Muối mật là gì

Muối mật vừa có khả năng tan trong nước, vừa có khả năng tan trong chất béo. Điều này cho phép chúng liên kết với chất béo, dầu, sau đó nhũ hóa chúng trong ruột để giúp các enzyme lipase có thể phá vỡ các phân tử chất béo và cơ thể chúng ta sẽ hấp thu chất béo dễ hơn.

Nói cách khác, muối mật đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa cholesterol và giúp loại bỏ các chất độc hại thông qua quá trình tiêu hóa. Khoảng 500mg cholesterol có thể được chuyển hóa thành các acid mật và lượng dư thừa sẽ được loại bỏ qua đường tiêu hóa hàng ngày.

Muối mật giúp loại bỏ cholesterol, phòng ngừa sỏi cholesterol trong túi mật

Hỗ trợ quá trình hấp thụ chất béo và các chất dinh dưỡng

Như đã nói ở trên, muối mật có tham gia vào quá trình hòa tan chất béo, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các loại chất béo lành mạnh cũng như các vi chất tan trong chất béo (như vitamin A, E, D, K, magie, sắt và calci).

Chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng

Muối mật cũng có khả năng chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng huyết, bệnh vẩy nến, bệnh Herpes… Dịch mật có thể hoạt động như một loại “chất tẩy rửa”, giúp giải độc và bảo vệ cơ thể khỏi các virus lớn có cấu trúc lipoprotein bên ngoài. Nhờ khả năng này, muối mật cũng góp phần giữ cân bằng cho hệ vi khuẩn đường ruột.

Thúc đẩy chức năng gan mật

Muối mật giúp thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường chức năng gan mật

Muối mật có thể giúp cải thiện chức năng túi mật bằng cách làm giảm viêm đường mật, thúc đẩy lưu thông máu. Chúng cũng giúp giảm tình trạng đầy hơi do rối loạn chức năng túi mật gây ra.

Muối mật cũng có thể cải thiện các triệu chứng bệnh gan, cải thiện chức năng gan bằng cách hỗ trợ thải độc và các mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Bổ sung muối mật (qua chế độ ăn hay bằng cách sử dụng các loại thực phẩm chức năng) có thể giúp cải thiện tình trạng xơ gan, gan nhiễm mỡ không do cồn, xơ gan ứ mật nguyên phát.

Giúp hòa tan sỏi mật

Sỏi mật có thể hình thành khi cholesterol và các chất khác trong dịch mật liên kết và kết tinh thành tinh thể. Muối mật có thể giúp hòa tan phần nào sỏi mật, giúp ngăn ngừa sỏi cholesterol hình thành bằng cách phá vỡ chất béo trước khi kết tinh.

Muối mật là gì
Nên đọc

Theo nghiên cứu được công bố trên World Journal of Gastroenterology, acid ursodeoxycholic - một acid mật tự nhiên có khả năng kháng viêm, có thể được dùng để hỗ trợ điều trị cho những người bị sỏi mật nhưng không thể phẫu thuật.

Khi có sự mất cân bằng thành phần dịch mật xảy ra, muối mật khó hòa tan được những viên sỏi trong túi mật. Những thảo dược tự nhiên như uất kim, chi tử, nhân trần, kim tiền thảo, diệp hạ châu, hoàng bá, sài hồ, chỉ xác có thể tăng cường chức năng gan, giúp tăng tiết dịch mật, hỗ trợ tiêu hóa, bào mòn sỏi mật hiệu quả.

Giúp kiểm soát đường huyết

Muối mật có vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ glucose, lipid để chuyển hóa thành năng lượng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng cường muối mật có thể giúp cân bằng glucose, giúp khắc phục tình trạng đề kháng insulin và ức chế viêm trong cơ thể.

Giúp kích thích sản sinh glutathione

Glutathione được coi là chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhất trong cơ thể, giúp hỗ trợ thải độc cho gan, giảm căng thẳng cho túi mật, tăng hiệu quả cho một số loại thuốc… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi lưu lượng dịch mật, muối mật tăng, khả năng sản sinh glutathione cũng được cải thiện.

Loại bỏ sắc tố bilirubin

Sắc tố bilirubin trong dịch mật tăng cao có thể gây vàng da, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi sắc tố trong túi mật. May mắn là muối mật có thể hỗ trợ loại bỏ sắc tố bilirubin ra khỏi cơ thể.

Vi Bùi H+ (Theo Dr.Axe)

Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang với thành phần gồm 8 thảo dược Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Nhân trần, Diệp hạ châu, Hoàng bá, Sài hồ, Kim tiền thảo giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật, làm mềm sạn sỏi và bài sỏi, giảm đau, đầy trướng, chậm tiêu do sỏi mật gây ra.

Dịch mật được bài tiết liên tục bởi tế bào gan và được chứa trong túi mật cho đến khi ruột non cần. Dịch mật có nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động hấp thu mỡ của cơ thể. Nếu không có muối mật trong ruột non thì trên 40% lipid sẽ bị mất theo phân làm cho bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa mỡ.

1.  Dịch mật được bài tiết như thế nào?

Gan bài tiết mật qua hai giai đoạn. 

Giai đoạn 1: Các tế bào gan sản xuất ra mật đầu. Mật đầu này chứa lượng lớn acid mât, cholesterol và các thành phần hữu cơ khác. Sau khi được bài tiết, mật đầu chảy vào các ống rất nhỏ nằm giữa các tế ban gan.

Giai đoạn 2: Mật đầu chảy về các rãnh ở trong gan (rãnh liên thùy), sau đó đổ vào các ống mật lớn hơn và cuối cùng là ống mật chung. Tại ống mật chung, mật sẽ chảy trực tiếp vào ruột non hoặc qua ống túi mật để tích trữ trong túi mật.

Khi chảy trong các ống mật lớn, dịch mật được bổ sung thêm NaHCO3 làm cho dịch mật có tính kiềm. Dịch mật cùng với dịch tụy sẽ trung hòa acid của dịch dạ dày.

2. Tác dụng của dịch mật trong tiêu hóa mỡ

Trong ruột non, dịch mật (chính xác hơn là muối mật) làm giảm sức căng bề mặt của các hạt mỡ, khi đó những cử động lắc lư của ruột sẽ làm vỡ những hạt cầu mỡ thành rất nhiều những hạt mỡ có kích thước nhỏ. Các enzym tiêu hóa mỡ của dịch tụy là lipase có thể tác dụng trên bề mặt của các hạt mỡ đó.

Ngoài ra, muối mật giúp cho cơ thể hấp thu các acid béo, cholesterol, lipid ở ruột non bằng cách kết hợp với các chất này tạo thành những phức hợp nhỏ có tên là hạt mixen. Hạt mixen có thể hòa tan trong nước, được vận chuyển dễ dàng đến các diềm bàn chải của tế bào biểu mô ruột rồi được hấp thu tại đây. Nếu không có muối mật trong ruột non, trên 40$ lipid bị mất theo phân, bệnh nhân sẽ bị thiếu hụt chuyển hóa do mất mỡ.

3. Dịch mật có được tái hấp thu?

Ở ruột non, 94% muối mật được tái hấp thu tích cực qua niêm mạc ruột rồi theo tĩnh mạch cửa về gan. Bằng cách này, toàn bộ muối mật được hấp thu vào các tế bào gan rồi lại được bài tiết vào dịch mật. Số lượng nhỏ muối mật đào thải theo phân sẽ được thay thế bởi những muối mật mới, các muối mật mới này được tạo ra liên tục ở gan. Sự tái tuần hoàn của muối mật được gọi là tuần hoàn gan ruột.

Vài giờ sau bữa ăn, sự bài tiết mật có thể tăng gấp đôi do tác dụng của hormon secretin. Ngoài ra, sự bài tiết muối mật cũng phụ thuộc vào lượng muối mật trong tuần hoàn gan ruột: lượng muối mật trong tuần hoàn gan ruột càng lớn thì khả năng bài tiết mật của gan càng lớn.

Trên đây là những kiến thức về dịch mật, hy vọng quý độc giả có thêm được kiến thức bổ ích về hệ tiêu hóa của cơ thể. Quý độc giả có thể đọc thêm kiến thức về y tế hoặc sơ cấp cứu tại đây.

Muối mật ở đâu?

Muối mật được tổng hợp trong tế bào gan được lưu trữ túi mật vào đoạn đầu của ruột non. Sau đó chúng được tái hấp thu và quay trở lại gan nơi chúng được tái chế thành mật mới để cơ thể sử dụng trong những lần tiếp theo. Để hiểu rõ cơ chế của muối mật, chúng ta hãy làm quen với vai trò của mật trong cơ thể trước đã.

Sắc tố mật gồm gì?

Cơ chế hình thành sỏi sắc tố mật Sắc tố mật là sản phẩm phân hủy có hemoglobin sau khi các tế bào hồng cầu chết đi, chuyển hóa thành bilirubin và phân tán vào máu. Bilirubin sẽ theo gan vào dịch mật để được loại bỏ ra ngoài.

Muối mật gồm những chất gì?

Muối mậtmuối Kali hoặc Natri của các acid mật liên hợp có nguồn gốc từ cholesterol với glycin hoặc taurin. Có hai loại muối mật: glycocholat Natri (Kali) và taurocholat Natri (Kali).

Chức năng của mật là gì?

Túi mật và ống túi mật là nơi chứa đựng và dự trữ dịch mật do gan tổng hợp và bài tiết ra. Khi ăn, gan sẽ bài tiết dịch mật nhiều hơn, túi mật có tác dụng co bóp đẩy dịch mật vào ống mật chủ, từ đó đổ vào tá tràng và xuống ruột non, giúp phân hủy các chất béo, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể người.