiềng), chiều dẹt củ gừng (chiều đẻ nhánh) theo chiều dọc của rãnh luống, sau đó lấy đất nhỏ mịn phủ kín củ gừng. Ấn chặt tay giữ cho củ gừng không bị nghiêng và để cho đất được tiếp xúc với củ gừng.

Trồng trong bao mỗi bao 2 – 3 mầm.

Kỹ thuật bón phân cho gừng củ

Với diện tích 1000m2 gừng trồng, cần bón khoảng 1 – 1,5 tấn tro trấu mục, rơm mục, hoặc xác lá cây mục ủ với chế phẩm BIMA có chứa nấm đối kháng Trichoderma; 0,1- 0,15 tấn vôi bột.

Bón phân đẩy đủ và tốt nhất để gừng có thể sinh trưởng tốt.

Lượng phân hóa học cho gừng, cần cho 1.000m2 là 50kg ure, 100kg lân (bón hết khi bón lót); 10kg phân kali (bón lót 5 kg). Sau khi trồng được 1,5 tháng pha 2 muỗng phân ure pha bình 20lít để tưới 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày.

Khi bụi gừng đẻ 2 – 3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần liều lượng 5 kg ure, rải xung quanh gốc cách 10cm. Gừng là loại cây củ phát triển lên trên mặt đất. Khi cây gừng đẻ 4 – 5 nhánh con tiến hành vun gốc, thời gian này cần bón thêm phân hữu cơ, có thể trộn 50% phân hữu cơ và 50% đất vun vào gốc cây.

Phòng trừ sâu bệnh cho gừng, bao nào bị sâu bệnh thì đem ra cách ly, không để lây lancho các bao khác. Cái hay của cách trồng gừng trong bao là bất cứ ở đâu, chổ nào, từ thôn quê đến đô thị đều trồng được cả. Bao gừng đặt dưới đất hoặc, trên kệ, dưới tán cây, bất cứ chỗ nào mà diện tích không dùng cho sản xuất đều có thể đặt bao gừng giống để trồng. Đặc biệt là dễ di chuyển khi cần thiết để tránh sự bất lợi của thời tiết ( mưa ngâp, nắng hạn ).

Cách trồng gừng trong bao xi măng ở đâu cũng có thể trồng được cả.

Thường mỗi củ gừng giống khi trồng chỉ nảy từ 3 – 4 nhánh con, nhưng với cách trồng trong bao, gừng nảy rất nhiều nhánh. Mỗi nhánh là một củ gừng, sau 7 – 8 tháng có thể thu hoạch từ 1,5 đến 2 kg củ/bao. Tổng chi phí đầu tư ban đầu cho một bao gừng chưa đến 2.000 đồng, thu được 15.000 đồng. Tính ra năng suất chất lượng trồng gừng trong bao cao gấp 8 lần so với cách trồng thông thường.

Trên đây là những cách trồng gừng trong bao xi măng mang lại hiệu quả ưu việt, giảm chi phí cho bà con nông dân nghèo, ít đất.

Trong một lần đi ăn cưới, cha con ông Huỳnh Bích (thôn Lương Sơn 3, Vĩnh Lương, TP. Nha Trang) tình cờ học được cách trồng gừng trong bao xi măng. Sau khi trở về, hai cha con ông áp dụng ngay phương pháp trồng gừng mới. Cái hay của phương pháp này so với cách trồng truyền thống ở chỗ không những giảm được công, chi phí, tăng năng suất mà còn có thể chủ động “sơ tán” cây gừng mỗi khi có lũ đổ về.

Anh Huỳnh Ngọc Khánh - con trai ông Bích - dẫn tôi ra xem nơi trồng gừng của gia đình anh. Vỏn vẹn chỉ có vài chục mét vuông nhưng gia đình anh đã trồng được 500 bao gừng. Anh Khánh tâm sự: “Một lần đi ăn cưới, chúng tôi thấy có đám gừng trồng trong bao xi măng. Thấy lạ, sau bữa tiệc, hai cha con tôi bèn hỏi thăm, chủ nhà vui vẻ chỉ cho mấy “chiêu”. Thế là hai cha con về làm ngay…”. Theo anh Khánh, việc trồng gừng bằng bao xi măng rất đơn giản. Người trồng chỉ cần dùng bao xi măng cũ cắt đôi, bẻ góc, phần nào bị bít thì đục vài lỗ cho thoát nước. Về đất trồng gừng thì nên dùng đất phù sa là tốt nhất, trộn thêm ít phân bò hoai và trấu hun cho xốp đất để gừng dễ ra củ. Mua gừng giống về trồng nên chọn loại gừng cao sản, cho năng suất cao. Mỗi kilôgam gừng giống có thể trồng 15 - 20 bao. Cây gừng chịu bóng râm nên có thể bố trí dưới tán cây trong vườn, miễn sao tiết kiệm được diện tích. Tùy theo thời tiết, có thể tưới nhiều hay ít để duy trì độ ẩm: Khi trời nắng, tưới 1 - 2 lần/ngày, trời mưa thì không nên tưới. Củ gừng không nên trồng quá sâu, dễ bị thối gốc; không nên đưa các bao gừng ra trước gió, vì trời gió có thể làm cây bị gãy, bong gốc, củ khó phát triển…

Gừng trồng trong bao xi măng (Trong ảnh: Vườn gừng 4 tháng tuổi của gia đình ông Bích).

Theo phương pháp này, gừng trồng 7 - 8 tháng là cho thu hoạch, nếu chăm sóc tốt có thể rút ngắn thời gian. Một bao trung bình thu được 1,5 - 2kg gừng sống, cao hơn trồng ngoài đất. Với 500 bao gừng, giá bán bình quân 23.000 đồng/kg, gia đình anh Khánh có thể thu 15 - 20 triệu đồng, lãi gấp 8 lần so với cách làm thông thường. Trồng trong bao, gừng lớn nhanh gấp 2 lần so với cách trồng thông thường. Đặc biệt, cách trồng này còn có thể giúp người trồng chủ động “sơ tán” được cây gừng để tránh lũ; vì vậy, cách này có thể trồng ở bất cứ đâu (nông thôn, đô thị hay vùng trũng). Anh Khánh cho biết, hiện anh đang phát triển phương pháp này tại Hòn Khói (Ninh Thủy) với số lượng 2.500 bao. Tại Hòn Khói có các động cát ven biển, chỉ cần lấy loại cát này trộn thêm một ít phân, trấu là xem như có một hỗn hợp đất đặc biệt thích hợp cho cây gừng mà không cần đầu tư nhiều. Cây gừng trồng trong bao thu hoạch rất nhanh, chỉ cần xé bao, rút bụi gừng lên là củ theo lên mà không hề bị trầy xước hay đứt gãy. Hiện nay, giá gừng đang tăng nhanh bởi nhu cầu gừng tiêu thụ rất lớn, không những cung cấp để làm thực phẩm, dưỡng da mà còn chữa bệnh rất hiệu quả. Dự báo, giá gừng trong dịp Tết Tân Mão 2011 có thể lên tới 46.000 đồng/kg.

Mô hình trồng gừng trong bao ở thanh hóa năm 2024

Mô hình trồng gừng trong bao xi măng tỏ ra ưu việt so với cách trồng truyền thống nên

Hội Nông dân xã Vĩnh Lương đang có kế hoạch để hội viên phát triển cây gừng sau khi đúc kết mô hình của ông Bích. Theo khuyến cáo của cơ quan Khuyến nông: Trồng gừng trong bao hay túi nên chọn củ gừng già trên 8 tháng tuổi, sạch bệnh, ủ nơi bóng râm cho nhú mầm rồi đem trồng. 1kg gừng giống trồng từ 15 - 20 bao; pha trộn đất trồng gừng theo tỷ lệ: 70% đất đen + phân chuồng, 30% hữu cơ cho vào bao xi măng, dày 10cm, cho hom gừng vào giữa, dưới lớp đất nhẹ chừng 2cm, trải lên lớp tro trấu để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại. Khi trồng hom gừng nên tách bằng tay, không dùng dao vì có thể lây nhiễm bệnh, mỗi hom dài 2 - 5cm, có ít nhất 1 mầm. Trước khi trồng nên xử lý hom gừng bằng các thuốc trừ nấm. Sau khi trồng 1 tháng, gừng thường trồi lên do nhảy con nên bổ sung đất, phân hữu cơ 2 - 3cm vào gốc gừng. Trồng gừng trong bọc có ưu điểm dễ vận chuyển mà không ảnh hưởng đến sức sống của gừng. Do vi khuẩn truyền nhiễm, cây gừng thường bị bệnh héo vàng thối rũ, rất khó trị nên cần phun thuốc phòng ngừa 10 - 15 ngày/lần, các loại thuốc trị nấm gốc đồng.

Q.V

Theo các tài liệu y học, gừng có chất chống oxy hóa, ức chế hình thành các chất gây viêm, điều hòa miễn dịch, tăng lượng corticosteron tự nhiên. Gừng giúp chống say tàu xe do làm êm dịu dạ dày, chống nghẽn mạch nên ức chế máu đông. Mặt khác, gừng còn làm giãn mạch, tăng tiết mồ hôi nên có thể dùng gừng để hạ nhiệt. Tinh dầu gừng có chất diệt nấm và diệt khuẩn nên dùng để chữa viêm đường hô hấp trên. Gừng còn giúp giảm đau khớp, cải thiện hoạt động của khớp, giảm sưng, nhức khớp…