Theo dõi chó cắn trong bao lâu

Sơ cứu khi bị chó cắn và khi nào cần tiêm phòng dại

Thứ Bảy ngày 23/04/2022

  • Các phương pháp sơ cứu cầm máu vết thương đúng cách
  • Một số dụng cụ sơ cứu cầm máu cần có tại nhà
  • Cách sơ cứu cầm máu đối với vết thương ở các bộ phận khác nhau

Bị chó cắn sơ cứu thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm, khi tỷ lệ nuôi chó làm vật nuôi trong gia đình ở nước ta rất cao. Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.

Điều quan trọng nhất khi bị chó cắn là nạn nhân cần áp dụng cách phương pháp sơ cứu khi bị chó cắn tại chỗ vết thương ngay và đến các điểm tiêm dại để được bác sĩ khám và chỉ định cụ thể. Điều này sẽ giúp hạn chế được nguy cơ mắc bệnh dại vì đây là căn bệnh nguy hiểm hiện không có biện pháp điều trị đặc hiệu, tỷ lệ tử vong rất cao.

Cách sơ cứu khi bị chó cắn

Chó là một loại vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong mỗi gia đình, vì thường xuyên tiếp xúc hoặc đùa giỡn với chúng nên việc bị chó cắn khó tránh khỏi. Vì thế bạn cần trang bị những kiến thức về việc sơ cứu khi chó cắn để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.

Cách sơ cứu chó cắn nhẹ

Theo dõi chó cắn trong bao lâu
Cáchsơ cứu chó cắn nhẹ đơn giản tại nhà

Rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước lạnh ít nhất là 5 phút để rửa trôi nước bọt của chó và bụi bẩn bám vào vết thương. Đừng chà sát quá mạnh sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

Sau đó sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iod để giảm nguy cơ vết thương bị nhiễm trường, đồng thời giết chết lượng virus gây bệnh dại.

Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại, không băng quá chặt vì sẽ gây tắc nghẽn đường máu lưu thông.

Với những vết thương nhẹ thì bạn không cần phải tiêm phòng ngay mà có thể theo dõi con chó cắn trong vòng 2-3 tuần. Nếu bản thân có những biểu hiện lạ như ngứa, sưng, tấy đỏ ở vị trí vết cắn, hoặc cơ thể bị sốt, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt… trong vòng 1 tuần sau khi bị chó cắn thì hãy đến bác sĩ thăm khám - Đây có thể là biểu hiện của bệnh dại.

Nếu sau 3-4 tuần mà bạn vẫn khỏe mạnh và con chó không có những triệu chứng lạ thì có thể yên tâm bạn không mắc bệnh dại.

Cách sơ cứu chó cắn nặng

Theo dõi chó cắn trong bao lâu
Vết cắn của chó Becgie rất nguy hiểm và gây tổn thương sâu

Bệnh dại chủ yếu lây truyền qua các vết cắn, khi nước bọt của động vật bị dại tiếp xúc với máu người. Đối với những vết thương nặng và nằm ở những vị trí nguy hiểm như mặt, đầu ngón tay, bộ phận sinh dục… Nếu không kịp thời tiêm ngừa vắc-xin dại, virus dại sẽ nhân nhanh số lượng ngay tại điểm cắn, di chuyển dọc theo các dây thần kinh đến hệ thần kinh trung ương và làm người bệnh lên cơn dại trong vòng 7-15 ngày sau khi bị cắn. Vì thế bạn bị chó cắn nặng như: một vết cắn nhưng có nhiều

vết thương hở, có nhiều vết thương thủng sâu. Hoặc nhiều vết cắn, gây chảy máu không cầm được hoặc bị mất da thì nên đến ngay bác sĩ để chữa trị, sát trùng và khâu lại vết thương.

Đối với vết thương chảy máu nhưng không quá nặng, bạn có thể áp dụng cách sơ cứu khi bị chó cắn nhẹ. Đó là rửa thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc hoặc nước muối đặc (nếu vết thương quá lớn thì không nên dùng vì sẽ gây đau sót). Rửa liên tục trong vòng 10 phút, sau đó bôi chất sát khuẩn như cồn để giảm thiểu lượng virus dại ở vết thương.

Để cầm máu tốt hơn, bạn cần ấn mạnh và liên tục lên vết thương để tạo áp lực lớn. Sau đó đặt một miếng vật liệu sạch và khô như băng, khăn hoặc vải lên vết thương. Tiếp theo là dùng cả hai tay ấn lên vết thương liên tục cho đến khi quan sát thấy máu đã ngừng chảy.

Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập. Đặc biệt, không được tùy tiện sử dụng thuốc nam hoặc các loại thuốc đông y theo mọi người mách bảo để điều trị. Sau khi sơ cứu chó cắn, cần đưa người bị chó cắn đến các cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp. Trong trường hợp vết thương quá lớn, bạn sẽ được kê thêm thuốc kháng sinh nếu bác sĩ nhận thấy có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Những trường hợp cần tiêm vacxin phòng dại

Theo dõi chó cắn trong bao lâu
Tiêm phòng dại là biện pháp an toàn khi bị chó cắn

Nạn nhân có vết cắn nguy hiểm, sâu ở các bộ phận nguy hiểm như đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục. Bên cạnh tiêm phòng dại thì đôi khi bạn cần tiêm phòng thêm uốn ván.

Con vật cắn có những biểu hiện nghi dại. Hoặc chúng bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích hay bị bán hay mổ thịt. Vết thương càng nặng, càng gần các đầu mút thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Thế nên sau khi phát hiện bất thường bạn cần đi tiêm ngay để đảm bảo an toàn.

Còn đối với những trường hợp vết cắn nhẹ, xa não, con vật vẫn sống bình thường khỏe mạnh, cơ thể người bệnh không có triệu chứng lạ thì bác sĩ sẽ không tiêm mà dặn bệnh nhân theo dõi con vật ít nhất khoảng 1 tháng. Vì đôi khi bệnh dại không phát ngay, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30 đến 90 ngày. Sau thời gian này không có biểu hiện bất thường bị bạn có thể yên tâm.

Bài viết chia sẻ những cách sơ cứu chó cắn đơn giản tại nhà. Chỉ cần áp dụng đúng thì bạn có thể yên tâm hơn 70%. Vì việc sơ cứu khi bị chó cắn kịp thời sẽ giúp loại bỏ phần lớn virus gây bệnh dại.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sơ cứu
  • cầm máu

Theo dõi chó cắn trong bao lâu

Cần tiêm phòng dại cho chó nuôi. Ảnh: Rabies-vaccination.

Tiến sĩ Đinh Kim Xuyến, Phó chủ nhiệm Chương trình phòng chống bệnh dại, khuyến cáo, khi bị súc vật nghi dại cắn, cần sơ cứu và đến các điểm tiêm phòng. Sau khi khám và hỏi han kỹ, bác sĩ sẽ chỉ định là tiêm văcxin hay không. Sẽ phải tiêm ngay nếu:

- Con vật lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại.

- Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ.

- Có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu.

- Không theo dõi được con vật.

Quảng cáo

- Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.

Trong các trường hợp sau, bác sĩ sẽ không tiêm mà dặn bệnh nhân theo dõi con vật trong 15 ngày: 

- Vết cắn nhẹ, xa não.

- Con vật vẫn sống bình thường khỏe mạnh.

- Không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực.

Quảng cáo

Theo tiến sĩ Xuyến, nhiều trường hợp chó cắn ngoài quần bò, tuy trên da vẫn có vết xước nhưng cũng không cần tiêm vì không bị virus xâm nhập. Trong thời gian theo dõi, nếu con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích hay bị bán, mổ thịt thì cần đi tiêm. Sau 15 ngày, nó vẫn sống khỏe mạnh thì có thể yên tâm.

Những câu hỏi thường gặp về bệnh dại

- Có cần đi tiêm không nếu bị chó mèo đã tiêm phòng dại cắn? Chưa ai dám khẳng định súc vật đã tiêm phòng thì không bị bệnh dại. Vì vậy, bệnh nhân vẫn phải xử trí tại chỗ vết thương ngay và đến các điểm tiêm dại để được bác sĩ khám và chỉ định cụ thể.

- Cách xử trí tại chỗ như thế nào? Rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc, nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn và iốt đậm đặc nhằm sát khuẩn, giảm thiểu lượng virus dại ở vết thương. Không làm dập nát vết thương và chỉ khâu trong 3-5 ngày.

- Chó, mèo con mới đẻ có thể mắc bệnh dại không? Nếu chó và mèo mẹ không được tiêm phòng dại thì con chúng có nguy cơ nhiễm virus này sau đẻ vài tuần.

- Có thể làm thịt chó, mèo dại để ăn không? Khi con vật đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại, các bộ phận khác cũng có thể chứa virus nên rất nguy hiểm. Tuyệt đối không dùng làm thức ăn cho người và gia súc.

- Thuốc Nam có chữa được bệnh dại? Không. Biện pháp duy nhất để cứu người bị súc vật dại cắn là tiêm văcxin và huyết thanh dại càng sớm càng tốt. Khi đã lên cơn dại thì 100% bệnh nhân tử vong.

Sẽ không thiếu văcxin dại

Tiến sĩ Đinh Kim Xuyến cho biết trong vòng 1-2 ngày tới, 12.000 liều văcxin dại tế bào sẽ được bổ sung cho các điểm tiêm. Trong vòng tháng 7, sẽ có 150.000 liều, chắc chắn không thể thiếu vì nhu cầu tiêm phòng dại mỗi năm cũng chỉ 500.000 liều. Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cũng cho biết từ nay đến cuối năm sẽ cung ứng khoảng 700.000 liều, và sẽ đàm phán để nhập văcxin bán thành phẩm nhằm giảm chi phí.

Trong khi chưa có văcxin bổ sung, trong trường hợp cần kíp có thể tiêm văcxin Fluenzalia. Tuy nhiên, không nên tiêm sản phẩm này cho người có cơ địa dị ứng. Sau tiêm, cần theo dõi, nếu có phản ứng khác lạ (ngứa, sưng, tấy đỏ nơi tiêm, sốt, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt...) thì báo với bác sĩ để xử lý. Thường các phản ứng này xuất hiện từ mũi thứ ba.

Hải Hà