Tại sao phải bảo vệ môi trường nước nuôi thuỷ sản

Thứ năm, 28/04/2022 16:04

TMO - Những năm gần đây, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, hoạt động thủy sản cũng đang gây ra tác động lới chất lượng môi trường nước. Nhằm cải thiện môi trường nước tại vùng nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản tỉnh đang tích cực triển khai nhiều giải pháp.

Tỉnh Vĩnh Phúc có tiềm năng nước mặt khá lớn với 900 hồ chứa, địa phương này đón nhận nguồn nước chính từ sông Hồng, sông Lô. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, toàn tỉnh có hơn 6.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản với hơn 10.000 hộ nuôi trồng.

Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên, cũng như đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, thời gian qua ngành nuôi trồng thủy sản tại Vĩnh Phúc đang từng bước phát triển. Theo đó, trong năm 2021, sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt gần 22.000 tấn, tăng gần 4.000 nghìn tấn so với năm 2016.

Tại sao phải bảo vệ môi trường nước nuôi thuỷ sản

Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông 

Nguồn nước tại khu vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh ô nhiễm một phần đến từ nguyên nhân, địa phương này tiếp nhận nguồn nước từ các con sông khác nên chịu tác động từ ô nhiễm do chất thải trong sản xuất công nghiệp; phát triển đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư, làng nghề...Tuy nhiên, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tĩnh cũng đang tác động lớn tới chất lượng nguồn nước từ việc sử dụng thức ăn công nghiệp, thuốc, kháng sinh trong quá trình nuôi trồng.

Ngoài ra, theo Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc: hầu hết các vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, dẫn đến tình trạng nước thải từ ao nuôi nhiễm bệnh vẫn thải ra hệ thống kênh mương cấp nước chung, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh thủy sản trên diện rộng, gây thiệt hại cho người nuôi.

Tại sao phải bảo vệ môi trường nước nuôi thuỷ sản

Chi cục Thủy sản tỉnh khuyến khích các hộ nuôi trồng thủy sản sử dụng chế phẩm sinh học, vôi trắng để xử lý môi trường nước sau nuôi trồng 

Để bảo vệ môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản, hàng năm, Chi cục Thủy sản đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy trình xử lý môi trường ao nuôi trước; khuyến khích các hộ thực hiện nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng các chế phẩm sinh học trong danh mục cho phép để xử lý lượng thức ăn dư thừa, các chất thải, đảm bảo cân bằng chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.

Trong giai đoạn 2016-2020, Chi cục đã hỗ trợ 525 máy tạo ô xy cho 525 hộ nuôi trồng thủy sản. Trên địa bàn tỉnh đã có một số mô hình ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản nhằm hạn chế tác động xấu đến môi trường như: Mô hình nuôi cá truyền thống theo công nghệ “sông trong ao”, mô hình nuôi cá rô phi theo công nghệ Biofloc...

Tại sao phải bảo vệ môi trường nước nuôi thuỷ sản

Mô hình nuôi cá theo công nghệ Biofloc được nhân rộng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng nguồn nước

Để kiểm soát chất lượng nước và cảnh báo môi trường kịp thời cho người nuôi, chi cục đã làm tốt công tác quan trắc môi trường nước cấp cho các vùng nuôi trồng thủy sản. Theo Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2026, mỗi năm, chi cục tổ chức 6 đợt quan trắc môi trường nước tại các khu sản xuất giống; đầu nguồn nước cấp cho các vùng sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và nuôi trồng thủy sản thương phẩm tập trung để phân tích các chỉ tiêu.

Theo kết quả quan trắc môi trường nước tại ao nuôi cá thịt và cá giống, kênh cấp trên địa bàn 11 xã, phường thuộc 5 huyện, thành phố như: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên, sông Lô cho thấy chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn còn một số mẫu nước có các thông số môi trường chưa đạt.

Cụ thể, có 7/34 mẫu nước có thông số COD vượt quy chuẩn cho phép; 16/34 mẫu nước có hàm lượng TSS vượt ngưỡng 20mg/l; 7 /34 mẫu có giá trị N-NH4+ vượt giới hạn cho phép; 17/34 mẫu nước có hàm lượng NO2- vượt ngưỡng cho phép; 20/34 mẫu nước nhiễm vi khuẩn Streptococcus sp.

Tại sao phải bảo vệ môi trường nước nuôi thuỷ sản

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc đưa máy quan trắc giúp cảm biến, kiểm soát môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt 

Để phát triển thủy sản theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, Chi cục Thủy sản tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, sản xuất thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch quan trắc môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025; đồng thời, tham mưu cho Sở NN&PTNT đề xuất với UBND tỉnh ban hành các chính sách mới để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, trong đó, chú trọng các chính sách góp phần bảo vệ môi trường nước cho nuôi trồng thủy sản.

Thanh Huyền

Theo một nghiên cứu mới đây, nuôi tôm hiện đang là ngành tác động đến môi trường nhiều nhất. Việc làm dụng hóa chất, kháng sinh không những không hiệu quả mà còn đem đến những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Câu hỏi đặt ra làm phải làm sao để bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng của nó.

Hiện nay, khi tao tôm chẳng may bị nhiễm dịch bệnh tôm chết hàng loạt, nguồn nước ao nuôi sẽ được xả thẳng ra môi trường mà không qua khâu xử lý nào. Gây khó khăn cho những hộ nuôi khác khi muốn lấy nguồn nước nuôi tôm. Bùn đáy ao tích tụ lâu ngày cũng bị xả thẳng, không xử lý. Đây là vấn đề làm đau đầu không chỉ người nuôi mà cả các cơ quan quản lý.

Tại sao phải bảo vệ môi trường nước nuôi thuỷ sản

+ Kết cấu hạ tầng, quy hoạch phục vụ hoạt động nuôi thủy sản phải được làm đồng bộ, có kế hoạch ngay từ ban đầu. Vấn đề sử dụng đất, hệ thống cấp thoát nước phải đảm bảo theo tiêu chuẩn đã ban hành trong ngành thủy sản

+ Tùy theo quy hoạch của từng vùng là lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra. Thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh trên tôm, thực hành nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi sinh thái.

+ Triển khai các mô hình nuôi kết hợp như tôm - lúa theo hướng dẫn kỹ thuật, thân thiện môi trường.

+ Hoạt động nạo vét bùn đáy ao phải được xử lý theo đúng kỹ thuật

+ Áp dụng chặt chẽ quy định về xử lý nước thải, chất thải trong nuôi trồng thủy sản trước khi được thải ra môi trường.

Chỉ có phát triển thủy sản, nuôi tôm theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường mới đem lại nguồi lợi lâu dài cho người nuôi

XEM THÊM:

>>> Cách xử lý nước ao nuôi tôm bị đục

>>> Nguyên nhân và cách xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải vở bài tập công nghệ 7 – Bài 57: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    • Giải Công Nghệ Lớp 7
    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7
    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    I. Ý nghĩa (Trang 105 – vbt Công nghệ 7)

    Đánh dấu (x) vào ô trống chọn câu trả lời đúng về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.

    x Đảm bảo cho vật nuôi thuỷ sản sinh trưởng và phát dục bình thường
    Đảm bảo duy trì, phát triển các giống vật nuôi thuỷ sản có giá trị kinh tế cao
    x Đảm bảo nguồn tôm, cá thực phẩm cho đời sống con người.
    Đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp cho hoạt động sống của con người
    x Góp phần bảo vệ môi trường chung trên Trái Đất

    II. Một số biện pháp bảo vệ môi trường (Trang 106 – vbt Công nghệ 7)

    a) Trong ba phương pháp xử lí nguồn nước, người ta thường sử dụng hai phương pháp lắng và phương pháp dùng hoá chất dễ kiếm, rẻ tiền kết hợp với nhau. Em hãy cho biết tại sao?

    – Để khi dùng hoá chất xong thì sẽ lắng đọng lại và bị xử lí cùng với các tạp chất.

    b) Ở địa phương em, để bảo vệ môi trường thuỷ sản, người ta đã tiến hành các biện pháp.

    Địa phương em đã thực hiện hai biện pháp

    – Lắng (lọc) lọc nước bằng bể lọc lớn, có thể tích từ 200 đến để chứa nước. Sau 2 đến 3 ngày. Các chất lắng đọng ở phía đáy ao. Nước sạch phần trên dùng để nuôi cá.

    – Dùng hoá chất khử độc như: Khí clo, vôi clorua, formon dể diệt khuẩn, những hóa chất này rẻ, dễ kiếm.

    III. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 106 – vbt Công nghệ 7)

    1. Hiện trạng nguồn thuỷ sản trong nước

    Điền các từ, cụm từ: khai thác; giảm sút; số lượng; tuyệt chủng; kinh tế; nước ngọt để điền vào các câu sau:

    Các loài thuỷ sản kinh tế quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như cá lãng, cá chiền, cá hô, cá tra đầu.

    Năng suất khai thác của nhiều loài cá bị giảm sút nghiêm trọng.

    Các bãi đẻ và số lượng cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và năng suất một số loài cá nước ngọt những năm gần đây giảm so với trước.

    2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản

    a) Khai thác nguồn lợi thuỷ sản không hợp lí đều có ảnh hưởng xấu đến môi trường thuỷ sản, là vì: nếu khai thác nguồn lợi thủy sản không hợp lí dẫn đến môi trường bị ô nhiễm các sinh vật thủy sản chết, ngoài ra còn có thể làm giảm sút nghiêm trọng đối với những phương pháp khai thác mang tính hủy diệt như dùng điện, chất nổ,… Tất cả các lý do trên đều ảnh hưởng xấu đến môi trường thủy sản.

    b) Ở địa phương em môi trường và nguồn lợi thuỷ sản đang bị ảnh hưởng

    Nguyên nhân là: do khai thác không hợp lí.

    3. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

    Muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lí, ở địa phương em, người ta đã tiến hành các biện pháp:

    – Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản.

    – Cải tiến và nâng cao các biện pháp nuôi thủy sản

    – Chọn những loại cá có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp.

    – Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.