Trẻ 5 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Theo dõi bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ biết được nhu cầu giấc ngủ của con theo từng độ tuổi. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

  • Cách đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ an toàn, sâu giấc
  • Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách xử lý
Trẻ 5 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?
Cập nhật bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chi tiết theo từng tháng

Vì sao cần tuân thủ bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh?

Giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển não bộ và tăng trưởng thể chất của trẻ ở giai đoạn đầu đời. Cụ thể, với trẻ sơ sinh, giấc ngủ ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc, trí thông minh, sự phát triển chiều cao và cân nặng.

Còn với trẻ lớn hơn, giấc ngủ có tác động đến tâm trạng, hoạt động nhận thức, khả năng tiếp thu và sự tập trung học tập. Vì vậy, cha mẹ cần tuân thủ bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và đảm bảo con được ngủ đủ và đúng giấc để phát triển tối ưu.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Trẻ sơ sinh trong thời kỳ chu sinh có thể ngủ tới 20 giờ/ngày. Tuy nhiên, giấc ngủ của trẻ thường ngắn hơn so với người lớn. Theo đó, trẻ sẽ ngủ nhiều ở trạng thái ngủ REM (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh), với đặc điểm là không sâu giấc. Đó là lý do vì sao, trẻ sơ sinh rất dễ thức giấc.

Từ giai đoạn 6 – 8 tuần tuổi, trẻ chuyển dần sang trạng thái ngủ sâu (Non-REM: không chuyển động mắt nhanh). Hầu hết trẻ bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban đêm, mặc dù vậy chúng vẫn thức dậy để ăn nhưng sẽ nhanh chóng trở lại giấc ngủ.

Trẻ 5 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều được cho là rất tốt cho sự phát triển của bé

Khi được 4 – 6 tháng tuổi, bé có thể ngủ một giấc dài mà không bị gián đoạn, với tổng thời gian là 8 – 12 tiếng. Một số bé ngủ nhiều vào ban đêm từ khi được 6 tuần tuổi. Số khác lại phải chờ tới khi 5 – 6 tháng tuổi mới có thể thực hiện được điều đó. Nhìn chung, ngủ nhiều trong giai đoạn sơ sinh được khuyến cáo là rất tốt cho sự phát triển của cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không?

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Thời gian ngủ của trẻ tùy thuộc vào nhu cầu sinh lý và độ tuổi của từng cá nhân. Dưới đây là bảng thời gian ngủ của trẻ theo khuyến nghị của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ. Bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé yêu:

Độ tuổiTổng thời gian ngủChi tiếtBan ngàyBan đêm0 – 1 tháng15 – 16 giờBé gần như ngủ cả ngày và chỉ thức khi đói bụng và đi vệ sinh.1 – 2 tháng6 – 7 giờ8.5 – 10 giờGiai đoạn này, thời gian ngủ trung bình của trẻ từ 15,5 – 17 giờ/ngày. Trong đó, giấc ngủ ban đêm dài hơn, khoảng 8.5 – 10 giờ. Ban ngày bé ngủ giấc ngắn, khoảng 3 – 4 giấc, mỗi lần khoảng 2 – 3 tiếng.3 – 5 tháng3 – 4 giờ9 – 12 giờTừ 3 – 6 tháng tuổi, bé ngủ mỗi ngày khoảng 12 – 16 giờ. Ban ngày có 2 – 4 giấc ngủ, mỗi lần kéo dài từ 30 phút – 3 tiếng. Ban đêm, giấc ngủ của bé kéo dài từ 4 – 10 giờ 1 lần và tổng cộng là 9 – 12 giờ.6 – 8 tháng3 – 4 tiếng6 – 8 tiếngGiai đoạn này, giấc ngủ của trẻ khá ổn định. Bé có thể ngủ một giấc dài vào ban đêm mà không thức dậy đòi bú. Đối với thời gian ngủ vào ban ngày, số giấc ngủ ngắn đã giảm nhiều so với trước đây và mỗi cữ ngủ của bé cũng dài hơn, 3 – 4 tiếng.9 – 12 tháng3 – 4 tiếng9 – 12 tiếngNhiều bé đã học được thói quen tự ngủ, có thể ngủ liên tục 9 – 12 tiếng/đêm. Vào ban ngày, bé có 2 giấc ngủ ngắn, với tổng thời gian ngủ khoảng 3 – 4 tiếng.

Lưu ý: Nếu mẹ thấy bé bị thụt lùi về giấc ngủ thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi khoảng thời gian này có nhiều giai đoạn phát triển nhảy vọt quan trọng, đôi khi khiến thói quen ngủ của trẻ bị xao nhãng.

Làm thế nào để thiết lập thời gian ngủ cho trẻ sơ sinh?

Theo dõi bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ có được “ý tưởng” hay để giúp bé ngủ ngon, sâu giấc:

  • Tránh cho bé bú vào ban đêm: Cho bé bú đủ no các bữa trong ngày, không nên đánh thức bé dậy vào ban đêm để bú khi không cần thiết
  • Giúp trẻ nhận biết ngày và đêm: Trẻ mới sinh có giờ giấc đảo ngược hoàn toàn so với người lớn chúng ta. Đôi khi, bé sẽ thức giấc khi bạn muốn đi ngủ. Trong vài ngày đầu tiên, bạn dường như không thể thay đổi được điều này. Tuy nhiên, khi bé được 2 tuần tuổi, mẹ có thể bắt đầu với các bài học giúp bé phân biệt ngày và đêm. Vào ban ngày, mẹ nên tương tác với bé nhiều nhất, giữ cho trong phòng nhiều ánh sáng. Còn ban đêm, mẹ nên giảm thiểu tiếng ồn, ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, tránh chơi đùa với bé. Thói quen này được lặp đi lặp lại nhiều lần, chẳng bao lâu, bé sẽ biết rằng, ban đêm là thời gian để ngủ
  • Các thói quen giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ: Đó có thể là thay đồ ngủ, dành cho bé một nụ hôn, hát ru,… Điều này sẽ giúp con nhận ra đã đến lúc đi ngủ
  • Cho bé cơ hội để tự đi vào giấc ngủ: Đặt bé xuống khi thấy các dấu hiệu buồn ngủ, tránh lắc lư, đung đứa để cho bé ngủ
Trẻ 5 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?
Bí quyết giúp trẻ có giấc ngủ ngon

Những sai lầm mẹ cần tránh khi cho bé ngủ

Theo bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, từ 3 – 4 tháng tuổi bé có thể ngủ một giấc ngủ dài suốt đêm. Tuy nhiên, những sai lầm trong cách chăm sóc trẻ dưới đây có thể vô tình làm gián đoạn giấc ngủ của con:

  • Làm cho bé quá phấn khích trước giờ ngủ
  • Cho trẻ đi ngủ quá giấc
  • Chuyển từ nôi, cũi sang nằm giường quá sớm
  • Thời gian ngủ ngày và đêm lẫn lộn
  • Bé quen được ăn, đu đưa trên tay, nên khi đặt xuống giường con liền tỉnh giấc
  • Hay cho con bú đêm trong khi bé chưa thực sự có nhu cầu ăn
  • Quá lệ thuộc vào thói quen của trẻ

Những năm đầu đời là giai đoạn vàng cho sự phát hình thành nên suy nghĩ, khả năng vận động và tính cách. Do đó, ba mẹ cần nắm được bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, cũng như các lứa tuổi khác để sớm phát hiện vấn đề bất thường và kịp thời xử lý.

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Nên đọc thêm:

  1. Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét có đáng lo không?
  2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách xử lý
  3. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è?

  • Chủ đề: Trẻ sơ sinh

Chia sẻ bài viết này

Trẻ 5 6 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Fitobimbi Việt Nam

Fitobimbi.vn là cổng thông tin chia sẻ kinh nghiệm lần đầu làm mẹ, chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ để bé có thể phát triển thể chất và tinh thần một cách toàn diện nhất.