Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao

Chứng đau bụng sơ sinh là thuật ngữ y khoa sử dụng khi trẻ khóc nhiều hơn bình thường mà không có lý do rõ ràng trong 3 tháng đầu đời.

Bình thường trẻ sơ sinh khóc khoảng 2 tiếng/ngày. Trẻ bị chứng đau bụng thường khóc nhiều hơn 3 tiếng/ngày và hơn 3 ngày/tuần. Cơn đau bụng thường khởi phát đột ngột và xảy ra vào buổi tối.

Chứng đau bụng sơ sinh thường thì tự khỏi khi trẻ 3-4 tháng tuổi. Nhưng thỉnh thoảng kéo dài thêm một vài tháng nữa.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao

1. Có cái gì khác ngoài chứng đau bụng có thể làm cho trẻ khóc nhiều hơn bình thường?

Trẻ có thể khóc nhiều hơn bình thường khi mà trẻ bị tổn thương, bệnh tật, đói, nóng, lạnh hoặc quá mệt mỏi. Trẻ cũng có thể khóc nhiều hơn bình thường nếu bị dị ứng với sữa công thức hoặc thực phẩm có trong sữa mẹ. (thực phẩm mà mẹ ăn được truyền sang con qua sữa.)

2. Chứng đau bụng sơ sinh khác so với khóc bình thường như thế nào?

 Khóc trong chứng đau bụng sơ sinh thì to hơn và là khóc thét (như thể đang la hét hoặc đau đớn).

• Cha mẹ thường không thể dỗ dành hoặc làm dịu trẻ trong cơn đau.

• Trẻ có thể có bụng cứng, nắm chặt tay hoặc cong lưng trong cơn đau.

3. Cha mẹ có thể làm gì để trẻ ngưng khóc?

• Sử dụng bình sữa mà giữ cho trẻ không nuốt không khí quá nhiều

• Cho trẻ ngồi khi bú

• Ẵm trẻ trên tay, địu trẻ hoặc mang trẻ ở phía trước

• Cho trẻ vào xe đẩy

• Cho trẻ tắm nước ấm

• Đặt trẻ vào trong nôi đung đưa

• Bọc khăn giữ ấm cho trẻ

• Massage bụng cho trẻ

4. Khi nào cha mẹ phải gọi bác sĩ?

• Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi và có sốt (để biết trẻ bị sốt cần phải đo nhiệt độ. Cách chính xác nhất để đo nhiệt độ cho trẻ. Nếu nhiệt độ trẻ 38°C hoặc cao hơn thì được gọi là sốt.

• Trẻ khóc liên tục hơn 2 giờ

• Cha mẹ sợ mình làm tổn thương hoặc quá mất bình tĩnh đối với trẻ  

• Trẻ không chịu ăn uống, nôn ói hoặc đi tiêu ra máu

• Trẻ không đáp ứng với cha mẹ hay những hoạt động thông thường

• Trẻ ọc sữa nhiều sau khi bú, bị tiêu chảy hoặc có vấn đề khi đi tiêu (Những triệu chứng này có thể là trẻ bị dị ứng với sữa công thức hoặc vài thực phẩm).

• Trẻ lớn hơn 4 tháng và vẫn còn chứng đau bụng

• Trẻ không tăng cân

Có nhiều cách mà bạn có thể đối phó với cơn đau bụng ở bé, để làm được những điều này thì quan trọng nhất là bạn cần bình tĩnh.

Đau bụng là chứng bệnh rất phổ biến ở trẻ, nó thường xảy ra trong khoảng 25% các em bé trong độ tuổi từ 3 tuần đến 12 tuần. Nó thường xảy ra do chứng đầy hơi trong dạ dày của trẻ do dạ dày của trẻ còn đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao

Bệnh thường nặng hơn trong các buổi tối và ban đêm. Trẻ thường khóc liên tục và co quắp chân tay. Bạn có thể giúp trẻ vượt qua chứng đau bụng này bằng các cách sau:

Matxa bụng cho trẻ

Matxa cho trẻ sơ sinh có rất nhiều lợi ích tích cực, giúp trẻ vượt qua chứng đau bụng cũng là một trong số những lợi ích đó. Sau khoảng 30 phút sau khi bé ăn bạn nên matxa nhẹ nhàng ở bụng của bé theo hướng kim đồng hồ, điều này sẽ giúp các hơi, khí trong bụng bé được lưu thông, bé không còn bị đầy hơi nữa và tất nhiên bé sẽ không cảm thấy đau đớn vào buổi đêm nữa.

Bên cạnh đó bạn có thể matxa bàn chân, cẳng chân và tay cho bé cho bé cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao

Giữ bình tĩnh

Nó có thể rất khó khăn để bạn giữ được bình tĩnh trong khi em bé khóc mà bạn đang chưa biết phải làm gì để an ủi bé.

Bạn có thể cảm thấy như thể bạn không kiểm soát được, bạn đang dần mất kiên nhẫn vì bạn không tưởng tượng được những tuần đầu tiên chăm sóc bé của bạn lại khó khăn đến thế.

Tuy nhiên sự bình tĩnh của bạn lúc này là rất cần thiết, bạn cần hiểu đây là một triệu chứng thường gặp ở những trẻ sơ sinh, nếu bạn bình tĩnh và xử trí thì mọi thứ sẽ qua đi dễ dàng, nếu bạn cuống quýt thì mọi chuyện sẽ chỉ khó khăn hơn mà thôi.

Nó sẽ tốt hơn

Một cách quan trọng để đối phó với chứng đau bụng ở bé là để nhắc nhở chính mình rằng giai đoạn này chỉ là một triệu chứng thông thường ở bé và con của bạn sẽ vượt qua giai đoạn này.

Điều này có thể rất khó bởi vì với cha mẹ nào cũng thế, một đêm đau bụng của bé có thể làm cho cha mẹ cảm thấy nó dài như 1 tháng, đặc biệt có một vài bé hiện tượng này còn kéo dài đến hơn 12 tuần tuổi.

Tuy nhiên, hầu hết tất cả các bé đều vượt qua được khó khăn này, đến khi dạ dày của bé đã hoàn thiện thì chứng đau bụng kia cũng biến mất.

Sử dụng thuốc

Với những trường hợp mà bé quá khó chịu, mặc dù cha mẹ đã dùng nhiều cách để giúp bé nhưng khó chịu của bé không giảm đi, cha mẹ có thể nghĩ đến việc dùng thuốc nhưng bạn nên nhớ với trẻ sơ sinh, bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào kể cả Đông y hay Tây y, thuốc bổ dưỡng hay điều trị bệnh, kể cả bôi ngoài da bạn đều phải xin ý kiến của bác sỹ.

Thời gian tắm

Để đối phó với chứng đau bụng của bé sơ sinh, trong thời gian tắm cho bé bạn có thể vừa tắm vừa matxa nhẹ nhàng cho bé hoặc sau khi tắm xong bạn nên matxa nhẹ nhàng cho bé, điều này cũng giúp bé vượt qua chứng khó chịu này.

Vỗ về, an ủi bé

Cha mẹ bế bé trong lòng, hát ru bé, vỗ về an ủi bé cũng là một cách tốt để giúp bé vượt qua những khó khăn này.

Cách chữa đau bụng tại nhà cho trẻ từ 1 tuổi trở lên

Khi trẻ bị đau bụng, bạn nên nghĩ đến nhiều khả năng. Nó có thể là đau do rối loạn thực phẩm, đau liên quan đến đường tiết niệu, hoặc phổ biến là đau bụng do khó tiêu hoặc đầy bụng, đầy hơi.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao

Có một số biện pháp khắc phục cơn đau bụng cho trẻ ngay tại nhà mà bạn có thể tham khảo như dưới đây:

Các biện pháp khắc phục cơn đau bụng tại nhà hầu như là cho cơn đau bụng phát sinh từ khó tiêu. Nhai một vài thứ cụ thể, uống trà làm từ một số gia vị, hoặc thậm chí trộn các loại nước khác nhau… đều cho bạn kết quả tốt.

– Gừng: Trộn 1 muỗng cà phê nước gừng tươi với 1/2 thìa cà phê bơ sữa trâu lỏng thành một hỗn hợp đồ uống. Hỗn hợp này sẽ giúp trẻ nhanh cắt cơn đau bụng ngay lập tức.

– Lá trầu: Nhai một vài lá trầu cùng với các tinh thể muối mỏ. Điều này cũng có ích trong việc giảm cơn đau bụng.

– Chanh leo: Pha 2 gam chanh leo với một cốc nước nóng để nguội bớt rồi uống.

Trẻ thường xuyên bị đầy bụng, đau bụng là điều mẹ không thể coi nhẹ và cho qua. Mặc dù việc chẩn đoán với trẻ nhỏ là không hề dễ, vẫn có một số biểu hiện đặc trưng có thể giúp cho ba mẹ đưa ra cách xử trí chính xác nhất mỗi khi con bị đau bụng.

Các bệnh lý đau bụng, đầy bụng thường gặp

Các bệnh lý liên quan đến đau bụng, đầy bụng ở trẻ có thể dẫn đến biến chứng, chính vì vậy mà ba mẹ không bao giờ được phép chủ quan mỗi khi trẻ bị đau bụng. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp nhất khi trẻ bị chướng bụng, đau bụng.

Đau bụng cấp là tình huống đáng lo ngại mà bé có thể mắc phải, với các triệu chứng như sau:

– Cơn đau dữ dội, bé thậm chí quằn quại và khóc thét, mặt tái mét, vã mồ hôi.

– Bé có những biểu hiện như bụng cứng, bụng đau khi sờ đến hoặc lúc co cơ thành bụng.

– Bé bị đau bụng có kèm ói mửa, chất ói có màu xanh rêu hoặc nâu, đen.

– Sức khỏe toàn thân suy sụp nhanh chóng, bé có biểu hiện lừ đừ hoặc hốt hoảng, mất kiểm soát.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao

Mẹ chớ chủ quan khi gặp các dấu hiệu đầy bụng, đau bụng ở trẻ

Những bệnh đau bụng cấp mà trẻ thường gặp nhất gồm có:

  • Viêm ruột thừa: Khi trẻ có các triệu chứng như đau bụng ở hố chậu phải, cơn đau liên tục và tăng dần, kèm theo buồn nôn, sốt nhẹ, mẹ cần nghĩ ngay đến viêm ruột thừa. Với trẻ dưới 2 tuổi còn có thể gặp các triệu chứng như nôn trớ, quấy khóc, mặt lờ đờ, xanh tái. Việc chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ thường gặp nhiều trở ngại hơn do các triệu chứng không điển hình và đôi khi là do bé quá đau nên không chịu hợp tác. Ba mẹ cần hết sức bình tĩnh để xử trí, hỗ trợ bác sĩ hỏi bệnh và thăm khám một cách thuận lợi nhất, tránh để chậm trễ dể dẫn đến các biến chứng như thủng ruột thừa hay viêm màng bụng.
  • Lồng ruột: thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhất là các bé hơi bụ bẫm, tỉ lệ mắc bệnh ở các bé trai cao hơn bé gái. Lồng ruột được biểu hiện qua các triệu chứng như bị đau bụng từng cơn, trong mỗi cơn đau trẻ đều khóc thét, uốn người, có khi nôn hoặc đi ngoài ra máu.
  • Thoát vị bị nghẽn: Triệu chứng của bệnh này ngoài cơn đau bụng còn có thế xuất hiện nôn, bí trung và đại tiện. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời rất có thể dẫn đến hoại tử đoạn ruột bị nghẽn.
  • Tắc ruột: Bé bị đau bụng cấp còn có thể xuất phát từ lý do tắc ruột, với các triệu chứng như nôn ra thức ăn, có mật xanh, mật vàng, bụng chướng.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao

Đau bụng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý từ vô hại đến nghiêm trọng

Trẻ bị đầy bụng, đau bụng do ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn là một trong những nguyên nhân mà ba mẹ thường nghĩ đến đầu tiên mỗi khi trẻ bị chướng bụng, đau bụng. Triệu chứng điển hình của đau bụng do ngộ độc thức ăn là kèm theo nôn, tiêu chảy, có khi phân lẫn máu. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn còn có thế khiến bé sốt và ớn lạnh. Trong trường hợp này, trước tiên, ba mẹ phải cho bé uống thật nhiều nước, ăn những thực phẩm lỏng như cháo, súp để tránh mất nước. Tùy vào diễn biến của bệnh và mức độ nắm vững cách thức xử trí của gia đình mà ba mẹ có thể chọn giữa việc chăm sóc tại nhà hoặc đưa bé đến cơ sở y tế để hỗ trợ khắc phục chướng bụng cho trẻ.

Trẻ bị đầy bụng, đau bụng do nhiễm trùng

Với những cơn đau bụng hoặc tình trạng đầy bụng mới chỉ xuất hiện vài ngày thì nguyên nhân thường gặp nhất là do hệ quả của các bệnh nhiễm trùng như viêm amidan, viêm phổi, sốt rét, viêm gan hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Trong trường hợp này, ba mẹ yên tâm là sau khi xử trí bệnh nhiễm trùng thì cơn đau bụng cũng sẽ giảm.

Trẻ bị đầy bụng, đau bụng giun

Khi trẻ bị đau bụng dù không quá quằn quại nhưng dai dẳng và trở đi trở lại trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần thì có thể nguyên nhân là do giun đũa. Những cơn đau bụng loại này thường không khu trú tại một vị trí nhất định nhưng sẽ tập trung ở khu vực quanh rốn. Tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhưng ba mẹ vẫn cần đưa trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm phân và tẩy giun càng sớm càng tốt.

Trẻ bị đầy bụng, đau bụng do chế độ ăn uống

Nguyên nhân trẻ bị đau bụng cũng có thể xuất phát từ việc ăn với lượng quá nhiều cùng một lúc hoặc không cân đối thành phần dưỡng chất, thừa đạm, tinh bột và thiếu chất xơ. Trường hợp này, kèm theo cơn đau bụng, trẻ bị đầy hơi, khó tiêu  và táo bón. Một số cách giúp mẹ tự xử trí ngay tại nhà cho bé là dùng khăn (hoặc gạc) thấm nước ấm, vắt khô rồi đắp lên bụng, hoặc mát-xa nhẹ nhàng vùng bụng đang đau. Ngoài ra, để xoa dịu hiện tượng táo bón, mẹ hãy pha cho bé một ly nước mận hoặc nước lê ép pha loãng, đồng thời bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Với bé trên 2 tuổi, mẹ cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của men vi sinh  nhưng lưu ý chọn đúng loại dành cho trẻ em.

Dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào đi chăng nữa, thì nguyên tắc chung trong việc xử trí khi trẻ bị đau bụng là ba mẹ không được tùy tiện cho bé sử dụng thuốc, nhất là thuốc giảm đau hoặc kháng sinh, nhằm tránh mất đi triệu chứng của bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán sau này. Với các trường hợp nghi ngờ trẻ bị đau bụng cấp, ba mẹ cần khẩn trương đưa bé đến cơ sở y tế để được kịp thời hỗ trợ khắc phục, bởi vì bất cứ sự chủ quan hay chậm trễ nào cũng có khả năng dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Cách xử trí khi trẻ bị đầy bụng

Hỗ trợ giảm đầy hơi cho trẻ bằng củ hành, củ tỏi

Nướng một củ hành hoặc tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của trẻ bị chướng bụng  (không đặt trực tiếp hành, tỏi lên da bé vì có thể gây bỏng). Một lát bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Với bé lớn hơn, có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé.

Massage bụng khi trẻ bị đầy hơi

Massage là cách  giảm các triệu chứng khi trẻ ăn khó tiêu và đầy hơi hiệu quả. Nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của trẻ. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi trẻ vừa ăn xong.

Chườm nóng hỗ trợ giảm đầy bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng phải làm sao? Khi này, mẹ có thể dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi  cho bé. Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng. Bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô. Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận quấn không quá chặt, không quá nóng.

Bổ sung men vi sinh:

Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao

Một trong những cách hiệu quả để giảm đầy bụng ở trẻ là tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. Việc bổ sung men vi sinh đúng cách sẽ hỗ trợ giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh và thải độc đường ruột, nhờ vậy bụng trẻ sẽ luôn khỏe mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

  • Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
  • Đặt mua online Bio-acimin, giao hàng và thu tiền tại nhà (COD)     
  • Hotline chuyên gia tư vấn miễn phí 19006436

Hướng dẫn vuốt lưng khi trẻ bị đầy bụng, trẻ ăn khó tiêu

Có 3 tư thế chính được sử dụng phổ biến nhất giúp bé ợ tiêu. Bạn hãy chọn ra một tư thế thích hợp nhất cho bé và cho cả mình nhé.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao

Tư thế 1: Bế bé ngồi thẳng dậy
Đặt bé ngồi thẳng trong lòng mẹ. Sau đó dần dần cho bé ngả người về phía trước. Đặt cả bàn tay ngang ngực bé đồng thời vỗ vỗ hoặc xoa xoa lưng bé.

Tư thế 2: Bế bé ngả vào vai mẹ
Bế bé ngả vào vai mẹ và duỗi hai tay xuống. Một tay vỗ hoặc xoa lưng bé. Một tay ôm mông bé.

Tư thế 3: Nằm úp trong lòng mẹ
Đặt bé nằm úp trong lòng mẹ, giữ bé thật chặt. Đồng thời, vỗ hoặc xoa lưng bé. Áp lực nhẹ nhàng của đùi mẹ tác động lên bụng bé sẽ giúp bé ợ tiêu. Bên cạnh đó, những động tác xoa, vỗ từ bên này sang bên khác sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt sự khó chịu.

Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh!

Trẻ sơ sinh bị đau bụng phải làm sao

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm vi sinh Bio-acimin Gold mới, công thức cải tiến 3+1 tăng cường bào tử lợi khuẩn và nấm men, cùng acid amin và khoáng chất giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Bio-acimin Gold giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, khỏe mạnh và lớn nhanh mỗi ngày.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc liên hệ mua hàng bằng cách truy cập:

Tác dụng có thể khác nhau phụ thuộc vào cơ địa của người dùng.
Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.