Bí thư cấp ủy là gì

Đây là nội dung tại Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2022 về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.

Theo đó, để nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo, kỹ năng và nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ cấp uỷ viên cơ sở, Nghị quyết 21-NQ/TW nêu rõ:

Thực hiện chủ trương bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân; bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân ở những nơi có điều kiện; bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khóm, ấp, tổ dân phố hoặc trưởng ban công tác mặt trận; bí thư cấp uỷ đồng thời là thủ trưởng cơ quan, đơn vị phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và thực tiễn ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo lý luận chính trị, tiếp tục nâng cao tỉ lệ bí thư, phó bí thư cấp uỷ cơ sở (ở xã, phường, thị trấn) có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

Thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ bí thư, cấp uỷ viên cơ sở, nhất là cấp uỷ viên, bí thư cấp uỷ cơ sở, bí thư, phó bí thư chi bộ ở xã, phường, thị trấn về kỹ năng, nghiệp vụ công tác đảng, công tác quần chúng, công tác dự báo, đánh giá tình hình, khả năng cụ thể hoá và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Các cấp uỷ viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu, nêu cao trách nhiệm đối với công tác xây dựng Đảng ở đảng bộ, chi bộ nơi mình sinh hoạt; chịu trách nhiệm khi tổ chức đảng nơi mình đang sinh hoạt yếu kém, xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

Quan tâm công tác quy hoạch, tạo nguồn, xây dựng cán bộ cơ sở, đưa cán bộ cấp trên, cán bộ trẻ về làm việc tại xã, phường, thị trấn. Cần chú trọng lựa chọn đảng viên là cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, cựu quân nhân, người làm công tác xã hội có uy tín, năng lực để làm bí thư chi bộ thôn, bản, khóm, ấp, tổ dân phố.

Nghiên cứu cơ chế, chính sách đối với cán bộ làm công tác văn phòng cấp uỷ cơ sở; chế độ phụ cấp cán bộ đảng, đoàn thể, tổ chức đảng trực thuộc đảng uỷ cơ sở; chính sách hỗ trợ hoạt động của tổ chức cơ sở đảng ở vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; mức đóng đảng phí đối với đảng viên gặp khó khăn, tỉ lệ trích đảng phí để lại chi bộ phù hợp với tình hình mới.

Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tạo nguồn cán bộ cho cấp uỷ cơ sở; tiếp tục nâng cao tỉ lệ trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận là đảng viên.

Xem thêm nội dung tại Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 16/6/2022.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Chi ủy là cơ quan lãnh đạo của chi bộ giữa hai kỳ đại hội, do đại hội trực tiếp bầu ra hoặc cấp ủy cấp trên chỉ định theo quy định trừ trường hợp chi bộ có dưới 09 đảng viên chỉ có Bí thư và Phó bí thư thì không tạo thành chi ủy. Nhiệm vụ lãnh đạo chi bộ được giao cho bí thư và phó bí thư.

Căn cứ tại điểm 2 điều 24 Điều lệ Đảng thì Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí" 

Nhiệm vụ của chi ủy bao gồm các nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất: chi ủy lãnh đạo việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị của cấp trên. 

Chi ủy có nhiệm vụ lãnh đạo việc chấp hành và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên. Cụ thể đó là tổ chức cho chi bộ nghiên cứu, quán triệt nắm vững nội dung các nghị quyết chỉ thị của cấp trên, trực tiếp là của đảng ủy cơ sở, đặc biệt là những nghị quyết chỉ thị của cấp trên và điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị mình, bí thư chi bộ cùng tập thể chi ủy xây dựng dự thảo, chương trình hành động của đơn vị và tổ chức hội nghị chi bộ thảo luận để thực hiện. 

Trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trên hoặc gặp phải vướng mắc, chi ủy có trách nhiệm tập hợp ý kiến của cán bộ, đảng viên và quần chúng, kịp thời phán ánh lên cấp trên và đề xuất phương hướng giải quyết. 

Chi ủy sẽ chịu sự kiểm tra, giám sát về mọi mặt của cấp trên, đặc biệt là trong việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Bên cạnh đó thì chi ủy phải thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với cấp ủy trên trực tiếp thông qua việc báo cáo tình hình hoạt động của chi bộ và xin ý kiến của lãnh đạo

Chi ủy có trách nhiệm phản ảnh những ý kiến của đảng viên và quần chúng đối với các chủ trương, biện pháp lãnh đạo của cấp trên. Từ đó sử đổi điều chỉnh những chủ trương chính sách sao cho phù hợp với cơ sở, kể cả phương thức và phong cách lãnh đạo của cấp trên đối với cơ sở. 

Thứ hai là chi ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Bao gồm những nhiệm vụ như sau: 

- Nắm vững những nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và thực hiện đúng quy chế và mối quan hệ giữa chi bộ và chi ủy

- Tổ chức sinh hoạt chi bộ và thực hiện công tác hướng dẫn cho đảng viên nghiên cứu, quán  triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước

Bên cạnh có chi ủy thường xuyên kiểm tra việc chấp hành nghị quyết của chi bộ đảng viên; Kiểm tra hoạt động của chính quyền, tổ chức, đoàn thể cùng cấp trong việc thực hiện nghị quyết của chi bộ. Nắm bắt kịp thời những lệch lạc, điều chỉnh bổ sung những thiếu sót. 

Thứ ba là chi ủy lãnh đạo công tác xây dựng chi bộ, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi ủy, chi bộ. Đây là hoạt động nhằm thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục, nâng cao năng lực lãnhd dạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên

Thứ tư là chi ủy sẽ tiến hành lãnh đạo việc chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là một yêu cầu thường xuyên và cấp thiết trong công tác xây dựng đảng . Chi ủy luôn coi trọng công tác giáo dục, giúp mỗi đảng viên không ngường nâng cao trình độ chính trị, nắm vững đường lối, chủ trương của đảng và chính sách pháp luật của nhà nước. 

Thứ năm là chi ủy lãnh đạo các đoàn thể ở cơ sở. Chi ủy có trách nhiệm là chăm lo xây dựng các đoàn thể nhưng không làm thay công việc của đoàn thể. Chi ủy khuyến khích, tạo điều kiện để các đoàn thể tích cực vận động đoàn viên, hội viên thi đua phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần. 

 

2. Chi ủy và chi bộ khác nhau như thế nào? 

Đảng ta khẳng định rằng tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là cấu nối trực tiếp giữa Đảng với dân, có vị trí quan trọng trong hệ thống tổ chức Đảng. Toàn Đảng phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức mạnh chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; bảo đảm sự lãnh đạo của đảng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. 

Chi bộ là tế bào của đảng là nơi trực tiếp đưa đường lối chính sách của đảng đến với quần chúng, nhằm tuyên truyền, vận động, tập hợp giáo dục, thuyết phục quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Hồ Chí Minh từng khẳng đinh " chi bộ là gốc rễ của Đảng" " là đồn lũy chiến đấy của Đảng ở trong quần chúng" " là cầu nối giữa đảng và quần chúng" " chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh" " chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt" "Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do đảng viên đều tốt"

Còn chi ủy là cơ quan lãnh đạo của chi bộ giữa hai kì đại hội do đại hội bầu ra hoặc do cấp trên chỉ định. 

Chúng ta có thể biết rằng trước khi sinh hoạt chi bộ, chi ủy phải họp để chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ. Như vậy thì dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh đi kèm như là nếu mà chi ủy không họp trước để chuẩn bị nội dung thì chi bộ sẽ không tổ chức được sinh hoạt theo chuyên đề, mặc dù đã có hưỡng dẫn của cấp ủy cấp trên. Cũng có thể là đôi khi chi ủy chuẩn bị nội dung sinh hoạt còn sơ sài, dẫn đến chất lượng của buổi sinh hoạt chi bộ không được đạt kết quả tốt như mong đợi. Do đó ta có thể thấy rằng chi ủy là cơ quan lãnh đạo của chi bộ, và chi bộ phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuẩn bị cũng như làm việc của chi ủy. Chi ủy chính là người đưa ra nội dung để chi bộ tiến hành sinh hoạt. 

Chi ủy phải thực hiện công tác xây dựng chi bộ, và thực hiện các nhiệm vụ như là hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành nghị quyết của chi bộ. 

Kết luận: Chi ủy là cơ quan lãnh đạo của chi bộ, và có những nhiệm vụ liên quan đến xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra các công tác hoạt động của chi bộ, sao cho hoạt động của chi bộ được thực hiện đúng theo quy định. Bởi vậy mà chi ủy là cơ quan lãnh đạo của chi bộ, nhiệm vụ của chi ủy được thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa chi ủy và chi bộ. Chi bộ phải thực hiện và tuân theo những hướng dẫn của chi ủy. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến chi ủy và sự khác nhau giữa chi ủy và chi bộ. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu và chi bộ và chi ủy và về công tác xây dựng đảng.

Nếu các bạn có những vấn đề gì thắc mắc liên quan đến nhiệm vụ quyền hạn của đảng viên hay là những vấn đề pháp lý khác thì bạn có thể tiến hành liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài 19006162 để được tư vấn hướng dẫn một cách cụ thể. Hoặc là đến trực tiếp tại văn phòng để được hỗ trợ. Hi vọng rằng chúng tôi đã đem lại cho các bạn những trải nghiệm pháp lý tốt nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi .