Trong đoạn mạch nối tiếp hiệu điện thế có mối quan hệ như thế nào

22:05:5108/07/2021

Liệu có thể thay thế hai điện trở mắc nối tiếp bằng một điện trở để dòng điện chạy qua mạch không đổi?

Nội dung bài viết này sẽ giải đáp được câu hỏi trên và cả những thắc mắc khác như:Công thức tính hiệu điện thế U, cường đọ dòng điện I và điện trở tương đương trong đoạn mạch nối tiếp như thế nào?

I. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp

1. Kiến thức lớp 7, trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp

- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điể: I = I1 = I2

- Hiệu điện thế giẵ hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế trên mỗi đèn: U = U1 + U2

2. Đoạnh mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp

- Sơ đồ mạch điện:

Trong đoạn mạch nối tiếp hiệu điện thế có mối quan hệ như thế nào

- Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó.

 

II. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp

1. Điện trở tương đương

- Điện trở tương đương (Rtđ) của một đoạn mạch gồm nhiều điện trở là một điện trở có thể thay thế cho các điện trở đó, sao cho với cùng một hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.

2. Công thức tính điện trở tương đường của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp

- Điện trở tường đương của đoạn mạch bằng tổng hai điện trở thành phần: Rtđ = R1 + R2

- Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó: 

>Lưu ý: Ampe kế, dây nối trong mạch thường có giá trị rất nhỏ so với điệntrở của đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện, nên ta có thể bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối khi tính điện trở của mạch mắc nối tiếp.

III. Vận dụng

* Câu C4 trang 12 SGK Vật Lý 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 4.2 (SGK).

Trong đoạn mạch nối tiếp hiệu điện thế có mối quan hệ như thế nào
- Khi công tắc K mở, hai đèn có hoạt động không? Vì sao?

- Khi công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, hai đèn có hoạt động không? Vì sao?

- Khi công tắc K đóng, dây tóc bóng đèn Đ1 bị đứt, đèn Đ2 có hoạt động không? Vì sao?

> Lời giải:

- Khi công tắc K mở, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.

- Khi công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua chúng.

- Khi công tắc K đóng, dây tóc bóng đèn Đ1 bị đứt thì đèn Đ2 không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua nó.

* Câu C5 trang 13 SGK Vật Lý 9: a) Cho hai điện trở R1 = R2 = 20Ω được mắc như sơ đồ hình 4.3a (SGK)Tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó.

Trong đoạn mạch nối tiếp hiệu điện thế có mối quan hệ như thế nào
b) Mắc thêm R3 = 20Ω vào đoạn mạch trên (hình 4.3b SGK) thì điện trở tương đương của đoạn mạch mới bằng bao nhiêu? So sánh điện trở đó với mỗi điện trở thành phần.

> Lời giải:

a) Vì mạch mắc nối tiếp nên điện trở tương đương của đoạn mạch là:

RAB = R1 + R2 = 20 + 20 = 2.20 = 40Ω

b) Theo hình, điện trở R3 được mắc nối tiếp với R2 nên khi đó mạch điện mới gồm 3 điện trở mắc nối tiếp. Do đó, điện trở tương đương mới của đoạn mạch là:

RAC = R1 + R2 + R3 = RAB + R3 = 40 + 20 = 60 Ω

- Như vậy ta thấy, điện trở tương đương của mạch lớn hơn điện trở thành phần:

 RAC > R1, RAC > R2, RAC > R3

Trên đây là nội dung về mạch điện nối tiếp, sau khi học xong bài này các em đã biết công thức tính điện trở tương đương Rtđ trong đoạn mạch nối tiếp và nhớ lại các công thức tính hiệu điện thế U và cường độ dòng điện I trong mạch nối tiếp này.

* Các ý chính cần nhớ trong bài này: Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc NỐI TIẾP:

1- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2

2- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hai hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2

3- Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng hai điện trở thành phần: Rtđ = R1 + R2

4- Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó: 

2. Viết biểu thức về mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song.


Đoạn mạch nối tiếp:

  • U = U1 + U2 + ... + Un
  • I = I1 = I2 = ... = In

 Đoạn mạch song song:

  • U = U1 = U2 = ... = Un
  • I = I1 + I2 + ... + In


  • Trong đoạn mạch nối tiếp hiệu điện thế có mối quan hệ như thế nào
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Cường độ dòng điện, hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp có quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:

- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hai hiệu điện thế trên hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2

Trong đoạn mạch nối tiếp hiệu điện thế có mối quan hệ như thế nào

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Vật Lí lớp 9 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Trong đoạn mạch nối tiếp hiệu điện thế có mối quan hệ như thế nào
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Trong đoạn mạch nối tiếp hiệu điện thế có mối quan hệ như thế nào

Trong đoạn mạch nối tiếp hiệu điện thế có mối quan hệ như thế nào

Trong đoạn mạch nối tiếp hiệu điện thế có mối quan hệ như thế nào

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Trong đoạn mạch nối tiếp hiệu điện thế có mối quan hệ như thế nào

Trong đoạn mạch nối tiếp hiệu điện thế có mối quan hệ như thế nào

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Các câu hỏi tương tự

Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch song song có quan hệ như thế nào?

Cường độ dòng điện và điện trở trong đoạn mạch song song có quan hệ như thế nào?

Câu phát biểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa hiệu điện thế U giữa hai đầu một đoạn mạch có điện trở R và cường độ dòng điện I chạy qua đoạn mạch này là không đúng?

A. Hiệu điện thế U bằng tích số giữa cường độ dòng điện I và điện trở R của đoạn mạch.

B. Điện trở R của đoạn mạch không phụ thuộc vào hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua mạch đó.

C. Cường độ dòng điện I tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U và tỉ lệ nghịch với điện trở R của mạch

D. Điện trở R tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện I chạy qua đoạn mạch

Phát biểu nào sau đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?

A. Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch.

B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong mạch

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó

Trong đoạn mạch nối tiếp, kí hiệu R là điện trở, U là hiệu điện thế, I là cường độ dòng điện, công thức nào sau đây là sai?

A.  R = R 1 + R 2 + . . . + R n

B.  I = I 1 = I 2 = . . . = I n

C.  R = R 1 = R 2 = . . . = R n

D.  U = U 1 + U 2 + . . . + U n

Có 3 điện trở R 1   =   15 Ω ;   R 2   =   25 Ω ;   R 3   =   20 Ω . Mắc ba điện trở này nối tiếp nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 90V. Cường độ dòng điện trong mạch nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. I = 6A

B. I = 1,5A

C. I = 3,6A

D. I = 4,5A