Việt Nam đánh giá như thế nào với xu thế hòa bình, ổn định hợp tác phát triển

Về tin ‘tập trận chung với Nga’, Việt Nam nói ‘hợp tác quốc phòng’

Việt Nam đánh giá như thế nào với xu thế hòa bình, ổn định hợp tác phát triển

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu thăm Hà Nội ngày 23/01/2018

Người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã trả lời báo giới, chiều 21/4, khi được hỏi về tin Nga và Việt Nam sắp tập trận chung.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Chủ trương nhất quán của Việt Nam là các hoạt động hợp tác quốc phòng của Việt Nam với các nước, bao gồm giao lưu, luyện tập chung, phục vụ hội thao, hội thi là nhằm tăng cường hợp tác hữu nghị đoàn kết tin cậy và hiểu biết lẫn nhau vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới."

Theo tờ Công an Nhân dân, bà Hằng nói thêm rằng hoạt động hợp tác an ninh quốc phòng của các quốc gia cần phủ hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc, các điều ước quốc tế mà các quốc gia đó là thành viên, đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.

Hôm 19/4, Nga cho biết sẽ cùng Việt Nam tiến hành diễn tập quân sự chung nhằm rèn luyện kỹ năng chỉ huy và tham mưu trong việc tổ chức hoạt động huấn luyện chiến đấu.

Nga - Ukraine: Việt Nam có nên ‘sợ cô lập’ vì chủ trương ‘4 không, 4 tránh’?

LHQ đình chỉ Nga ở Hội đồng Nhân quyền: VN và TQ bỏ phiếu chống

Cơ quan báo chí Quân khu phía Đông của Nga thông báo ngày 19/4, và tin này đăng trên website Bộ Quốc phòng Nga:

"Lần đầu tiên tại trụ sở Quân khu phía Đông đã tổ chức và tiến hành hội nghị lập kế hoạch diễn tập quân sự chung Nga-Việt. Cuộc họp của các phái đoàn diễn ra dưới hình thức video trực tuyến."

Cuộc họp trực tuyến diễn ra giữa Thiếu tướng Sergei Lagutkin, người đứng đầu Trung tâm kiểm soát khu vực, và Đại tá Ivan Taraev, Trưởng phòng Hợp tác quân sự quốc tế.

Ở phía Việt Nam, Thiếu tướng Đỗ Đình Thanh, Tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp, tham dự cuộc họp.

Đại tá Ivan Taraev cho biết, mục tiêu của cuộc diễn tập quốc tế sẽ là "nâng cao kỹ năng thực hành của cán bộ chỉ huy và tham mưu trong việc tổ chức huấn luyện chiến đấu và quản lý các đơn vị trong tình huống chiến thuật khó khăn, cũng như phát triển các giải pháp phi tiêu chuẩn khi thực hiện nhiệm vụ".

Các bên đã đề xuất có thể sẽ gọi tên cuộc diễn tập là "Kontinentalnyi Soyuz - 2022" (Liên minh lục địa 2022).

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự Hội thao Quân sự quốc tế 2021 (Army Games) tại Nga tháng Tám 2021

Nga và Việt Nam có quan hệ quốc phòng gắn bó.

Tháng Sáu 2021, Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã điện đàm với Đại tướng Sergey Kuzhugetovich Shoygu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.

"Trong những năm tháng khó khăn nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam, nhân dân và các lực lượng vũ trang Liên bang Xô Viết, trong đó có Liên bang Nga đóng vai trò then chốt, luôn sát cánh cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ chí nghĩa, chí tình, to lớn và hiệu quả của các đồng chí, nhiều thế hệ cán bộ của Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô trước đây và Liên bang Nga đã trở thành những cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam" - Thượng tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bangNga. Alexey Yurievich Krivoruchko đã thăm Hà Nội vào tháng Chín 2021.

Chiến lược quốc phòng của Việt Nam

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 nói, Việt Nam không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Tài liệu này cũng nói: "Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, chúng ta sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau."

Sau khi Nga xâm lược Ukraine, trên phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam cũng xuất hiện một số bài viết khẳng định lại quan điểm quốc phòng - ngoại giao Việt Nam.

TS Nguyễn Văn Sơn (Học viện An ninh nhân dân) viết: "Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ phát ngôn và hành động nào của Việt Nam đề cập đến việc ủng hộ việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề xung đột giữa Nga và Ukraine và Việt Nam cũng không "thiên vị" hay đứng về bất kỳ một bên nào xoay quanh xung đột giữa Nga và Ukraine. Những luận điệu cho rằng Việt Nam đứng bên này để chống bên kia, "cổ suý chiến tranh" là hoàn toàn sai trái, bịa đặt."

Hôm 23/3, Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng nói: "Chúng ta không đứng về bên nào, chúng ta bảo vệ lẽ phải, bảo vệ Hiến chương Liên hợp quốc và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Đồng thời, Việt Nam không chấp nhận để nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, hoặc là sử dụng một phần lãnh thổ Việt Nam để phát động chiến tranh xâm lược nước thứ ba."

Tương tự, Pgs, Ts Phan Trọng Hào (Hội đồng Lý luận Trung ương) nói về 'bốn không' và 'bốn tránh': "Cùng với thực hiện chính sách quốc phòng "bốn không", Việt Nam cũng chủ trương "bốn tránh": (1) Tránh xung đột về quân sự; (2) Tránh bị cô lập về kinh tế; (3) Tránh bị cô lập về ngoại giao; (4) Tránh bị lệ thuộc về chính trị. Có thể nói đây là hệ thống đồng bộ các quan điểm chiến lược của Việt Nam về chính sách quốc phòng và đối ngoại nhằm tạo lập và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, góp phần huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN."

QPTD -Thứ Năm, 11/06/2020, 14:35 (GMT+7)

Xu hướng phát triển của thời đại - Việt Nam kiên định con đường đã chọn

Nhận thức rõ đặc điểm và xu hướng phát triển của thời đại cũng như cục diện và tình hình thế giới là một công việc rất cần thiết. Mỗi quốc gia, dân tộc cần biết mình đang sống trong thời đại gì và bối cảnh thế giới nào, với những tính chất, đặc điểm, nội dung và xu thế phát triển ra sao. Hiểu biết sâu sắc về thời đại giúp ta tìm thấy xu hướng tất yếu trong vô vàn những hiện tượng phức tạp, mang tính ngẫu nhiên của đời sống xã hội, giúp ta nhìn xa trông rộng, nắm bắt khuynh hướng và quy luật phát triển của nhân loại để vừa có thể lựa chọn được hướng đi phù hợp với sự phát triển của lịch sử; lường trước được những thách đố phức tạp, tránh được những vấp váp sai lệch trên đường đi; từ đó, sẽ không bị chao đảo hoặc bị cuốn trôi trước phong ba bão táp của đời sống chính trị quốc tế.

Chính vì lẽ đó, khi bàn về những vấn đề lớn của cách mạng, trước đây cũng như bây giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta bao giờ cũng bắt đầu bằng việc phân tích đặc điểm, nội dung, xu thế phát triển của thời đại và nhận định các mặt của tình hình thế giới để xác định đúng con đường đi của cách mạng Việt Nam và đề ra đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn, sáng tạo. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với các chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”1.

I. Xu thế phát triển trong giai đoạn hiện nay của thời đại

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển cả về trình độ và tính chất. Toàn cầu hóa, xét về bản chất, là quá trình gia tăng và lan tỏa những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Đây là xu thế và kết quả tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, thúc đẩy quá trình mở rộng quan hệ nhiều mặt ra khỏi phạm vi quốc gia, tăng cường mối liên hệ, hợp tác cùng có lợi. Các nước vừa có cơ hội, vừa không thể cưỡng lại sức lôi cuốn của quá trình toàn cầu hóa. Nó trở thành quá trình tất yếu không ngừng phát triển, kéo theo cả thế giới vào cuộc chơi hội nhập cùng phát triển, hợp tác và đấu tranh vì lợi ích quốc gia, dân tộc; hiện nay, trở thành một lẽ đương nhiên mà không nước nào có thể bỏ qua được.

Hội nhập quốc tế là tiến trình mỗi quốc gia theo đuổi lợi ích, mục tiêu của mình thông qua việc tự giác hợp tác liên kết với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,…) dựa trên sự chia sẻ về nhận thức, lợi ích, giá trị, nguồn lực, quyền lực và chủ động chấp nhận, tiếp thu tham gia xây dựng các luật chơi chung, chuẩn mực chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Quá trình hội nhập quốc tế bắt đầu từ thập niên 50 của thế kỷ trước và bùng nổ từ thập niên 1990 đến nay. Hàng loạt các tổ chức khu vực đã ra đời, như việc hội nhập toàn diện của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt đến mức độ cao, biến tổ chức này trở thành một thực thể mạnh siêu quốc gia. Các nước trong Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng đang mở rộng và làm sâu sắc tiến trình hội nhập khu vực một cách toàn diện hơn dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa xã hội. Ở cấp độ toàn cầu, Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc đã ra đời, ngày càng phát triển với số lượng thành viên bao quát hầu hết các nước trên thế giới.

Xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đang diễn ra rất mạnh mẽ, trở thành một trong những xu thế phát triển mới của đời sống nhân loại trong giai đoạn hiện nay của thời đại. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự hợp nhất, không ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật và sinh học. Đó là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực, vạn vật kết nối, làm cho thế giới “phẳng” hơn, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có những bước tiến mới mạnh mẽ hơn, làm cho các nước có cơ hội mới và cũng đứng trước những thách thức mới. Với tốc độ phát triển cao, thay đổi nhanh chóng và sự kết hợp nhiều công nghệ khác nhau, loài người đứng trước sự thay đổi lớn và khả năng phát triển chưa từng có.

Xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển

Thế kỷ XX đã xảy ra hai cuộc chiến tranh thế giới mà hậu quả vô cùng thảm khốc. Hiện nay, nếu chiến tranh thế giới, chiến tranh giữa các nước lớn xảy ra sẽ dẫn tới nguy cơ phá vỡ toàn bộ hạ tầng kinh tế của nhiều nước và nếu trở thành cuộc chiến tranh hạt nhân thì tất cả sẽ bị hủy diệt. Vậy nên hòa bình và ổn định là nhu cầu và khát vọng của toàn nhân loại. Phải có hòa bình mới có hợp tác, phát triển và ngược lại, nếu thế giới bình yên, hợp tác và phát triển được đẩy mạnh sẽ củng cố được hòa bình của thế giới. Chính sự hợp tác, hội nhập quốc tế, tùy thuộc lẫn nhau, đan xen lợi ích giữa các quốc gia khiến mọi bất ổn, biến động sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng. Hòa bình, hợp tác và phát triển đã và đang là một trong những xu thế khách quan, hết sức quan trọng và tối cần thiết trong quan hệ quốc tế hiện nay. Đây là xu thế và là ước mong của toàn nhân loại để xu thế này trở thành một giá trị lâu bền. Tuy nhiên trên thực tế, ở nhiều nơi trên thế giới chưa có hòa bình, bởi vẫn có bạo lực, cường quyền áp đặt thay cho hợp tác và vẫn có những nguy cơ kèm lẫn sự phát triển.

II. Nhận diện, đấu tranh phản bác luận điệu sai trái về thời đại

Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch lợi dụng sự kiện này để công kích, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, bài bác những luận điểm cơ bản nhất về thời đại. Luận điệu của họ không có gì mới mẻ nhưng cách diễn đạt khác đi, chúng ta cần nhận diện rõ và kiên quyết đấu tranh phản bác.

Về vấn đề thứ nhất

Lập luận của luận điệu sai trái là, nếu nói thời đại hiện nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, thì nay chủ nghĩa xã hội sụp đổ rồi, thời đại này đương nhiên là của chủ nghĩa tư bản; rằng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã tàn lụi thì dù có trăm năm sau cũng không thể gượng dậy được nữa. Cách nhìn nhận của họ rõ ràng là thiếu kiến thức lịch sử và rất thiển cận. Quá trình chuyển biến và thay thế một thời đại này bằng thời đại khác không thể diễn ra nhanh chóng được, mà phải qua một chặng đường dài. Quá trình đó là một xu thế tất yếu của xã hội loài người, nhưng diễn ra quanh co, phức tạp chứa đựng nhiều biến cố, có cả bước tiến mạnh mẽ và cũng có cả những bước tụt lùi. Sự đổ vỡ của xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đương nhiên là tổn thất nặng nề đối với phong trào cộng sản. Sự sụp đổ ấy có nhiều nguyên nhân, nhưng nó không thuộc về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, càng không phải vì thế mà làm mất đi nội dung thời đại. Lịch sử đã cho thấy, thời đại tư bản chủ nghĩa thay thế thời đại phong kiến đâu phải dễ dàng. Quá trình chuyển biến đó diễn ra hàng mấy trăm năm, trải qua biết bao phức tạp bởi sự chống trả quyết liệt của các thế lực phong kiến. Tình hình hiện nay cũng tương tự như vậy. Các thế lực đế quốc không từ một thủ đoạn nào để mưu toan chặn đứng phong trào cộng sản. Điều đó càng thể hiện tính chất phức tạp của thời đại ngày nay.

Về vấn đề thứ hai

Kẻ thù của chúng ta công khai tuyên bố rằng, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã sụp đổ thì giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 cũng chấm hết. Đây là kết luận vội vã và hồ đồ. Đành rằng thành quả mà Cách mạng Tháng Mười Nga đem lại đã bị đổ vỡ tại ngay quê hương của nó, nhưng đó không phải là sự chấm dứt lý tưởng cao đẹp của Cách mạng Tháng Mười. Bởi, lịch sử đã tỏ rõ, không có một cuộc cách mạng nào, kể cả các cuộc cách mạng vĩ đại nhất, lại đủ khả năng kết thúc ngay công việc xóa bỏ xã hội cũ và xây dựng xong ngay xã hội mới. Quá trình chuyển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa đã phải trải qua hàng trăm năm với nhiều cuộc cách mạng tư sản: Cách mạng Anh năm 1788, các cuộc cách mạng tư sản Pháp vào các năm 1830,1848, 1871, v.v.

Sự phát triển của xã hội loài người từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga đã chứng tỏ rằng, lý tưởng của nó đã không chỉ là ngọn đèn pha dẫn đường tỏa sáng, mà còn có những đóng góp thực tế to lớn. Cách mạng Tháng Mười là tiếng chuông đánh thức lịch sử, báo hiệu một trang sử mới của thế giới. Thế giới trước Cách mạng Tháng Mười Nga là một thời kỳ u mê, an phận, là thời đại của chủ nghĩa tư bản. Sự đột phá Tháng Mười làm cho chủ nghĩa tư bản bị đổ vỡ một mảnh lớn. Thế giới bừng tỉnh, bung ra với sức mạnh mới của sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Thành quả của Cách mạng Tháng Mười đã tạo cho loài người có khả năng kìm giữ sự lộng hành của chủ nghĩa tư bản, làm thay đổi cả những yếu tố bên trong của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã không thể sống tự nó nữa mà đã phải cố gắng vì sự tồn tại của nó. Những thay đổi trong chiến lược kinh tế, chính trị để thích nghi, những thay đổi trong các chính sách phúc lợi xã hội, đảm bảo xã hội,… ở các nước tư bản phát triển hiện nay đều do kết quả đấu tranh của những người lao động và sâu xa hơn là ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười.

Từ những phân tích trên, chúng ta thống nhất với nhận định rằng: mặc dù tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới có nhiều thay đổi, có khi là thay đổi khôn lường nhưng bản chất của thời đại không thay đổi. Tình hình cụ thể trong từng thời kỳ của thế giới có những biến động nhưng điều đó không làm thay đổi nội dung của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức.

III. Việt Nam kiên định con đường đã chọn

Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội tuy không còn sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa như trước, nhưng trong giai đoạn mới của thời đại, khi cách mạng khoa học - công nghệ và toàn cầu hóa đời sống thế giới, tất cả các nước đều ở trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, không một nước nào sống biệt lập mà có thể phát triển được. Sự hợp tác kinh tế với các nước bằng nhiều hình thức sinh động trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau dưới bất kỳ hình thức nào, sẽ tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, phục vụ cho việc phát triển kinh tế đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là khả năng thực tế mà chúng ta đã và đang cố gắng tận dụng, đưa nước ta hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, không chỉ có thời cơ mà còn có cả những thách thức, những nguy cơ. Trong hợp tác kinh tế với các nước, nhất là với các nước tư bản phát triển, là những trung tâm kinh tế kỹ thuật hùng mạnh, họ có thể lợi dụng ưu thế về vốn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại để gây sức ép đối với chúng ta, nhất là trong những lúc chúng ta gặp khó khăn, buộc chúng ta phải chấp nhận những điều kiện có lợi cho họ, hòng lái chúng ta đi chệch khỏi định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù “hòa bình, hợp tác”, phát triển là xu hướng của thời đại nhưng còn một xu hướng khác đối lập là xu hướng cường quyền, áp đặt. Mưu toan của các thế lực cường quyền, hiếu chiến đang thể hiện trong các điểm nóng trên nhiều khu vực của thế giới đang là những mưu toan độc chiếm các vùng biển, đảo, xâm phạm độc lập, chủ quyền của nước khác.

Đó là những thách thức, những nguy cơ mà chúng ta cần có sự nhận thức sâu sắc và tỉnh táo, không một chút mơ hồ, mất cảnh giác, để có những chủ trương, biện pháp ngăn ngừa, đối phó hữu hiệu. Chúng ta thực hiện phương châm vừa hợp tác, vừa đấu tranh trên cơ sở giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc về mục tiêu chiến lược và mềm dẻo linh hoạt về sách lược. Đấu tranh không phải để phá vỡ hợp tác mà để phát triển sự hợp tác. Phải biết khéo lợi dụng những mâu thuẫn trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, nhất là mâu thuẫn giữa các nước lớn trong xu hướng đa cực hóa để mở rộng sự hợp tác vừa có lợi, vừa bảo vệ được mình và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những tình huống xấu nhất, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Một vấn đề nữa cũng không kém phần quan trọng là khi nước ta hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, chúng ta cũng chịu sự tác động hai chiều tích cực và tiêu cực đến kinh tế của nước ta. Tác động tích cực khi kinh tế khu vực và kinh tế thế giới ổn định phát triển, tác động tiêu cực khi kinh tế thế giới và kinh tế khu vực rơi vào trì trệ, khủng hoảng. Chúng ta cần có chính sách sử dụng tốt mặt tích cực và ngăn ngừa, hạn chế mặt tiêu cực, giữ cho nền kinh tế nước ta ổn định và phát triển. Đây là bài học thực tế đã xử lý trước những tác động tiêu cực của cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ và khủng hoảng kinh tế trong khu vực và thế giới trong thời gian qua.

Như vậy, từ một nước kinh tế kém phát triển, nếu chúng ta biết tranh thủ những thời cơ, những thuận lợi và biết vượt qua những thách thức, những nguy cơ, chúng ta có thể “phát triển rút ngắn” lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa theo quan điểm của V.I. Lênin, Người đã có đóng góp to lớn vào lý luận về sự “phát triển rút ngắn” và chính sách kinh tế mới (NEP). Nó đã được thực tiễn khảo nghiệm mà ngày nay Đảng ta đang vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta.

Xuất phát từ tình hình như thế, chúng ta có thể tin tưởng vững chắc rằng, Việt Nam đang trong tư thế vươn tầm, kiên định con đường đã lựa chọn, có đủ sức lực và trí tuệ để tiến bước cùng thế giới, cùng thời đại, nhất định thực hiện được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

GS, TS. VŨ VĂN HIỀN, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
______________

1 - ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 69.